May 26, 2015

ĐỪNG ĂNG ẲNG NỮA

           Tre Việt - Ngày 22-5-2015, trên VOA tiếng Việt có bài: “Tổng thư ký Liên hợp quốc phải thúc đẩy nhân quyền Việt Nam, của Trà My. Bài viết cho biết, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào ngày 22 và 23-5-2015, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam cho rằng, “Tổng thư ký Ban nên nhân chuyến thăm lần này nêu vấn đề nhân quyền với các nhân vật cao cấp nhất trong Chính phủ Việt Nam. Trong vô số rất nhiều vấn đề nhân quyền của Việt Nam, chí ít ông Ban nên đề cập tới ba ưu tiên chính là yêu cầu Hà Nội hủy bỏ các điều luật mượn danh an ninh quốc gia để đàn áp nhân quyền, phóng thích tù nhân lương tâm, và yêu cầu nhà nước Việt Nam chấm dứt các hành động sách nhiễu, hành hung, trấn áp những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền” (!)
          “Trong vô số rất nhiều vấn đề nhân quyền của Việt Nam” mà họ đề cập đã bị chính trả lời phóng vấn của phóng viên trước chuyến thăm của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moom sau đây là cái vả vào miệng những kẻ đơm đặt. Trước chuyến thăm, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã trả lời phỏng vấn về mục đích chuyến thăm cũng như khuyến nghị trong giai đoạn chuyển đổi sang các Mục tiêu phát triển bền vững sau 2015 ở Việt Nam. Khi được phóng viên phỏng vấn: Việt Nam là một trong những quốc gia đã thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Ông có khuyến nghị gì đối với Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi sang các Mục tiêu phát triển bền vững sau 2015?
         
Tổng Thư ký Ban Ki-moon: Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và đã hoàn thành phần lớn các mục tiêu đó, chẳng hạn như: giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói; cải thiện tiếp cận của người dân với nước và vệ sinh; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và bình đẳng giới trong giáo dục. Tôi rất vui mừng trước quyết tâm và thành tựu của Việt Nam, đặc biệt là qua việc xây dựng các mục tiêu phát triển quốc gia đã giúp Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một nước có thu nhập trung bình trong những thập kỷ gần đây.
          Tuy nhiên, Ông cũng cho rằng, hướng tới tương lai sau năm 2015, Việt Nam cần bảo đảm đạt được những tiến bộ tương tự ở tất cả các nhóm dân cư, kể cả các cộng đồng dân tộc thiểu số và người dân sống gần ngưỡng nghèo. Việt Nam cần đảm bảo sao cho không ai bị rơi lại vào tình trạng nghèo cùng cực do bị ảnh hưởng bởi những thảm họa thiên tai hoặc kinh tế. Đó cũng là những vấn đề mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang quyết tâm thực hiện. Song, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moom nhấn mạnh: “Tôi tin rằng kỷ nguyên sau 2015 sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam và giúp đất nước các bạn vượt qua những thách thức còn tồn tại để đạt được phát triển bền vững cho tất cả mọi người”. Thiết nghĩ những đánh giá khách quan, khái quát trên của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bác bỏ những tiếng nói lạc lõng cho rằng Việt Nam “còn vô số các vấn đề về nhân quyền”.
           Họ đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc “yêu cầu Việt Nam hủy bỏ các điều luật mượn danh an ninh quốc gia để đàn áp nhân quyền”, là một đề nghị phi lý. Là một đất nước độc lập, có đầy đủ chủ quyền, Việt Nam phải có hệ thống luật pháp riêng phù hợp với luật pháp quốc tế và đặc điểm, văn hóa, truyền thống mình. Thật vậy, trong “Tuyên bố Viên và Chương trình hành động”, cộng đồng quốc tế khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc và khu vực về lịch sử, văn hóa và tôn giáo…”[1]. Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, cũng quy định: “1: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can thiệp; 2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận…”, khoản 3 mục 2 Điều 19 quy định nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, trong khi thực hiện các quyền này phải chịu một số hạn chế nhất định… để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Như vậy, họ yêu cầu Việt Nam hủy bỏ cái gọi là “điều luật mượn danh an ninh quốc gia để đàn áp nhân quyền” là yêu cầu không căn cứ, không theo luật pháp quốc tế nên không thể chấp nhận.
             Họ yêu cầu Việt Nam “phóng thích tù nhân lương tâm” (!), Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, ở đất nước này không có “tù nhân lương tâm”, chỉ có những người vi phạm pháp luật thì bị trừng trị theo quy định của luật pháp. Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nên pháp luật phải được thượng tôn, không có ai đứng trên pháp luật, ngoài pháp luật. Bất cứ ai, là công dân Việt Nam vi phạm pháp luật đều phải xử phạt bình đẳng trước luật pháp. Những người theo đạo vi phạm pháp luật, những người mượn danh tự do ngôn luận vi phạm pháp luật đều phải xử phạt theo luật pháp. Họ không thể đứng trên pháp luật, ngoài pháp luật. Vậy nên, hỡi các người, đừng có ăng ẳng mãi mà chán tai lắm rồi!
          Họ cho rằng, “tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng thông qua Dự thảo Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng với nội dung tăng cường siết chặt kiểm soát sinh hoạt của các cộng đồng tôn giáo” (!) Hiến pháp Việt Nam, được Quốc hội thông qua ngày 28-11-2013 có một chương về “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Ðiều 24 của Hiến pháp 2013 khẳng định mọi người sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, không như Hiến pháp 1992 chỉ giới hạn đối với công dân Việt Nam. Ðiều này cũng được cho là thể hiện một thái độ tích cực hơn đối với tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện một bước tiến trong việc xây dựng cơ sở pháp lý cho các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Ðiều 38 của Pháp lệnh cũng quy định các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia sẽ có giá trị cao hơn các quy định của Pháp lệnh trong trường hợp mâu thuẫn. Nghị định 92 cụ thể hóa việc thực hiện Pháp lệnh được thông qua ngày 8-11-2012, tiếp tục quy định chi tiết hơn các biện pháp thực hiện Pháp lệnh. Một số đại diện các cơ quan Chính phủ cũng thể hiện sẵn sàng xem xét một số sửa đổi thực chất đối với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay trong tiến trình chuẩn bị xây dựng dự án luật tôn giáo. Việt Nam đang xây dựng và dự kiến sẽ thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vào năm 2016. Xuất phát từ quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của con người, nên Nhà nước Việt Nam chủ trương nhất quán là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam cũng coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng. Ðiều này được thể hiện trong Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (1946 - trước cả khi Tuyên ngôn Nhân quyền 1948 đề cập), được phản ánh xuyên suốt đến Hiến pháp 2013, cũng như các văn bản pháp luật liên quan khác, v.v. Vậy nên, lo ngại “tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng” quả là “lo bò trắng răng”./.



[1] - Viện nghiên cứu quyền con người - Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, H. 2002,  tr 44.

