Tre Việt - Thực hiện Chương trình kỳ họp thứ tư, Quốc hội (khóa XV), chiều ngày 09/11, Quốc hội họp phiên toàn thể, tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Lợi dụng việc này, ngày 10/11, trang facebook Đài Á Châu Tự Do (RFA), đăng bài: “Luật Phòng vệ dân sự: cần hay không”; trong đó, trích dẫn nội dung phát biểu của một số nhà “dân chủ”, bất đồng chính kiến để xuyên tạc việc Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Họ cho rằng: “Ưu tư của nhà cầm quyền Việt Nam là vấn đề người bất đồng chính kiến, lo sợ người dân nổi loạn phản kháng… cho nên họ cần có những quy định để thực hiện việc tăng đàn áp”.
Đây là luận điệu rất nố bịch, xuyên tạc
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi Quốc hội
thảo luận, xây dựng và thống nhất ban hành Luật Phòng thủ dân sự, gây hoài nghi
trong các tầng lớp nhân dân đối với sự lãnh đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước.
Cần khẳng định rõ: việc xây dựng, ban
hành và triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự là hết sức cần thiết. Bởi :
Thứ
nhất,
việc xây dựng, ban hành Luật Phòng thủ dân sự là để thể chế hóa đường lối,
quan điểm của Đảng tại các nghị quyết, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện pháp luật
về phòng thủ dân sự, như: Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 22/9/2008 của Bộ Chính
trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết số 22-NQ/TW,
ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và
những năm tiếp theo đã chỉ rõ: “khẩn
trương xây dựng Luật Phòng thủ dân sự; rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ phòng
thủ dân sự trong tình hình mới”, v.v.
Thứ
hai,
Hiến pháp (năm 2013), quy định: “Bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”; và “Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy
đủ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh”. Trong khi đó, phòng thủ dân sự là một nội
dung của nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Luật Quốc phòng (năm
2018) quy định: “phòng thủ dân sự là bộ
phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh,
phòng, chống, khắc phục hậu quả, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ
nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, các nội dung
liên quan đến phòng thủ dân sự lại đang được quy định ở nhiều văn bản luật và
văn bản dưới luật khác nhau, gây nên những khó khăn trong việc quản lý, điều
hành của lực lượng chức năng khi xảy ra các vấn đề liên quan đến phòng thủ dân
sự. Mặt khác, các quy định về phòng thủ dân sự liên quan đến quyền con người,
quyền công dân cần phải được quy định bằng văn bản luật để bảo đảm nguyên tắc
hiến định: “Quyền con người, quyền công
dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì
lý do quốc phòng an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng”. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Hiến
pháp (năm 2013), tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam về phòng thủ
dân sự, cần được thể chế hóa thành pháp luật.
Thứ
ba, những
năm qua cho thấy các thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh diễn biến hết sức phức
tạp, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở nước ta đặt ra yêu cầu
ngày càng cao đối với công tác phòng thủ dân sự; công tác phòng thủ dân sự đã
góp phần to lớn vào việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, tạo
môi trường ổn định phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành
chưa quy định rõ các biện pháp ứng phó theo cấp độ phòng thủ dân sự, chưa bao
quát hết các lĩnh vực, dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện, việc ứng
phó với các sự việc trên đôi khi còn lúng túng, chưa kịp thời. Vì vậy đòi hỏi
phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho phòng, chống,
khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố,
thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc
dân, bảo đảm an ninh, an toàn cho đất nước. Nếu làm tốt công tác phòng thủ
dân sự sẽ là một nhân tố quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội; đồng thời, cũng là động lực để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Từ những lý do trên, qua thảo luận, các
đại biểu Quốc hội đã bày tỏ thống nhất cao với các nội dung của dự thảo Luật;
cho rằng việc xây dựng và triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự trong tình
hình hiện nay là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Không
có chuyện Quốc hội xây dựng và triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự là “Ưu tư của nhà cầm quyền Việt Nam là vấn đề
người bất đồng chính kiến, lo sợ người dân nổi loạn phản kháng… cho nên họ cần
có những quy định để thực hiện việc tăng đàn áp” như RFA rêu rao. Luận điệu
xuyên tạc nố bịch này cần đấu tranh, bác bỏ./.