Jun 1, 2018

Cựu Đại tá CIA nói về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Ông A.Sauvageot (ảnh), cựu đại tá CIA đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam trong lục quân Mỹ, sau năm 1975 là trợ lý đặc biệt của Đại sứ Mỹ tại Thái-lan, Trưởng đại diện General Electric ở Việt Nam, cố vấn cho Interstate Traveler Company, nhận xét:
"Với tư cách là người nước ngoài sống và làm việc ở Việt Nam đã lâu, tôi hoàn toàn không đồng ý với bản báo cáo hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ về tự do tôn giáo...
Nếu ai hỏi tôi, tự do tín ngưỡng ở Việt Nam là bao nhiêu, theo tôi là 100%. Một điều nữa, tự do không tín ngưỡng của Việt Nam cũng là 100%. Thí dụ cá nhân tôi, hoàn toàn không theo một tôn giáo nào, nhưng làm việc tại Việt Nam, tôi không bao giờ bị mang tiếng xấu vì điều đó. Tôi cũng có nhiều người bạn là người Mỹ và Việt Nam, họ theo Thiên chúa giáo, Tin lành, Phật giáo...
Tôi khẳng định rằng, những người bị bắt không bao giờ vì lý do tôn giáo mà vì họ vi phạm pháp luật của chính đất nước đã nuôi dưỡng họ… Tôi nghĩ, một số thành phần thù địch ở Mỹ cố tình xuyên tạc về tình hình Việt Nam và nghiễm nhiên có một số thành phần không có kiến thức, không hiểu thực tế vì chưa bao giờ đặt chân đến Việt Nam, nghe theo lời xuyên tạc, đi theo một cách mù quáng?"
Phát biểu mới đây nhất:
“Tôi thường trú ở Việt Nam đã hơn 10 năm. Theo tôi biết, Việt Nam là nước có tự do tôn giáo 100%. Ở Việt Nam, người Kinh hay người các dân tộc khác, người theo đạo hay không theo đạo, tất cả đều chung sống trong tinh thần tương trợ. Không ai phải chiến đấu để sống, vì mỗi người đều có cơ hội để sống và làm ăn. Có nhiều xã hội không được như vậy, đó là đặc tính quý báu của xã hội Việt Nam. Các cấp lãnh đạo Việt Nam đã biết nhìn xa, trông rộng để tạo ra một xã hội như vậy”.



Nguồn: Người trẻ học

Sự quan ngại không cần thiết



Tre Việt - Vừa qua, trước việc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV tiến hành thảo luận và dự kiến thông qua Luật An ninh mạng, các thế lực phản động đang kịch liệt chống phá dự luật này, chúng tuyên truyền rằng dự luật sẽ vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Họ tỏ thái độ “quan ngại” về Dự thảo Luật An ninh mạng. Bởi theo họ “lo sợ rằng bộ Luật mới sẽ làm tổn hại đến kinh tế cũng như trấn áp trực tuyến các tiếng nói bất đồng chính kiến” (!)
Không lạ gì, mỗi khi ở Việt Nam có các hoạt động hay sự kiện liên quan đến tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền,… thì những phần tử có thâm thù với Việt Nam lại lên tiếng, kêu gọi, đưa ra quan ngại,... hòng gây sức ép với Việt Nam. Lần này cũng vậy, lại là sự quan ngại không cần thiết. Bởi:
Thực tế thời gian qua, hoạt động tiến công mạng nhằm vào hệ thống thông tin ở Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm. Mỗi năm có hàng nghìn cuộc tiến công, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, gây thất thoát, thiệt hại rất lớn về kinh tế. Các đối tượng xấu ráo riết thực hiện xâm nhập, thu thập thông tin, tài liệu trái pháp luật. Tình trạng những phần tử bất mãn, có thâm thù với chế độ núp bóng dưới chiêu bài đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, lợi dụng mạng internet để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật diễn ra phổ biến, có nhiều người đã bị bắt, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
Trước tình hình như vậy, việc Quốc hội Việt Nam thảo luận, thông qua Luật An ninh mạng là việc làm rất cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số hiện nay, Luật An ninh mạng sẽ giúp nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng có điều kiện phát triển, phòng ngừa nguy cơ đe dọa đến an ninh kinh tế. Trên thế giới, hiện có nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Đức, Anh, Nga, Trung Quốc,… đã ban hành các Luật về an ninh mạng và coi đó là “lá chắn” sống còn đối với họ.
Và điều quan trọng là, trong quá trình xây dựng Luật An ninh mạng, các cơ quan pháp luật của Việt Nam đã thể chế hóa đầy đủ các quy định của Hiến pháp Việt Nam về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và thông lệ quốc tế. Vì thế, mọi sự quan ngại sẽ là thừa và không cần thiết./.