May 25, 2015

Phá hoại


Con ơi bố cũng lạy mày
Mày dùng như thế bố đây hết nhờ
Bao năm bố chỉ dám sờ
Dám xoa, dám nắn, mà giờ mày xơi
Kiểu gì vừa cắn vừa lôi
Như này hỏng hết đồ chơi con à
Bố xin mày đấy nhả ra
Để cho nguyên vẹn cả nhà dùng chung...
************

P/s: Ảnh chôm từ Nét, Nhời thơ chôm từ Nhà Đùa

TRUNG QUỐC DỪNG NGAY CÁC HÀNH ĐỘNG PHI PHÁP Ở BIỂN ĐÔNG

Tre Việt - Thế giới đã và đang chứng kiến Trung Quốc ngang ngược tăng cường các hoạt động phi pháp trên Biển Đông, trong đó có hai qun đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Họ xâm chiếm Hoàng Sa, tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, biến một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) thành đảo nổi, đơn phương đưa ra cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, v.v. Những hành động đó của Trung Quốc là phi pháp coi thường luật pháp và công luận quốc tế.
Thực tế cho thấy, Trung Quốc luôn tìm mọi cách để hợp thức hóa cái gọi là “đường lưỡi bò” và “chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Họ đã sử dụng vũ lực để đánh chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa  và  một số thực thể phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Họ ngang nhiên từng bước biến Hoàng Sa thành “quận, huyện”, xây dựng các căn cứ kinh tế, quân sự, hậu cần, kỹ thuật; tiến hành biến một số bãi đá, bãi cạn ở Trường Sa thành đảo nổi. Từ những căn cứ này, họ âm mưu tiến hành xâm lược ra toàn bộ Biển Đông.
Những việc làm của Trung Quốc nói trên là đi ngược lại các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Nhưng với bản chất “vừa ăn cướp, vừa la làng”, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách thanh minh, biện bạch rằng, họ có quyền làm như vậy vì đây là “nhà”, là “vườn” của họ; các nước khác cũng đang xây đảo trên Trường Sa(!) Đây là những lập luận ngụy biện! Bởi quần đảo Hoàng Sa và phần lớn quần đảo Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu 02 quần đảo này từ khi còn vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, rõ ràng, liên tục và hòa bình; phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế hiện hành. Việt Nam có đầy đủ các căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý đề chứng minh và bảo vệ cho chân lý này. Nhiều học giả quốc tế, thậm chí cả học giả Trung Quốc cũng đã chỉ rõ cơ sở lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phê phán, bác bỏ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải là “nhà”, là “vườn” của họ. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đoạt “nhà, vườn” của Việt Nam - đó là thực tế không thể chối cãi được. Việc chiếm đóng và tiến hành xây dựng trên các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn phi pháp, vi phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam, làm mất an ninh đường hàng không, hàng hải quốc tế qua Biển Đông.
Dư luận quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới đã thấy rõ sự nguy hiểm và phi pháp của Trung Quốc, nhất là hành động đã và đang bồi đắp, xây cất biến những bãi đá thành đảo nổi có các đường băng sân bay, các công trình quân sự, các khu dịch vụ kinh tế, kỹ thuật, hậu cần. Đây là mối hiểm họa hiện hữu, hội đủ các điều kiện để trước mắt là khống chế và cản trở việc thông thương qua lại của tàu thuyền, máy bay các nước hoạt động qua Biển Đông; sớm khống chế toàn diện, tiến tới độc chiếm Biển Đông theo đúng kịch bản mà Trung Quốc đã ôm ấp từ lâu. Vì thế dư luận quốc tế cực lực lên án những hành động của Trung Quốc. Nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng, tình hình Biển Đông nóng lên là bởi những hành động phi pháp của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Trung Quốc hành xử văn minh, theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của các nước có liên quan đến Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Nhân đây, chúng ta cùng nói thêm về đảo, đảo nhân đạo trong luật pháp quốc tế. Theo Điều 121 về Chế độ các đảo của UNCLOS 1982 - văn kiện được coi là Hiến chương của thế giới về đại dương - đảo là một vùng đất hình thành tự nhiên, có nước bao bọc, khi thủy triều lên vẫn nổi trên mặt nước. Các bãi đá, đảo đá không thể duy trì sự sống con người hay đời sống kinh tế thì không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Như vậy, một hòn đảo phải hình thành tự nhiên và vẫn nổi trên mặt nước khi thủy triều dâng, có thể duy trì sự sống con người với đời sống kinh tế riêng thì mới đem lại nhiều ý nghĩa cho bên tuyên bố chủ quyền. Hiện nay, chưa có văn bản luật quốc tế nào định nghĩa về đảo nhân tạo, kể cả UNCLOS 1982 hay Công ước Thềm lục địa 1958. Tuy nhiên, giới học giả luật pháp quốc tế chấp nhận một định nghĩa là: Đảo nhân tạo là một nền tảng cố định vĩnh viễn hoặc tạm thời do con người tạo nên bằng cách đặt, đổ lên các vật chất tự nhiên như sỏi, cát và đá, bao quanh là nước và nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Mặc dù không định nghĩa về đảo nhân tạo, nhưng UNCLOS 1982 lại quy định: Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, quốc gia ven biển có quyền xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, áp dụng quyền tài phán đặc biệt, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư. Nhưng, theo Điểm 8, Điều 60, UNCLOS 1982: Các đảo nhân tạo không được hưởng quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Như vậy, quốc gia ven biển không thể “nhờ” đảo nhân tạo mà “nới” thêm chủ quyền. Việc Trung Quốc bồi đắp xây đảo nhân tạo ở Trường Sa trên các bãi đá: Gạc Ma, Subi, Gaven, Châu Viên, Tư Nghĩa, Vành Khăn,… là hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế này sẽ không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc hãy dừng ngay các hành động phi pháp ở Biển Đông. Những hành động đó đã và đang làm tổn hại đến tình hình an ninh hàng không, hàng hải quốc tế trên Biển Đông và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Cứ cố tình hành động, Trung Quốc chỉ làm xấu đi hình ảnh của mình trong con mắt của bạn bè quốc tế, mà còn bị dư luận thế giới lên án và nhất định bị thất bại! Tham thì thâm xưa nay là thế mà!

May 17, 2015

Trò hề!

