Tre Việt - Ngày 03/7, trang facebook Đài RFA đăng bài: “HRW: EU cần trừng phạt lãnh đạo Việt Nam thay vì cứ Đối thoại Nhân quyền”; trong đó, họ nói rằng: các cuộc Đối thoại Nhân quyền của Liên minh châu Âu (EU) với Việt Nam không hiệu quả và EU cân nhắc các biện pháp trừng phạt. HRW cho rằng EU có thể cân nhắc biện pháp sử dụng hai hiệp định quan trọng là Hiệp định chung về Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa EU và Việt Nam (PCA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để làm đòn bẩy buộc Hà Nội phải chấm dứt đàn áp nhân quyền.
Cần
khẳng định rõ, đây là phát ngôn hàm hồ của HRW đối với Việt Nam, cần lên án, đấu
tranh bác bỏ, bởi:
Như mọi người
đều biết mục đích của cuộc Đối thoại Nhân quyền giữa Liên minh châu Âu (EU) với
Việt Nam hằng năm, là: nhằm chia sẻ thông tin về quan điểm, chính sách, nỗ lực,
thành tựu cũng như thách thức của mỗi bên trong việc bảo đảm quyền con người;
thảo luận về các vấn đề cải cách luật pháp và tư pháp về quyền con người; các
quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, tôn giáo, hiệp hội và hội họp; lập trường về
một số vấn đề quyền con người tại các tổ chức quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc
và một số vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Trên thực tế,
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của
con người đã được quy định trong Hiến pháp, pháp luật. Đồng thời, ban hành nhiều
chính sách bảo vệ, thúc đẩy quyền con người; coi con người là trung tâm, là động
lực của quá trình đổi mới, phát triển đất nước và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng
cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân. Nhờ đó, trình độ dân trí, đời sống
vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân được nâng lên, xã hội ngày càng phát triển, văn minh, được cộng
đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Trong thông cáo báo
chí chung giữa EU và Việt Nam sau cuộc Đối thoại Nhân quyền năm 2023 đã nêu rõ: EU hoan nghênh việc
Việt Nam phê chuẩn hầu hết các công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO). Đồng thời, ghi nhận vai trò đi đầu của Việt Nam trong việc ra nghị quyết
kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình
Hành động Vienna, trong đó tái khẳng định cam kết của cộng đồng quốc tế đối với
việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, v.v. Điều này cho thấy mối quan hệ đối
tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU đang phát triển rất tốt đẹp. Việt
Nam sẵn sàng trao đổi cởi mở và thẳng thắn, hợp tác với EU trong vấn đề quyền
con người trên tinh thần tôn trọng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau thông qua
cơ chế đối thoại thường niên và các khuôn khổ trao đổi song phương khác. Việc
tăng cường trao đổi và đối thoại thông qua các cơ chế hợp tác hiện có sẽ giúp
EU có đầy đủ thông thông tin khách quan và hiểu đúng hơn về tình hình thực tế
việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy
quan hệ Việt Nam và EU.
Thế nên việc Tổ
chức theo dõi nhân quyền (HRW) chỉ là một tổ chức phi chính phủ lại cho rằng: EU cần trừng phạt lãnh đạo Việt Nam thay vì
cứ Đối thoại Nhân quyền là hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ
của Việt Nam - một nước có độc lập, chủ quyền và là quốc gia thành viên của
Liên hợp quốc. Hơn thế nữa, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam là những người đại
diện cho nguyện vọng, ý chí, lợi ích của đất nước, dân tộc Việt Nam nên sẽ được
bảo vệ theo quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế,
không thể bị trừng phạt một cách tùy tiện.
Còn việc HRW
nêu vấn đề: EU cân nhắc có thể sử dụng hai hiệp định quan trọng là Hiệp định
chung về Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa EU và Việt Nam (PCA) và Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để làm đòn bẩy buộc Hà Nội phải chấm dứt
đàn áp nhân quyền là cố tình vu cáo Việt Nam; kích động, chia rẽ mối quan hệ tốt
đẹp giữa EU - Việt Nam; đi ngược lại nguyện vọng, lợi ích chính đáng của người
dân các nước EU và Việt Nam. Đây là việc làm sai trái, phi lý của HRW cần kiên
quyết đấu tranh bác bỏ./.