Oct 18, 2018

Không có ngày 20-10 với những phụ nữ như thế!



Tre Việt - Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước; trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ vai trò rất quan trọng. Ngày 03-02-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã khẳng định: “Nam nữ bình quyền” và sứ mệnh của Đảng là phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc; giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đồng thời yêu cầu phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Theo đó, ngày 20-10-1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cũng như đối với tổ chức phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20-10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này; đồng thời, cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu và trưởng thành về mọi mặt, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện,… Đảng, Nhà nước luôn đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu và đóng góp to lớn của phụ nữ trong xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và trong công cuộc xây dựng đất nước. Họ xứng đáng là những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Tuy nhiên, trong những năm qua, các lực lượng chống phá cách mạng Việt Nam giống như một bức tranh với nhiều gam màu hết sức đa dạng và phức tạp, đáng chú ý là, có sự tham gia của một số phụ nữ như: Cấn Thị Thêu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Bùi Thị Minh Hằng, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Thị Minh Thúy, Trần Thị Nga, Hồng Thái Hoàng,… ở những người phụ nữ này có một điểm chung, đó là: sự vô trách nhiệm đối với chính gia đình thân yêu của họ và đối với xã hội. Với một người phụ nữ Á Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, họ đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và lối sống; nhưng những giá trị đạo đức truyền thống, ý thức trách nhiệm đối với gia đình “giỏi việc nước, đảm việc nhà” của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn luôn được đề cao và chú trọng. Vậy mà, những người phụ nữ này đã cố tình làm những điều trái với luân thường, đạo lý bằng các hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại đất nước, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, mà các thế hệ người Việt Nam, trong đó có công lao to lớn của chị em phụ nữ Việt Nam đã đổ bao mồ hôi, sương máu mới có cuộc sống yên bình hôm nay. Những đứa con của họ, phần lớn là không có lỗi lầm gì, chúng cũng giống như mọi đứa trẻ khác, cần có tình thương của cha mẹ, cần có một mái ấm gia đình để được yêu thương, che chở. Thế nhưng, chính mẹ của chúng đã ngang nhiên tước đoạt quyền lợi chính đáng của các con, để chúng phải bơ vơ giữa dòng đời, tủi hổ với chúng bạn và mọi người về những lỗi lầm do chính người mẹ gây ra. Hình ảnh của “Nga Phủ Lý” luôn lôi những đứa con nheo nhóc của mình khắp phường nọ, phố kia, hết đầu đường đến xó chợ để thực hiện “công việc” vu cáo, xuyên tạc chính quyền. Cấn Thị Thêu, không những không dạy cho những đứa con của mình điều hay, lẽ phải mà Thị còn là người biến các con của mình thành những kẻ quá khích, lôi kéo các phần tử xấu phá hoại đất nước. Trường hợp của Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, của Hồ Thị Bích Khương khi nhập trại tù đã đẩy những đứa con của mình rơi vào hoàn cảnh éo le, không nơi nương tựa. Những người mẹ này đã ăn phải bã của các thế lực thù địch để rồi trở thành những tội phạm nguy hiểm - phản quốc, hại dân; phí bảng dân tộc, dòng họ… Chính vì thế, tự họ đã tước bỏ thiên chức rất thiêng liêng, cao đẹp mà tạo hóa đã ban cho người phụ nữ và lẽ đương nhiên, họ không còn là phụ nữ Việt Nam - không bao giờ có 20-10./.

Những luận điệu xuyên tạc không có gì mới



Tre Việt - Nhân việc cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành xây dựng nghị định, thông tư, hướng dẫn thực hiện Luật An ninh mạng và làm cho Luật này nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành công cụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và quyền con người, quyền công dân ở nước ta, một số “chiên da” mang mác “dân chủ”, cơ hội chính trị, điển hình là Nguyễn Quang A lại “bình loạn” và được VOA Tiếng Việt hà hơi, tiếp sức, rằng: “Nó (Luật An ninh mạng) vi phạm nghiêm trọng quyền con người của tất cả cá nhân sử dụng internet ở Việt Nam”.
Thực ra, đây là một luận điệu cũ rích, phải từ bỏ sớm.
Nó cũ rích, bởi lẽ ngay sau khi Luật An ninh mạng được kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và được Chủ tịch nước công bố ngày 30-6-2018, thì một số tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước núp dưới chiêu trò “yêu nước”, “tự do ngôn luận”, “phản biện”,…dùng mọi thủ đoạn để phản bác, xuyên tạc Luật, gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự ngờ vực trong dư luận xã hội; đồng thời, kích động, lôi kéo tụ tập đông người, biểu tình trái phép, thậm chí có hành vi quá khích, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, v.v. Mục đích cuối cùng của họ là biến biểu tình, gây rối thành bạo loạn chống đối chủ trương, đường lối của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ chính trị xã hội ở Việt Nam. Bởi lẽ, khi Luật An ninh mạng đi vào cuộc sống, thì họ sẽ không thể tự tung, tự tác trên không gian mạng; mất đi một công cụ đắc lực để thực hiện mưu đồ đen tối chống phá cách mạng Việt Nam. Thực chất lực lượng chống đối sự ra đời của Luật An ninh mạng là những tổ chức phản động, chống cộng cực đoan, phần tử cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước cấu kết chặt chẽ với nhau để chống phá. Điển hình là: “Tổ chức Ân xá Quốc tế - AI”, “Tổ chức Phóng viên không biên giới - RSF”, “Ủy ban Bảo vệ ký giả”, “Ngôi nhà tự do”, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”, “Ủy ban Cứu trợ thuyền nhân Việt Nam”, Việt Tân, “Hội nhà báo độc lập”, “Văn đoàn độc lập”, “Hội Anh em Dân chủ”, “Mạng lưới Blogger Việt Nam”,... Những cái tên gọi và mưu đồ đó, chẳng có gì mới, đúng là cũ rích, rất cũ.
 Cùng với đó, một số cá nhân chống cộng cực đoan ở nước ngoài và số ít cá nhân ở trong nước suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, hám danh, hám lợi, bị các tổ chức phản động mua chuộc, lôi kéo, trong đó có Nguyễn Quang A (một kẻ cơ hội chính trị điển hình) và đồng bọn cho rằng: Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng là “hết sức mơ hồ”, “trái với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị”, gây “hậu quả tai hại cho tự do ngôn luận ở Việt Nam”, “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân”, “tạo rào cản kinh doanh”, làm “hạn chế các quan hệ quốc tế, kiềm chế sự phát triển của Việt Nam” và rằng “không có quốc gia nào có luật này”, v.v. Từ đó, họ “hô hào” đòi Việt Nam “thu hồi luật mới khắc nghiệt này” và phát tán tài liệu xuyên tạc bằng các bài viết, truyền đơn, viết báo, tạo dựng video clip, blog,… trong dân cư, hoặc qua kênh, như: BBC, RFA, VOA, RFI,… và các trang mạng xã hội, blog phản động, v.v. Điều đó cho thấy, Nguyễn Quang A và đồng bọn đang lo sợ Khi Luật An ninh mạng đi vào cuộc sống thì sẽ “hết đất diễn trò khỉ”!
 Thời gian có hiệu lực của Luật An ninh mạng đã cận kề. Vì thế, Tre Việt có lời khuyên đối với các ngài là hãy nhanh chóng từ bỏ những trò diễn nêu trên./.