Tre Việt - Vừa qua, tại Trụ sở Quốc hội Mỹ diễn ra một trò hề gọi là Lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam. Gọi là trò hề, bởi nó không chính danh, bởi buổi lễ này không phải do Quốc hội, Chính phủ Mỹ tổ chức; không có đại biểu nhân dân Mỹ, nhân dân Việt Nam cũng như chính phủ của hai nước, đặc biệt là đại biểu của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, mà chỉ có những người tự xưng là “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh cho dân chủ”, thực chất là những kẻ chống cộng, chống Nhà nước Việt Nam! Có thể điểm mặt một số kẻ điển hình, như: Libby Liu - Tổng giám đốc Đài Châu Á tự do (RFA) - kẻ chuyên đăng tải những bài viết có nội dung xuyên tạc, bôi xấu tình hình nhân quyền ở Việt Nam; Nguyễn Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Lê Công Định,… những kẻ tự xưng là “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh cho dân chủ”, thường xuyên chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt. Cùng với đó là một số “dân biểu”, Thượng nghị sĩ, nhân viên của Mỹ có tư tưởng chống cộng, kỳ thị chế độ XHCN ở Việt Nam, như: Tim Kaine (Thượng nghị sĩ), Barbara Comstock (Dân biểu),… và những “đồng bạn (bọn)” ở Trung Quốc, Myanmar, Tây Tạng, Mông Cổ. Nội dung chủ yếu của buổi lễ là “sơ kết” những “thành tích” bán nước, hại dân của những kẻ lưu vong, phản bội lại dân tộc Việt Nam; đồng thời, kêu gọi “cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ, đứng lên, đoàn kết đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”(!). Đúng là một trò hề! Bởi nhìn vào những cái tên có nhiều “thành tích” chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam, bị pháp luật trừng trị, giờ đây tị nạn ở Mỹ, họ chẳng thể làm gì để kiếm sống, phải “ngựa quen đường cũ” tiếp tay cho những kẻ ngoại bang có thâm thù với nhân dân và dân tộc Việt Nam để chống phá sự bình yên trong cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
          Gọi là trò hề, bởi, tại buổi lễ này, họ trơ tráo cho rằng, “Hiện nay, vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trở nên tồi tệ dưới rất nhiều hình thức, rất thách thức cho một số tổ chức báo chí ở Việt Nam”. Đồng thời, vu cáo Chính phủ Việt Nam “bóp nghẹt” tự do ngôn luận, tự do báo chí, hạn chế, ngăn cấm sử dụng mạng in-tơ-nét và tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho “tình trạng nhân quyền nghèo nàn ở Việt Nam”(!) Những phát biểu trên là sự vu cáo trắng trợn tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhằm chống phá chế độ Việt Nam! Nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, cũng như cộng đồng quốc tế nhận rõ “mặt thật” của chúng và kiên quyết lên án, bác bỏ.
Thực tế cho thấy, nhân quyền ở Việt Nam luôn được đảm bảo ngày càng tốt hơn. Quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam là do nhân dân Việt Nam đã đoàn kết, anh dũng đứng lên, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để đánh đuổi bọn thực dân, đế quốc tự giành lấy cho mình. Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, quy định và bảo vệ các quyền về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, tín ngưỡng,… của người dân. Việt Nam đã tham gia, thực hiện có hiệu quả các luật quốc tế, các chương trình, mục tiêu về việc bảo đảm, phát triển quyền con người của Liên hợp quốc, cũng như những tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới. Việt Nam có quan hệ bình đẳng, hợp tác vì lợi ích dân tộc và sự phát triển, hòa bình trên thế giới với hầu hết các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, khu vực; là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, v.v. Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam luôn đạt gần 7%/năm. Hiện nay, Việt Nam có thu nhập bình quân khoảng 2.200 đôla/người/năm, từ một nước nghèo Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình; từ một nước bị các thế lực thực dân, đế quốc bao vây, cấm vận, Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư của các vùng lãnh thổ và tổ chức kinh tế trên thế giới, v.v.
Cùng với đó, hoạt động báo chí, in-tơ-nét, blog ở Việt Nam luôn diễn ra hết sức sôi động, phong phú, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở Việt Nam, báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của cá nhân. Mọi người đều có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí. Thời gian qua, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng (các cơ quan báo chí), chất lượng và loại hình. Cả nước hiện nay, về báo in, có 845 cơ quan, trong đó có 199 cơ quan báo chí (tăng 07 cơ quan so với năm 2013), 646 tạp chí, 01 hãng thông tấn quốc gia; về báo điện tử, có 98 báo, tạp chí điện tử; về phát thanh, truyền hình, có 67 đài; có 05 cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam mở cơ quan thường trú ở nước ngoài. Tại Việt Nam hiện có 30 văn phòng báo chí nước ngoài với 35 phóng viên đăng ký thường trú. Trung bình hằng năm, có khoảng 230 đoàn với hơn 1.000 phóng viên nước ngoài vào nước ta tác nghiệp.   
Ngày nay, người dân Việt Nam “đã được tiếp cận với 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có những kênh được phát rộng rãi trên thế giới, như: CNN, BBC, Bloomberg, TV5, DW, NHK, KBS, Australia Network, v.v. Tất cả các hãng thông tấn và báo chí lớn của thế giới đều đến với người dân Việt Nam thông qua mạng in-tơ-nét, như: Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN, Kyodo, Economist, Financial Times, v.v.”[1]. Khoan hãy bàn nội dung thông tin của những “kênh” này, nhưng rõ ràng là điều đó thể hiện rõ sự tôn trọng quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin đối với người dân của Đảng và Nhà nước ta.
Nhà báo Việt Nam được chính quyền và mọi người dân giúp đỡ, khuyến khích hoạt động tự do, sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Hiện nay, Nhà báo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ hành nghề, còn blogger viết ý kiến cá nhân, họ không phải là nhà báo. Phần lớn blogger chuyên viết nhật ký mạng, tác phẩm của họ là các bài viết về văn học, nghệ thuật, cảm nghĩ, nêu thái độ cá nhân về cuộc sống hiện tại trong công việc mà họ thích. Tuy nhiên, cũng có blogger lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để phát tán những bài viết có nội dung xấu, độc; thậm chí có kẻ còn đang tâm “rước voi dày mả tổ”, xuyên tạc, bôi nhọ tình hình nhân quyền Việt Nam, thực chất là chống lại sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Những hành động của chúng đều bị xử lý đích đáng theo quy định của pháp luật.
Đó là những thực tế mà không thế lực nào bác bỏ được. Hành động của những kẻ tổ chức lễ Ngày Nhân quyền Việt Nam ở Mỹ chỉ là trò hề, của những con rối, nhất định sẽ bị nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế lên án, bác bỏ./.


[1] - Theo “Báo cáo Quốc gia về thực hiện Quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ II”, Cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

May 15, 2015

Đúng là “Vừa ăn cướp vừa la làng”

          Tre Việt - Thời gian qua tình hình Biển Đông có diễn biến ngày càng phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu là do những hành động “vừa ăn cướp vừa la làng” của nhà cầm quyền Trung Quốc. Họ luôn coi Biển Đông là “ao nhà” của mình muốn làm gì thì làm, bất chấp luật pháp quốc tế, sự phản đối của dư luận quốc tế và những nước có liên quan.
Quần đảo Hoàng Sa và phần lớn Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là điều không thể bác bỏ. Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử, pháp lý để chứng minh rõ điều đó. Thế nhưng, năm 1994, nhà cầm quyền Trung Quốc đã ngang nhiên ra cái gọi là “nghị quyết” thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó, họ đã sử dụng quân đội, dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (năm 1974) và một phần quần đảo Trường Sa trong đó có những đảo của Việt Nam. Từ đó, mặc cho sự phản đối kịch liệt của Việt Nam và dư luận quốc tế, họ từng bước đẩy mạnh xây dựng cơ sở chính trị, văn hóa, du lịch, quân sự,… nhằm biến quần đảo này thành địa bàn để tiến hành vũ trang xâm lược ra toàn Biển Đông, phục vụ cho cái gọi là chiến lược “đường lười bò”, mở rộng biên giới biển của mình. Đầu năm 1988, một lần nữa, nhà cầm quyền Trung quốc lại đưa quân đến xâm chiếm các bãi đá: Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Xu Bi của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa. Tháng 5-2014, nhà cầm quyền Trung Quốc lại ngang ngược đưa Giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa Việt Nam, khoan thăm dò dầu khí, v.v. Gần đây, nhà cầm quyền Trung Quốc liên tiếp có những hành động bồi đắp, xây dựng các bãi đá đã lấn chiếm trên quần đảo Trường Sa thành đảo nổi, có các cơ sở hậu cần, căn cứ quân sự. Những hành động trên đây của nhà cầm quyền Trung Quốc là hành động “ăn cướp”, xâm chiếm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và đã bị dư luận quốc tế, khu vực, trong đó có nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam cực lực phản đối. Chính phủ Việt Nam đã sử dụng các căn cứ lịch sử, pháp lý, các quy định của thông lệ quốc tế để liên tục đấu tranh đòi nhà cầm quyền Trung Quốc phải trả lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa cho Việt Nam, dừng ngay các hành động xâm chiếm, làm phức tạp tình hình Biển Đông. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của Chính phủ và nhân dân Việt Nam là chính nghĩa và nhất định thắng lợi.
Không chỉ tiến hành xâm chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam, nhà cầm quyền Trung Quốc còn đẩy mạnh tuyên truyền về cái gọi là “đường chữ U”, “đường lười bò”, “đường chín đoạn” để đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Họ liên tục ra những cái gọi là tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, vu cáo Việt Nam có hành động ngăn cản việc thực thi “chủ quyền” với các đảo và vùng biển của các lực lượng Trung Quốc. Đồng thời, vẽ ra những cứ liệu, tư liệu, lập thành văn bản ma để lưu hành trong Đại hội đồng Liên hợp quốc, chứng minh cái gọi là chủ quyển của họ đối với hầu hết Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng “bàn tay chẳng che nổi mặt trời”, hành động “vừa ăn cướp, vừa la làng” của nhà cầm quyền Trung quốc bị dư luận quốc tế cực lực lên án, bác bỏ. Chính phủ các nước lớn, như: Mỹ, Anh, Pháp, Nga,… đều “rất quan ngại” trước hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Tổ chức ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) đã ra tuyên bố về hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Có nước trong khu vực Đông Nam Á đã kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Không ít các học giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, trong đó có học giả, nhà nghiên cứu của Trung Quốc đã công bố những nghiên cứu khoa học chứng minh hành động phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông; trong đó, khẳng định, cái gọi là “đường lưỡi bò”,... là sản phẩm tưởng tưởng của những người mang cái “đầu bò”!
Để khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa, Chính phủ Việt Nam đã công bố hàng loạt những cứ liệu, tư liệu lịch sử, những căn cứ pháp lý từ luật pháp trong nước và quốc tế. Đồng thời, tích cực đẩy mạnh đấu tranh bằng chính trị, ngoại giao và dư luận quốc tế, dư luận của nhân dân trong nước và ở trong chính Trung Quốc, chỉ rõ hành động phi nghĩa, phi lý của nhà cầm quyền Trung Quốc. Ngày 08-5-2015, trước tuyên bố của Trung Quốc “tố cáo” Việt Nam “chiếm Biển Đông”, một lần nữa Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Hải Bình ra tuyên bố mạnh mẽ bác bỏ, lên án quan điểm và những hành động sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông và khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế”; đồng thời, nêu rõ “Một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động này, nghiêm túc tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); không có thêm các hành động gây phức tạp, mở rộng tranh chấp trên Biển Đông”.
          Ỷ thế nước lớn, hành động “vừa ăn cướp, vừa la làng” của nhà cầm quyền Trung Quốc đang bị thế giới vạch mặt và nhất định thất bại. 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH VỚI NHÂN DÂN

