May 26, 2015

ĐỪNG ĂNG ẲNG NỮA

           Tre Việt - Ngày 22-5-2015, trên VOA tiếng Việt có bài: “Tổng thư ký Liên hợp quốc phải thúc đẩy nhân quyền Việt Nam, của Trà My. Bài viết cho biết, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào ngày 22 và 23-5-2015, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam cho rằng, “Tổng thư ký Ban nên nhân chuyến thăm lần này nêu vấn đề nhân quyền với các nhân vật cao cấp nhất trong Chính phủ Việt Nam. Trong vô số rất nhiều vấn đề nhân quyền của Việt Nam, chí ít ông Ban nên đề cập tới ba ưu tiên chính là yêu cầu Hà Nội hủy bỏ các điều luật mượn danh an ninh quốc gia để đàn áp nhân quyền, phóng thích tù nhân lương tâm, và yêu cầu nhà nước Việt Nam chấm dứt các hành động sách nhiễu, hành hung, trấn áp những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền” (!)
          “Trong vô số rất nhiều vấn đề nhân quyền của Việt Nam” mà họ đề cập đã bị chính trả lời phóng vấn của phóng viên trước chuyến thăm của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moom sau đây là cái vả vào miệng những kẻ đơm đặt. Trước chuyến thăm, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã trả lời phỏng vấn về mục đích chuyến thăm cũng như khuyến nghị trong giai đoạn chuyển đổi sang các Mục tiêu phát triển bền vững sau 2015 ở Việt Nam. Khi được phóng viên phỏng vấn: Việt Nam là một trong những quốc gia đã thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Ông có khuyến nghị gì đối với Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi sang các Mục tiêu phát triển bền vững sau 2015?
         
Tổng Thư ký Ban Ki-moon: Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và đã hoàn thành phần lớn các mục tiêu đó, chẳng hạn như: giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói; cải thiện tiếp cận của người dân với nước và vệ sinh; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và bình đẳng giới trong giáo dục. Tôi rất vui mừng trước quyết tâm và thành tựu của Việt Nam, đặc biệt là qua việc xây dựng các mục tiêu phát triển quốc gia đã giúp Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một nước có thu nhập trung bình trong những thập kỷ gần đây.
          Tuy nhiên, Ông cũng cho rằng, hướng tới tương lai sau năm 2015, Việt Nam cần bảo đảm đạt được những tiến bộ tương tự ở tất cả các nhóm dân cư, kể cả các cộng đồng dân tộc thiểu số và người dân sống gần ngưỡng nghèo. Việt Nam cần đảm bảo sao cho không ai bị rơi lại vào tình trạng nghèo cùng cực do bị ảnh hưởng bởi những thảm họa thiên tai hoặc kinh tế. Đó cũng là những vấn đề mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang quyết tâm thực hiện. Song, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moom nhấn mạnh: “Tôi tin rằng kỷ nguyên sau 2015 sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam và giúp đất nước các bạn vượt qua những thách thức còn tồn tại để đạt được phát triển bền vững cho tất cả mọi người”. Thiết nghĩ những đánh giá khách quan, khái quát trên của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bác bỏ những tiếng nói lạc lõng cho rằng Việt Nam “còn vô số các vấn đề về nhân quyền”.
           Họ đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc “yêu cầu Việt Nam hủy bỏ các điều luật mượn danh an ninh quốc gia để đàn áp nhân quyền”, là một đề nghị phi lý. Là một đất nước độc lập, có đầy đủ chủ quyền, Việt Nam phải có hệ thống luật pháp riêng phù hợp với luật pháp quốc tế và đặc điểm, văn hóa, truyền thống mình. Thật vậy, trong “Tuyên bố Viên và Chương trình hành động”, cộng đồng quốc tế khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc và khu vực về lịch sử, văn hóa và tôn giáo…”[1]. Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, cũng quy định: “1: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can thiệp; 2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận…”, khoản 3 mục 2 Điều 19 quy định nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, trong khi thực hiện các quyền này phải chịu một số hạn chế nhất định… để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Như vậy, họ yêu cầu Việt Nam hủy bỏ cái gọi là “điều luật mượn danh an ninh quốc gia để đàn áp nhân quyền” là yêu cầu không căn cứ, không theo luật pháp quốc tế nên không thể chấp nhận.
             Họ yêu cầu Việt Nam “phóng thích tù nhân lương tâm” (!), Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, ở đất nước này không có “tù nhân lương tâm”, chỉ có những người vi phạm pháp luật thì bị trừng trị theo quy định của luật pháp. Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nên pháp luật phải được thượng tôn, không có ai đứng trên pháp luật, ngoài pháp luật. Bất cứ ai, là công dân Việt Nam vi phạm pháp luật đều phải xử phạt bình đẳng trước luật pháp. Những người theo đạo vi phạm pháp luật, những người mượn danh tự do ngôn luận vi phạm pháp luật đều phải xử phạt theo luật pháp. Họ không thể đứng trên pháp luật, ngoài pháp luật. Vậy nên, hỡi các người, đừng có ăng ẳng mãi mà chán tai lắm rồi!
          Họ cho rằng, “tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng thông qua Dự thảo Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng với nội dung tăng cường siết chặt kiểm soát sinh hoạt của các cộng đồng tôn giáo” (!) Hiến pháp Việt Nam, được Quốc hội thông qua ngày 28-11-2013 có một chương về “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Ðiều 24 của Hiến pháp 2013 khẳng định mọi người sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, không như Hiến pháp 1992 chỉ giới hạn đối với công dân Việt Nam. Ðiều này cũng được cho là thể hiện một thái độ tích cực hơn đối với tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện một bước tiến trong việc xây dựng cơ sở pháp lý cho các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Ðiều 38 của Pháp lệnh cũng quy định các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia sẽ có giá trị cao hơn các quy định của Pháp lệnh trong trường hợp mâu thuẫn. Nghị định 92 cụ thể hóa việc thực hiện Pháp lệnh được thông qua ngày 8-11-2012, tiếp tục quy định chi tiết hơn các biện pháp thực hiện Pháp lệnh. Một số đại diện các cơ quan Chính phủ cũng thể hiện sẵn sàng xem xét một số sửa đổi thực chất đối với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay trong tiến trình chuẩn bị xây dựng dự án luật tôn giáo. Việt Nam đang xây dựng và dự kiến sẽ thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vào năm 2016. Xuất phát từ quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của con người, nên Nhà nước Việt Nam chủ trương nhất quán là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam cũng coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng. Ðiều này được thể hiện trong Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (1946 - trước cả khi Tuyên ngôn Nhân quyền 1948 đề cập), được phản ánh xuyên suốt đến Hiến pháp 2013, cũng như các văn bản pháp luật liên quan khác, v.v. Vậy nên, lo ngại “tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng” quả là “lo bò trắng răng”./.



[1] - Viện nghiên cứu quyền con người - Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, H. 2002,  tr 44.

1 comments:

Lắp đặt âm thanh hội trường said...

Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.

Post a Comment