Tre Việt - Ngày 12/07, Mạc Văn Trang có bài “khắc nhập, khắc tách” đăng bài trên Facebook Việt Tân bày tỏ quan điểm về việc cải cách các đơn vị hành chính ở Việt Nam. Trang cho rằng Đảng, Nhà nước ta từng có sai lầm về việc tách các tỉnh, huyện, xã; nay lại nhập lại là nối tiếp sai lầm; phê phán Bộ trưởng Bộ Nội vụ có những “phát biểu tâm thần” về vấn đề này. Quan điểm cá nhân đó thể hiện Trang không hiểu gì về tổ chức bộ máy hành chính và quản trị xã hội, thế mà lại “nói càn”.
Để tổ chức được một bộ máy hành
chính phù hợp thì cần nghiên cứu, cân đối rất nhiều yếu tố về văn hóa, xã hội.
Nhưng cốt lõi vẫn là 02 nội dung là: tầm hạn quản trị và đối tượng quản trị. Đối
tượng quản trị rất đa dạng, phong phú như: con người; tổ chức; diện tích đất, rừng;
vật nuôi; mỏ, khoáng sản; hoạt động du lịch; các công ty, doanh nghiêp, v.v. Tầm
hạn quản trị là khả năng mà nhà quản trị hoặc tổ chức có thể kiểm soát được số
lượng đối tượng quản trị, như: số lượng người; số lượng hàng hóa; số lượng cây
trồng, vật nuôi; chất lượng các quy trình hoạt động, v.v. Nó phụ thuộc vào: kết
cấu bộ máy; trình độ, năng lực của cán bộ; cơ chế vận hành; độ tối ưu các giải
pháp, quy trình thực hiện; văn hóa công sở; cơ sở vật chất hạ tầng và các công
cụ hỗ trợ. Trước đây, sau khi thống nhất đất nước, cấp ủy, chính quyền các cấp
quản lý đơn vị hành chính quá rộng, trong khi giao thông rất khó khăn, thiếu
phương tiện cơ giới nghiêm trọng, hệ thống quy chế, quy định lỏng lẻo, mẫu biểu
hành chính không thống nhất, cán bộ chưa được đào tạo cơ bản, văn hóa vùng miền
còn nặng nề,... nên công tác quản lý gặp muôn vàn khó khăn. Các chính sách của
Nhà nước chậm đến với dân chúng, hoặc đến được nhưng “đầu voi, đuôi chuột”. Do
đó, Đảng, Nhà nước chia nhỏ các đơn vị hành chính để nâng cao hiệu quả, hiệu lực
quản lý là bước đi phù hợp. Tuy có xáo trộn nhưng được nhiều hơn mất. Ngày nay,
khi internet, điện thoại di động, mạng viễn thông kết nối đầy đủ; đường cao tốc,
giao thông liên hoàn thông suốt; cán bộ được đào tạo trình độ cao, có tâm, có tầm,...
thì tầm hạn quản trị, năng lực làm việc nâng lên rõ rệt. Việc sáp nhập các đơn
vị hành chính để tăng cường số, chất lượng đối tượng quản trị; giảm bộ máy hành
chính; giảm chi cho ngân sách quốc gia là việc làm đúng xu hướng chung của thế
giới.
Cũng trong bài, Trang hiến kế
là: không cần sáp nhập mà chỉ giảm bớt cán bộ trong tổ chức là được. Đây là câu
chuyện “nực cười”, vì để đạt hiệu quả thì cần lao động chuyên môn hóa; một bộ
máy tổ chức cần tối thiểu bao nhiêu nhân sự đã được khoa học quản lý tính toán
kỹ, không thừa, chẳng thiếu. Nếu bớt đi thì khác gì “voi đi 3 chân, xe đạp còn
1 bánh”. Lúc đó, cán bộ đào tạo một ngành phải làm việc của nhiều ngành, lấy
đâu ra chất lượng? Còn công sở cũ thì sau khi nhập các đơn vị hành chính vẫn sử
dụng bình thường cho các hoạt động công ích, xã hội, không có nơi nào bỏ thì chẳng
có sự lãng phí, tốn kém ở đây. Như vậy, có thể nói với dụng ý xấu, bằng tư duy ấu
trĩ, Mạc Văn Trang ngày càng lòi đuôi cáo, trường mặt để thiên hạ rõ./.
0 comments:
Post a Comment