           Tre Việt - Ngày 11-5-2015, BBC tiếng Việt có bài về Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 11 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhận định, bình luận, suy diễn thiếu căn cứ, quy chụp và phản động. Đáng chú ý là, BBC trích dẫn trả lời phỏng vấn của tay “Tiến sĩ” Nguyễn Chí Dũng rằng: “Đối với nhiều người dân đánh giá Đảng Cộng sản chỉ là nhóm lợi ích mà thôi chứ không phải cái gì mang tính chất ý thức hệ như hồi xưa”. Đây thực sự là một sự vu khống, bịa đặt nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
          Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động nên về ý thức hệ không có gì thay đổi, vẫn là ý thức hệ của giai cấp công nhân. Song Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận có một bộ phận có lợi ích nhóm như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ ra. Toàn Đảng, toàn dân đang kiên quyết đấu tranh với tình trạng đó. Đó là những con sâu làm rầu nồi canh. Nhưng toàn Đảng, mọi hoạt động đều vì lợi ích và quyền lợi của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào khác là phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, Đảng luôn tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng đã xác định, trung thành với nhân dân, với dân tộc, với Tổ quốc. Đảng viên luôn luôn lấy việc phục vụ nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu, vì vậy mà Đảng được nhân dân yêu mến, tin tưởng gọi là “Đảng ta”.
          Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
          Thực tiễn cách mạng Việt Nam 85 năm qua đã chứng minh rằng, ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang. Đảng đã cùng toàn dân, toàn quân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ bền bỉ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển.
          Và đặc biệt, sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, lại bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã vượt lên phát triển kinh tế khá nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập quốc tế. Mức tăng trưởng GDP bình quân gần 07%/năm; thu nhập bình quân năm 2015 khoảng 2.200 đô la/người/năm, trở thành nước có thu nhập trung bình; đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 8% năm 2014. Đây là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, đổi mới tư duy lý luận, mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, sự năng động, sáng tạo, không quản ngại gian khổ vì sự phát triển của đất nước vì hạnh phúc nhân dân của đội ngũ đảng viên ở mọi lúc mọi nơi.
          Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhận thấy, với tư cách là Đảng cầm quyền, hoạt động trong môi trường phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, một bộ phận cán bộ, đảng viên còn biểu hiện tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân làm ảnh hưởng đến bản chất, uy tín của Đảng. Song, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiêm túc nhìn nhận và đề ra biện pháp khắc phục để xây dựng Đảng thực sự xứng đáng với niềm tin của nhân dân, và đã đạt được kết quả rất quan trọng.
          Dẫn giải mấy lời ngắn gọn để minh chứng rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mọi hoạt động của Đảng, của đảng viên đều vì độc lập - tự do - hạnh phúc của nhân dân, ngoài ra không có mục đích, lợi ích nào khác như BBC nói./.

May 13, 2015

VIỆT NAM CÓ ĐẦY ĐỦ CƠ CHẾ ĐỂ THỰC HIỆN DÂN CHỦ

Tre Việt - Ngày 11-5-2015, RFI có bài “Việt Nam cần một khung pháp lý cho tổ chức xã hội dân sự độc lập” của tác giả Anh Vũ. Nội dung bài viết cổ vũ cho hoạt động của cái gọi là “tổ chức xã hội dân sự độc lập”, kêu gọi Nhà nước Việt Nam thừa nhận và có khung pháp lý cho các “tổ chức” này hoạt động. Nhưng xin thưa, Việt Nam hiện nay có đủ điều kiện và cơ sở pháp lý để mọi người dân, mọi tổ chức, đoàn thể xã hội phát huy, thực hiện quyền làm chủ của mình, mà không cần đến cái gọi là “tổ chức xã hội dân sự” gì đó. Vì:
          Chế độ xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng với mục tiêu là xây dựng một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa “cao gấp triệu lần dân chủ tư sản”, như V.I. Lê-nin nói. Đó là một nền dân chủ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội có thể làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Đó là mục tiêu cao cả của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, là nhiệm vụ lịch sử mà Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đang thực hiện. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.
Điều 6 Hiến pháp năm 2013 đã quy định các cách thức, cụ thể là “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Nguyên tắc này được thể hiện nhất quán trong toàn bộ Hiến pháp, từ chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đến các thiết chế trong bộ máy nhà nước.
Dân chủ trực tiếp, là cách thức người dân trực tiếp thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình mà không phải thông qua bất kỳ cá nhân hay tổ chức đại diện nào. Hiến pháp năm 2013 quy định nhiều nội dung mà Nhân dân có thể thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, cụ thể như: Công dân có quyền biểu tình (Điều 25); Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân (Điều 27); Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28); Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29), v.v.
          Dân chủ đại diện, là cách thức Nhân dân thông qua các cơ quan đại biểu do mình bầu ra và trao quyền, như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước để thực hiện ý chí, nguyện vọng của mình. Cơ quan nhà nước được nhân dân ủy quyền không chỉ là các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp mà còn bao gồm cả các cơ quan trong hệ thống hành pháp và tư pháp; các cơ quan này thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành, quản lý xã hội và chịu sự giám sát của nhân dân. Tại Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, với quy định này đã nhấn mạnh vai trò của Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về Nhân dân và Nhân dân ủy thác quyền lực đó cho Quốc hội. Tại Điều 113 Hiến pháp 2013 quy định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương…”, với quy định này thì Nhân dân sẽ thông qua Hội đồng nhân dân để thực hiện quyền làm chủ của mình. Và các cơ quan này, được hình thành từ việc bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Còn đối với các cơ quan khác của Nhà nước do Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp lập ra, Nhân dân cũng đã gián tiếp ủy thác quyền lực và thông qua những cơ quan này, Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Không chỉ có thế, để phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân, ngày 18-02-1998, Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ, Chính phủ ban hành các nghị định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan doanh nghiệp nhà nước.
          Với hệ thống luật pháp, hình thức, cách thức đó, thì quyền dân chủ của các tầng lớp nhân dân ngày càng được phát huy đầy đủ, hiệu quả, nhân dân thực hiện tốt việc: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong mọi hoạt động ở địa phương, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, đơn vị hành chính, sự nghiệp, v.v. Qua đó, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển đất nước mà không cần phải có các “tổ chức xã hội dân sự” như RFI đề cập./. 

