Mar 8, 2015

Sự hồ đồ nguy hại của Nguyễn Hưng Quốc

TRE VIỆT - Ngày 06/3/2015, trên VOA tiếng Việt có bài “Việt Nam: độc tài chuyên chế hay độc tài toàn trị?” của Nguyễn Hưng Quốc. Đọc bài viết thấy rõ sự hồ đồ của ông ta.
Mở đầu bài viết, Quốc khẳng định một câu xanh rờn: “Ai cũng biết Việt Nam sống dưới một chế độ độc tài” (!) Đó là sự hồ đồ. Bởi vì, có nhiều quan niệm khác nhau về độc tài; trong đó, có quan niệm: chế độ độc tài của một nhà nước là không được nhân dân ủng hộ. Vậy, Nhà nước Việt Nam có được nhân dân ủng hộ không? Câu trả lời là: Có. Bằng chứng là, ngay từ khi ra đời (9-1945) đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn được nhân dân ủng hộ. Không được nhân dân ủng hộ thì làm sao Việt Nam một nước kém phát triển về kinh tế, quân sự lại chiến thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Chính vì được nhân dân ủng hộ nên Việt Nam đã tạo được sức mạnh vượt trội so với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để chiến thắng hai kẻ thù xâm lược, theo đúng quy luật của chiến tranh: mạnh được yếu thua. Điều đó đã được thực tiễn chứng minh nên không thể bác bỏ.
Từ sau khi thống nhất đất nước (4-1975) đến nay thì sao? Nhà nước Việt Nam có tiếp tục được nhân dân ủng hộ không? Câu trả lời cũng là: Có.
Không được nhân dân ủng hộ thì làm sao từ một đất nước bước ra khỏi chiến tranh với bao vết thương tàn khốc, hậu quả vô cùng nặng nền, nhưng đến nay khắp từ thành thị đến nông thôn đều có sự thay da đổi thịt. Những khu đô thị văn minh, hiện đại mọc lên đang dần thay đổi bộ mặt của các thành phố; những con đường cao tốc, con đường được bê tông hóa đang rút ngắn khoảng cách đi lại giữa các vùng, miền, thôn xóm trong cả nước, làm cho người ta có cảm giác như đất nước đang nhỏ đi trước sự phát triển của các con đường giao thông hiện đại ấy.
Không được nhân dân ủng hộ thì làm sao có được những làng biến thành phố ngày càng nhiều lên, làm cho nông thôn Việt Nam đã khác xa với nông thôn của chính nước mình trước đây.
Nhà nước Việt Nam không được nhân dân ủng hộ sao làm được điều thần kỳ mà nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế phải ngả mũ: từ một nước thiếu đói phải nhập khẩu lương thực vươn lên trở thành nước xuất khẩu lương thực có thứ hạng cao trên thế giới.
Không được nhân dân ủng hộ sao Việt Nam đã về đích sớm nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do Liên hợp quốc khởi xướng và phát động. Điều đó trở thành điểm sángmẫu hình cho nhiều nước noi theo và ngưỡng mộ, nhất là thành tựu về xóa đói giảm nghèo. Còn nước không phải độc tài thì có được kết quả ấy không? Nhà nước mà vì nhân dân thì dù có một đảng cũng không phải độc tài.
Nguyễn Hưng Quốc còn hồ đồ cho rằng: “Trong lịch sử, toàn bộ các chế độ độc tài đều là chuyên chế; chỉ có ba chế độ độc tài được ghi nhận là toàn trị: chủ nghĩa phát xít tại Ý, chủ nghĩa Nazi tại Đức và chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu trước đâcũng như ở một số quốc gia khác; trong đó, có Trung Quốc và Việt Nam hiện nay. Chủ nghĩa phát xít bị cả thế giới lên án, phản đối, vì nó chống lại loài người. Còn chế độ Cộng sảnthì chỉ là sự khác biệt về sự lựa con con đường phát triển. Đó là quyền dâtộc tự quyết đã được Liên hợp quốc công nhận và bảo vệ. Việc Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam,… lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa được hàng tỉ người trên thế giới đã và đang ủng hộ. Và ngày nay, vẫn là xu hướng phát triển của nhân loại và đang được nhiều nước ở Mỹ La tinh noi theo. Sự sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình cụ thể, còn lý tưởng thì bất diệt. Vì thế, có rất nhiều người sống dưới chế độ ấy đến nay nhắc lại họ vẫn tiếc nuối.
Tuy nhiên, hiện nay, ở nơi này, nơi khác, lúc này, lúc khác ở Việt Nam cũng có một số người bày tỏ chưa hài lòng về một chính sách, một cách giải quyết cụ thể một vấn đề nào đó liên quan đến quyền lợi cá nhân, mà có khi sự đòi hỏi ấy vượt quá sự cho phép của chính sách, pháp luật Nhà nước hiện hành. Nhưng đó là những việc cụ thể, đơn lẻ, mang tính bộ phận, không phải toàn thể. Bất kỳ nước nào cũng có tình trạng như vậy. Đó là điều bình thường với mọi quốc gia, nên không vì thế mà vội vàng cho rằng Nhà nước Việt Nam không được nhân dân ủng hộ. Vì nó không phản ánh đúng bản chất của Nhà nước Việt Nam.
Nguyễn Hưng Quốc hàm hồ cho rằngỞ Việt Nam, trong các diễn văn chính thức, người ta vẫn nhắc đến chủ nghĩa Mác và “tư tưởng” Hồ Chí Minh, nhưng trong suốt mấy chục năm vừa qua, kể từ phong trào đổi mới và đặc biệt, sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa bị tan rã ở Liên Xô và Đông Âu, người ta vẫn không thể cụ thể hoá cái gọi là “tư tưởng” Hồ Chí Minh (!) Xin thưa tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra từ Đại hội IX (năm 2001): “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...”. Thế còn tại sao Quốc lại cho là: “không chứng minh được một cách thuyết phục cái gọi là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản có chút giá trị khoa học cần được thực hiện hay ứng dụng”(!) Giá trị khoa học của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản là ở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Lý luận của C. Mác trong bộ tư bản, mà mỗi khi thế giới tư bản lâm vào khủng hoảng thì chính các nhà tư sản ở các nước tư bản tìm mua để nghiên cứu, tìm cứu cánh cho nền kinh tế tư bản thoát khỏi khủng hoảng, làm cho nhà xuất bản ở Đức không ngừng việc tái bn. Điều này đã được giới truyền thông loan tin, ông Quốc hẳn đã biết? Ông hãy tìm đọc bộ tư bản của C. Mác sẽ cho ông thấy rõ giá trị khoa học của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản ông Quốc ạ! Do vậy, những lý lẽ mà Nguyễn Hưng Quốc đưa ra cho thấy ông ta quả là người hồ đồ./.