May 6, 2015

CẦN “TẨY NÃO” KẺ MANG LÒNG HẬN THÙ

Tre việt - Trong khi tại Thành phố mang tên Bác - Thành phố Hồ Chí Minh chúng ta long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng 30/4, thì ngược lại, một số rất ít người mang dòng máu đỏ, da vàng tập trung trước cửa Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ có một số hành vi, lời nói phản động, phản quốc. Chúng coi ngày 30/4 là ngày quốc hận. Đây là những người mang nặng tâm lý bại trận, có ý đồ chống phá Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chính trị ở Việt Nam. Vì Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy đi “quyền sinh, quyền sát, quyền ngồi mát ăn bát vàng,... và quyền bám gót dày Mỹ” của họ.
Bất chấp sự thật lịch sử, chúng đổi trắng thay đen, đổ lỗi cho Đảng Cộng sản Việt Nam không “khôn khéo, mềm mỏng hơn” trong quan hệ với Mỹ và cố tình quên rằng chính Mỹ, Diệm đã phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ; trong đó không chấp nhận Tổng tuyển cử dân chủ trên phạm vi cả nước nhằm thống nhất đất nước trong hòa bình. Nguyện vọng chính đáng đó của nhân dân ta đâu có thực hiện được?
Thay vào đó, bọn phản động tay sai đã “mời” quân viễn chinh Mỹ ồ ạt vào Nam Việt Nam để bảo vệ, giúp chúng xây dựng một chính quyền đi ngược lại lợi ích dân tộc và nguyện vọng của đồng bào. Sau hơn 20 năm, Mỹ, ngụy ra sức xây dựng, củng cố chính quyền hòng chia cắt lâu dài đất nước ta, nhưng chúng đã bị thất bại thảm hại. Vậy mà, có kẻ còn biện hộ cho rằng đây là cuộc “chiến tranh chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam nhưng do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kém cỏi nên đã thảm bại”. Có kẻ thì tung ra luận điệu “đây là cuộc nội chiến” - chiến tranh giữa những người Việt Nam - cuộc chiến giữa hai miền Nam - Bắc Việt Nam, v.v.
 Khỏi phải nói những luận điệu như thế là phi lý, phi lịch sử! Phải chăng những người này đã bị “tẩy não” nên không phân biệt được trắng đen, phải trái?
Vậy Tre Việt - xin trích dẫn một số nhận xét, đánh giá về cuộc chiến tranh này của giới chính trị, quân sự, học giả Mỹ.
Những người Mỹ tiến bộ phản đối chiến tranh xâm lược khi nghe tin Việt Nam đại thắng đã coi thắng lợi của nhân dân Việt Nam là “thắng lợi vô song của lòng yêu nước và trí tuệ con người”; trong đó có rất nhiều người đã tìm được câu trả lời cho “Sự thất bại cay đắng của Mỹ ở Việt Nam”.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Mắc Na-ma-ra đã thú nhận trong cuốn hồi ký (nhà xuất bản Random house (Mỹ) ra mắt tháng 4-1975) của mình, rằng: đây là “tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”, “chúng tôi (tức Chính phủ Mỹ - TG) đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp”. Đồng thời, Ông chỉ ra việc không nhận thức đúng đắn sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam được nhân lên gấp nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, v.v.
Trong cuốn Giải phẫu một cuộc chiến tranh của Giáo sư Sử học, Tiến sĩ Triết học Mỹ, Ga-bri-en Côn-cô đã chỉ ra nguyên nhân tạo nên sức mạnh đoàn kết của Dân tộc Việt Nam. Đó là: “Đường lối quần chúng và sự động viên của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tỏ ra là một phương pháp rất có hiệu quả…”. Ngoài tính chất ưu việt của chế độ xã hội chính trị - chế độ xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua việc tổ chức và tiến hành chiến tranh, huy động toàn dân, toàn lực để giành chiến thắng còn một yếu tố cực kỳ quan trọng là Quân đội nhân dân Việt Nam có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy luôn phát huy dân chủ, thân thiết đối với binh sĩ của mình như người cha, người anh, người bạn, v.v.
Tháng 11-2000, Tổng thống Mỹ B. Clin-tơn sang thăm chính thức Việt Nam đã nói: “Nhiều người ở Mỹ đã hiểu sai, lầm tưởng rằng họ sang chiến đấu để giúp người Việt Nam được tự do và tự quyết”, v.v.
Ngay trong Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30/4 năm nay tại thành phố Hồ Chí Minh nhiều tờ báo lớn của thế giới đưa tin đậm nét, như: AFP đưa hàng tít lớn kèm tường thuật: “Việt Nam đang kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh với một lễ duyệt binh,..”. Thông tin này còn được nhiều tờ báo lớn khác đăng tải lại, như: Aljazeera tại Trung Đông, Business Insider tại Mỹ, Inquirer của Philippines, Bưu điện Bangkok tại Thái Lan, SBS và Sky news tại Úc, v. v.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong hơn 30 năm đổi mới, đời sống của nhân dân được nâng cao, chủ quyền, lãnh thổ được giữ vững. Việt Nam đã có quan hệ với gần 200 quốc gia; trong đó Việt Nam - Hoa Kỳ đã trở thành đối tác toàn diện của nhau, mang lại nhiều lợi ích cho hai nước. Tới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến công du tới Mỹ theo lời mời của chính quyền B. Ô-ba-ma. Vậy mà, một số kẻ lưu vong trên đất Mỹ đã hiểu sai giá trị lịch sử của Ngày Chiến thắng 30/4 và còn có những hành vi trái với đạo lý.
Để cho những kẻ lưu vong kia hiểu đúng sự thật, đánh giá đúng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tre Việt kính đề nghị đồng bào là con rồng, cháu tiên hãy đoàn kết góp công, góp sức “phục hồi” bộ não cho những kẻ lưu vong trên đất Mỹ, Ca-na-đa và một số nước phương Tây khác trở về bình thường để nhớ về đất tổ, “Uống nước, nhớ nguồn” như lời căn dặn của tiên tổ! 

Bùi Tín - kẻ tráo trở, xuyên tạc lịch sử

Tre Việt - Bùi Tín, sinh năm 1927, là con của cố Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (cụ Bùi Bằng Đoàn). Thủa trẻ, ông ta được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện học tập, phấn đấu và từng bước trưởng thành với quân hàm đại tá, nhà báo, Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân Việt Nam. Năm 1990, khi được cấp trên cử sang dự hội nghị hằng năm của báo Nhân đạo (thuộc Đảng Cộng sản Pháp), Bùi Tín đã trốn ở lại để “ăn nhờ, ở đậu” ở nước mẹ Đại Pháp. Từ đó đến nay, Bùi Tín luôn tự cho mình là “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”. Dưới cái mác nhà báo tự do, Bùi Tín đã trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích hèn hạ của các thế lực chống cộng, ra sức xuyên tạc lịch sử, nói xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Nhưng “bàn tay không che nổi mặt trời”, bộ mặt tráo trở của Bùi Tín đã bị nhân dân Việt Nam, những người yêu chuộng công lý, hòa bình trên thế giới nhận rõ và lên án. Trong con mắt của họ, Bùi Tín là kẻ có tâm địa xấu xa, mưu toan “cõng rắn, cắn gà nhà”, “rước voi dày mả tổ”, phản bội lại lợi ích của Đảng, Nhà nước và dân tộc Việt Nam.
          Vào ngày 30-4-2015, trong khi cả dân tộc Việt Nam hân hoan chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Chiến thắng (30-4-1975/30-4-2015), Bùi Tín lại trơ tráo đưa ra bài viết “Về ngày 30/4: Chỗ đứng của Đảng Cộng sản phải là vành móng ngựa” và được BBC nhanh nhảu đăng tải. Trong bài viết, Bùi Tín đã “cố gắng độc lập suy nghĩ bằng đầu óc tỉnh táo,…” và “chỉ lấy sự thật và lẽ phải làm mục tiêu”,… để đi đến kết luận là “Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tiếp phạm phải sai lầm này đến sai lầm khác”. Đó là: “đã sai lầm chọn chủ nghĩa Mác – Lê-nin,…”; “… chủ động gây nên cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn,… “; “đày đọa, trả thù hàng chục vạn viên chức và sĩ quan Việt Nam Cộng hòa,…”, v.v. Cần phải khẳng định ngay rằng, đây là hành động trơ tráo, vô liêm xỉ, trắng trợn xuyên tạc sự thật lịch sử của Bùi Tín - kẻ trở cờ, bán nước hại dân. Vì sao nói vậy?
          Thứ nhất, về cái gọi là sai lầm “lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lê-nin”(!) Cần khẳng định ngay rằng, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp đúng đắn giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Như vậy, cơ sở ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam mang tính khách quan, xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của cách mạng Việt Nam, có cơ sở chính trị, xã hội vững chắc. Vốn là người đã được nghiên cứu kỹ về mục tiêu, lý tưởng, cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tự nguyện viết đơn xin vào Đảng, có “44 năm ở trong Đảng Cộng sản”, là “Đại tá, nhà báo” chắc Bùi Tín chẳng bị mù, hay thiểu năng trí tuệ mà không biết. Từ năm 1930 đến nay, đứng vững trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phất cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đề ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn, lãnh đạo nhân dân phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính, của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế, “đánh Pháp, đuổi Nhật”, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời, đóng góp quý báu vào phong trào giải phóng dân tộc, vì hòa bình, tiến bộ trên thế giới. Việt Nam trở thành biểu tượng của nhân loại tiến bộ trong công cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bất công do chủ nghĩa thực dân cũ và mới gây ra. Đây là sự thật lịch sử không thể bác bỏ! Từ ngày 30-4-1975 đến nay, kiên trì và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân từng bước hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước Việt Nam “ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, thành tựu về xóa đói giảm nghèo, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thế và lực mới của Việt Nam trên trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Trong vòng 40 năm (1975 - 2015), đất nước, con người Việt Nam đều đổi mới. Từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi những cuộc chiến tranh xâm lược và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thực dân, đế quốc, Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng nước nghèo, trở thành nước phát triển trung bình, với tốc độ tăng trưởng GDP gần 7%/năm, thu nhập bình quân 2.200 đôla/người/năm (năm 2015); có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 54 dân tộc anh em luôn đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ, chung sức dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam đã có quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với trên 180 quốc gia, vùng lãnh thổ; là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước là ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; là thành viên có uy tin và trách nhiệm với nhiều tổ chức lớn trong khu vực và trên thế giới, v.v. Việt Nam là điểm sáng trong thu hút các nguồn vốn ODA, FDI từ các thể chế kinh tế, tài chính lớn của thế giới. Việt Nam luôn đồng hành cũng các dân tộc, quốc gia để bảo vệ hòa bình, xây dựng môi trường quốc tế hòa bình, ổn định và cùng nhau phát triển.
Thứ hai, về cái gọi là “… chủ động gây nên cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn”(!) Bùi tín biết rõ, sau khi Mỹ thất bại ở Việt Nam đã có nhiều nhà lịch sử, nhà khoa học, nhiều chính khách, tướng lĩnh trên thế giới, trong đó có cả của nước Mỹ đã đi tìm nguyên nhân. Câu trả lời mà họ nhận được là: Mỹ thua, bởi Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa. Việt Nam thắng, bởi Việt Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chính nghĩa. Đó là sự thật khách quan.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ buộc ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt nam (năm 1954); trong đó quy định rõ, năm 1956, Việt Nam sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, với âm mưu thế chân Pháp, xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam nhằm chia cắt Việt Nam thành hai miền, có hai chế độ khác nhau. Hiệp định Giơ-ne-vơ vừa ký, chưa ráo mực, Mỹ - Diệm đã ra sức đàn áp, khủng bố nhân dân và chiến sĩ cách mạng miền Nam bằng súng, đạn và máy chém. Đế quốc Mỹ đã trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nền độc lập, thống nhất dân tộc Việt Nam lại đứng trước một thử thách to lớn. Quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi”, cả dân tộc Việt Nam lại đứng lên “sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Từ năm 1954 đến 30-4-1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam ra trận đánh bại hết chiến lược chiến tranh này, đến chiến lược chiến tranh khác của đế quốc Mỹ. Thất bại của chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ, sử dụng pháp đài bay B.52, ném bom Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam, nhằm “đưa Hà Nội, miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá” đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (1973), rút quân về nước. Mỹ đã “cút”, nhưng ngụy chưa “nhào”. Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đế quốc Mỹ đã đổ đô-la, vũ khí và hệ thống cố vấn quân sự vào miền Nam Việt Nam, âm mưu biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Để đánh cho “ngụy nhào”, đập tan chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân Việt Nam đã liên tục tiến công và nổi dậy đánh tan hệ thống ngụy quân, ngụy quyền trên khắp miền Nam. Sau chiến thắng Phước Long (1974), thời cơ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã xuất hiện rõ. Mùa Xuân 1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta mở đầu bằng đòn điểm huyệt Buôn Ma Thuột, phát triển đến chiến dịch Huế - Đà Nẵng và kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngày 30-4-1975, tổng thống của cái gọi là Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, miền Nam sạch bóng quân thù, đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Thời khắc này là mốc son chói lọi của thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Điều này chắc Bùi Tín biết rõ và nhớ lắm. Ông ta trước đây từng nhận vơ là “sĩ quan cao cấp, nhà báo đầu tiên vào dinh Độc Lập” mà(!) Và cũng chính ông ta đã đăng nhiều bài viết trên Báo Quân đội nhân dân, Báo Nhân Dân để ca ngợi chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Thế mà, bây giờ chính ông ta lại phủ nhận điều đó. Đây chỉ có thể là hành động của những kẻ “trở cờ”, phản bội lại lợi ích của dân tộc, nhằm phục vụ cho những thế lực chống cộng. Sau ngày Chiến thắng (30-4-1975), có không cái gọi là “cuộc tắm máu”; sự ngược đãi những sĩ quan, nhân viên của chế độ cũ,… như Mỹ đã tuyên truyền và đến giờ Bùi Tín “sủa lại”? Không, không và không bao giờ có điều đó! Những luận điệu trên là phi thực tế, phi lịch sử, nhằm lừa bịp, kích động, bôi xấu bản chất của chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thế giới có câu châm ngôn, đại thể là: ai bắn vào lịch sử bằng súng lục, kẻ đó sẽ nhận ở tương lai bằng đại bác. Là một kẻ trở cờ, phản bội dân tộc, xuyên tạc, bôi đen lịch sử, chà đạp lên anh linh của hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống vì độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam, Bùi Tín đã và đang “cõng rắn, cắn gà nhà”, “rước voi dày mả tổ”, nhất định bị nhân dân vạch mặt, lên án./. 

May 3, 2015

USCIRF CHỦ QUAN, ÁP ĐẶT

Tre Việt - Ngày 30-4, VOA tiếng Việt với bài: “Việt Nam bị đề nghị trở lại danh sách cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo” của Trà My. Bài viết cho biết: Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (USCIRF) trong phúc trình thường niên 2015 công bố hôm 30-4 nêu rõ: “dù có một số tiến bộ, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục giới hạn chặt chẽ các sinh hoạt tôn giáo độc lập”.  USCIRF đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam trở lại danh sách cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo trên thế giới (CPC).
 Đề nghị của USCIRF như trên hoàn toàn không có căn cứ. Thật vậy, Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng và tôn giáo với sự hiện diện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới. Tôn giáo Việt Nam rất đa dạng, với sự hiện diện của cả các tôn giáo được truyền từ ngoài vào, như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành; có tôn giáo hình thành trong nước, như: Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo; nhiều tôn giáo có bề dày lịch sử, như: Phật giáo, Hồi giáo cũng như có tôn giáo mới phát triển tại Việt Nam, như: Cao Ðài, Baha'i, v.v. Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, khách du lịch khi đến Việt Nam đều rất ngạc nhiên và ấn tượng trước đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, sinh động tại đây với gần 9.000 lễ hội tín ngưỡng dân gian mỗi năm, người dân Việt Nam đi lễ chùa, đi lễ tại nhà thờ thường xuyên và các lễ hội tín ngưỡng đều có sự tham gia của đông đảo người dân. Những tín ngưỡng truyền thống lâu đời của đại đa số người dân Việt Nam, như: tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh các anh hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước, thờ cúng thần thánh, các biểu tượng tâm linh,... đã phản ánh đầy đủ sự phong phú và sinh động của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam. Thực tế hiện nay, Việt Nam có 38 tổ chức tôn giáo và 01 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận. Khoảng 95% dân số trên tổng số 90 triệu dân Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; trong đó, đại đa số thực hành tín ngưỡng dân gian và trên 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau, gồm 11 triệu người theo đạo Phật; 6,5 triệu người theo đạo Công giáo; 2,5 triệu người theo đạo Cao đài; 1,5 triệu người theo đạo Tin lành; trên 1,3 triệu người theo Phật giáo Hòa hảo; khoảng 78.000 người theo đạo Hồi; 7.000 người theo đạo Baha'i, v.v. Số lượng cơ sở thờ tự tại Việt Nam có khoảng 25.000 và khoảng 83.000 chức sắc tôn giáo, 250.000 chức việc, 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo. Số lượng các cơ sở đào tạo chức sắc các tôn giáo - Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Ðài và những tôn giáo khác - tăng lên đáng kể trong những thập kỷ vừa qua, v.v. Tại khu vực Tây Bắc, hiện nay có gần 200.000 tín đồ, trong đó hầu hết là người dân tộc thiểu số với 90% là người Mông. Trong thời gian qua, chính quyền các cấp đã tạo điều kiện cho đồng bào theo đạo Tin lành sinh hoạt tôn giáo tại gia đình hoặc tập thể theo điểm nhóm. Ðến nay, đa số các điểm nhóm Tin lành tại các tỉnh Tây Bắc sinh hoạt bình thường, trong đó có hơn 400 điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Thực tế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm tốt tại khu vực Tây Nguyên, được dư luận quốc tế ghi nhận. Hiện tại, ở đây có khoảng 448.000 tín đồ, trong đó đại bộ phận là người dân tộc thiểu số, đang sinh hoạt tại 201 chi hội và 1.331 điểm nhóm đăng ký với chính quyền địa phương. Số tín đồ sinh hoạt tại các chi hội và điểm nhóm nói trên chiếm khoảng 95% tổng số tín đồ. Ðể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ dân tộc thiểu số, khoảng 30.000 quyển Kinh thánh song ngữ (Việt - BaNa, Việt - Ê Ðê, Việt - Jrai) đã được phát hành. Vì thế, nhiều đại diện các cộng đồng tôn giáo khác nhau thừa nhận rằng, hiện nay, có nhiều không gian hơn cho việc thực hiện quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam. Ðời sống tôn giáo là một thực tế rõ ràng, bằng chứng là những cơ sở thờ tự thuộc về nhiều tôn giáo hay hệ phái khác nhau và sự tham gia hành đạo của người dân từ nhiều tôn giáo và tín ngưỡng. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những cố gắng để bảo tồn hoặc phục hồi những nghi lễ truyền thống của các nhóm dân tộc hoặc tôn giáo thiểu số.
Cộng đồng quốc tế cũng ghi nhận trong quá trình Rà soát UPR chu kỳ II rằng, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc củng cố khuôn khổ pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp Việt Nam, dược Quốc hội thông qua ngày 28-11-2013 có một chương về “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Ðiều 24 của Hiến pháp 2013 liên quan đến tự do tôn giáo và tín ngưỡng là tất cả mọi người, không như Hiến pháp 1992 chỉ giới hạn đối với công dân Việt Nam. Ðiều này cũng được cho là thể hiện một thái độ tích cực hơn đối với tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện một bước tiến trong việc xây dựng cơ sở pháp lý cho các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Ðiều 38 của Pháp lệnh cũng quy định các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia sẽ có giá trị cao hơn các quy định của Pháp lệnh trong trường hợp mâu thuẫn. Nghị định cụ thể hóa việc thực hiện Pháp lệnh (Nghị định 92) được thông qua ngày 8-11-2012, tiếp tục quy định chi tiết hơn các biện pháp thực hiện Pháp lệnh. Một số đại diện các cơ quan Chính phủ cũng thể hiện sẵn sàng xem xét một số sửa đổi thực chất đối với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay trong tiến trình chuẩn bị xây dựng dự án luật tôn giáo. Việt Nam đang xây dựng và dự kiến sẽ thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vào năm 2016.
Xuất phát từ quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của con người, nên Nhà nước Việt Nam chủ trương nhất quán là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam cũng coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng. Ðiều này được thể hiện trong Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (1946 - trước cả khi Tuyên ngôn Nhân quyền 1948 đề cập), được phản ánh xuyên suốt đến Hiến pháp 2013, cũng như các văn bản pháp luật liên quan khác, v.v.
Ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm. Thế mà, Báo cáo của USCIRF nói: hiện có ít nhất từ 100 - 200 tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam, trong số này có những người bị tù tội chỉ vì hoạt động tôn giáo hoặc cổ súy cho tự do tôn giáo (!) Cần khẳng định, các trường hợp truy tố, xét xử và kết án là do vi phạm pháp luật, không phải vì lý do chính kiến hay tôn giáo và được thực hiện theo đúng các quy trình, thủ tục như quy định của pháp luật. Tại Việt Nam, Tòa án hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử. Hoạt động tố tụng được tiến hành trên nguyên tắc bảo đảm cho những người tham gia tố tụng được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ, công bằng và dân chủ; đồng thời, bảo đảm cho việc xét xử được công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Ðiều này đã được quy định rõ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan, v.v.
Phúc trình của USCIRF nhận xét hồ đồ rằng, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn dùng luật và các nghị định hành chính kiểm soát hoạt động tôn giáo và đàn áp các cá nhân hay tổ chức tôn giáo nào bị họ xem là mối đe dọa, trong đó có các tổ chức tôn giáo độc lập của Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa giáo, và Tin lành. Trên thực tế, các cộng đồng tôn giáo đăng ký hoạt động tại các cấp chính quyền khác nhau tùy vào phạm vi, quy mô hoạt động của mình, thí dụ các điểm, nhóm (không phải là một cấp hành chính đạo của tổ chức tôn giáo, chỉ là tập hợp một nhóm người có niềm tin theo tôn giáo) chỉ phải đăng ký hoạt động với UBND cấp xã, v.v. Các cộng đồng tôn giáo có thể bổ nhiệm, sắc phong chức sắc tôn giáo theo quy định, giáo luật của họ. Nhìn chung, họ không cần sự chấp thuận của nhà chức trách đối với các quyết định của mình. Việc bãi nhiệm các chức sắc, tăng ni (vốn rất hiếm), các quyết định nhìn chung cũng thuộc về các cộng đồng tôn giáo, theo giáo luật của họ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tăng cường làm phận sự trong trại giam, bao gồm thuyết giảng khai trí đạo đức và xã hội của tù nhân. Các linh mục Công giáo cũng làm phép cho tù nhân theo đạo.

Với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng, phong phú đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần của nhân dân thì rõ ràng bản phúc trình của USCIRF hoàn toàn chủ quan, áp đặt, không có căn cứ./.

May 2, 2015

CẦN CÓ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN, LỊCH SỬ

           Tre Việt - Trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày Chiến thắng 30-4 có nhiều ý kiến về Chiến thắng này. Mới đây, trên trang danlambao lại có bài: “Diễn văn ăn mừng 30-4: Nguyễn Tấn Dũng chửi Mỹ, cảm ơn Trung Cộng”. Bài viết phê phán Diễn văn do Thủ tướng đọc tại Lễ kỷ niệm Chiến thắng sáng 30-4 ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng không có cái nhìn khách quan, lịch sử mà phê phán bừa.
            Ngay từ tít bài viết của danlambao đã cho thấy ý đồ sỏ xiên của nó. Diễn văn nhấn mạnh: “Tại buổi lễ trọng thể này, một lần nữa chúng ta chân thành cảm ơn các nước XHCN, nhất là Liên Xô, Trung Quốc”, là đúng quá còn gì? Ai chẳng biết, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc của dân tộc ta, sự giúp đỡ to lớn của các nước XHCN, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc, nếu không Việt Nam một nước nhỏ, kinh tế còn nghèo làm sao có đủ vật chất, vũ khí trang bị,… cùng với con người tạo nên sức mạnh vượt trội để chiến thắng những tên xâm lược hùng mạnh nhất thế giới trong thế kỷ XX, theo đúng quy luật của chiến tranh: mạnh được yếu thua. Điều đó còn chứng tỏ, nhân dân Việt Nam giàu lòng trọng nghĩa, biết ơn những tổ chức, cá nhân luôn hết lòng giúp đỡ mình, không như một số kẻ “ăn cháo đá bát”. Thế mà danlambao lại tỏ thái độ phê phán là sao? Nó chỉ cho người ta thấy danlambao là kẻ vong ơn mà thôi.
          Lại nữa, cũng trong bài viết ấy người ta trích dẫn bài Diễn văn do Thủ tướng trình bày: “Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta”. Cần thấy rằng, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ (năm 1954), sau khi thắng thực dân Pháp, Việt Nam tạm chia thành 2 miền. Một trong những nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ ghi rõ: “Sông Bến Hảivĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Chính quyền và quân đội Việt Nam dân chủ cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Khoản a, Điều 14 ghi rõ: “Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy”. Hiệp định Giơ-ne-vơ không có điều khoản nào quy định chi tiết về thời điểm cũng như cách thức tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Nhưng Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ ghi rõ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956. Nhưng Hiệp định Giơ-ne-vơ đã bị đế quốc Mỹ xé nát. Chúng đã hất cẳng thực dân Pháp áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc như Diễn văn khẳng định, là nói ở thời điểm ấy, chứ không phải nước Mỹ hiện nay. Nước Mỹ của những năm 50 thế kỷ XX, khác với nước Mỹ hiện nay. Do vậy, nên không thể viết như danlambao: “chửi Mỹ, cảm ơn Trung Cộng” là kiểu viết cố tình “lập lờ đánh lận con đen”. Ngay với nước Mỹ, chúng ta cũng phân biệt rõ nhân dân tiến bộ Mỹ với tập đoàn đế quốc, không phải mọi người Mỹ là như nha. Chúng ta không “vơ đũa cả nắm”. Do vậy, cần phải khách quan, toàn diện, lịch sử và cụ thể khi nhìn nhận đánh giá về một vấn đề nào đó, đừng có phiến diện, chủ quan như danlambao thì không bao giờ có đánh giá đúng được cả./.

May 1, 2015

KHÔNG ƯA THÌ DƯA CÓ DÒI

Tre Việt - Ngày 30-4, Nguyễn Văn Tuấn với bài “Chờ nhìn quê hương Việt Nam sáng chói” đăng trên Basam.info. Bài viết cho rằng, có hai hình ảnh về Việt Nam: một là, Việt Nam hào nhoáng ở các trung tâm của thành phố và hai là, Việt Nam còn nghèo ở các vùng ngoại vi và nông thôn. Nguyên nhân của tình trạng đó là do Đảng Cộng sản Việt Nam đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa (!) Nói vậy, là Nguyễn Văn Tuấn đã không khách quan, không chịu suy nghĩ, thể hiện rõ thái độ không đồng tình khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên như các cụ nói “không ưa thì dưa có dòi”.
Thực tế cho thấy: bất cứ tấm huy chương nào cũng có mặt trái và ngay dưới chân Nữ thần tự do cũng có bóng tối. Nước Mỹ và các nước phương Tây dù là những nước giàu có hàng đầu thế giới, nhưng vẫn còn rất nhiều người vô gia cư, phải sống ở ống cống và trong các thùng cốt-tông,… mà các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước đưa tin. Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng phân hóa giàu nghèo vẫn còn hiện hữu. Đó là thực tế không ai phủ nhận. Nhưng cần phải thấy rằng, sau 40 năm thống nhất đất nước, nhất là sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, uy tín và vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Từ một nước thiếu lương thực hằng năm phải nhập khẩu, Việt Nam đã vươn lên nước xuất khẩu đứng thứ hai, ba trên thế giới. Thu nhập bình quân của Việt Nam năm 2015 vào khoảng 2.200 USD/ người/năm, trở thành nước có thu nhập trung bình. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 6%. Đặc biệt, Việt Nam đã về đích trước thời hạn 5/8 mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do Liên hợp quốc phát động, nhất là thành tựu về xóa đói giảm nghèo. Do vậy, Việt Nam đã trở thành hình mẫu, điểm sáng về xóa đói giảm nghèo luôn được thế giới học tập và không tiếc lời ngợi ca. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá nhanh với nhiều công trình hiện đại, tạo diện mạo mới cho đất nước, công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực. Số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia đã đạt hơn 98%. Tuổi thọ trung bình tăng từ 64,8 tuổi (năm 1986) lên 73,5 tuổi (năm 2015). Việt Nam tham gia ngày càng mạnh mẽ vào đời sống chính trị thế giới. Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 nước và vùng lãnh thổ, trong đó quan hệ đối tác Chiến lược và đối tác Toàn diện với 13 nước. Việt Nam là: thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009; Ủy viên Hội đồng Nhân quyền tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (khóa 68); Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013 - 2017; Chủ tịch Đại hội đồng Liên minh Nghị viện (IPU) 132, v.v. Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp bởi những xung đột, chiến tranh, khủng bố,… Việt Nam trở thành nước có môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, hiện có hơn 18.200 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 256 tỷ USD. Điều đó một lần nữa chứng tỏ uy tín và vị thế của Việt Nam không ngừng nâng cao, bất chấp những tiếng nói, cái nhìn thiếu thiện chí, cố tình gán ghép theo kiểu “không ưu thì dưa có dòi” như Nguyễn Văn Tuấn, thì cũng không thể phủ nhận thực tế, Việt Nam đang phát triển ngày càng lớn mạnh./.