Apr 1, 2020

Chớ vội võ đoán

Tre Việt - Ngày 30-3-2020, VOA Tiếng Việt đăng bài “Mẹ Nấm, nước Mỹ, quyền có ý kiến và quyền phê bình” của Phạm Phú Khải, ca ngợi hành động vi phạm pháp luật của  “Mẹ Nấm” - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là: “dám lên tiếng chống lại một chế độ độc tài,…”(!).
          Nói Việt Nam là “chế độ độc tài” là võ đoán.  Đúng vậy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vốn là một công dân Việt Nam đã có những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam nên bị phạt tù. Cụ thể là vi phạm khoản 1, Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và đã bị cơ quan chức năng bắt giữ, điều tra, khởi tố. Ngày 10-10-2016, tại phiên sơ thẩm, Y đã bị kết án 10 năm tù và ngày 30-11-2017, tòa phúc thẩm giữ nguyên tuyên án của tòa sơ thẩm. Trong quá trình bị bắt giữ, điều tra, cũng như khi phát biểu trước tòa, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nhận tội, tỏ rõ hỗi lỗi và xin sự khoan hồng của Nhà nước Việt Nam. Ngày 17-10-2018, với tinh thần nhân đạo, Nhà nước Việt Nam đã trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và cho phép xuất cảnh sang định cư tại Hoa Kỳ cùng mẹ và hai con. Như vậy, việc Phạm Phú Khải ca ngợi, bảo vệ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã đi ngược đạo đức con người, cổ súy, bảo vệ hành động vi phạm pháp luật.
          Nền dân chủ ở Việt Nam là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, được quản lý bằng Nhà nước pháp quyền, nên không có chuyện độc tài. Mọi tổ chức, cá nhân sinh sống, học tập, làm việc, công tác tại Việt Nam đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, những ai không tuân thủ đều sẽ bị xử lý theo quy định. Đây là điều mà bất cứ quốc gia dân chủ nào (trong đó có Việt Nam) cũng đều thực hiện. Mặt khác, mọi công dân Việt Nam đều được bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.  Hiện Nhà nước Việt Nam đang ra sức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân trong đại dịch COVID-19 là một ví dụ.
          Để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã triển khai những chủ trương, giải pháp phòng, chống, đẩy lùi dịch COVID-19 phù hợp, hiệu quả và công khai, minh bạch kịp thời trên các phương tiện thông tin, truyền thông, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đến nay, nhiệm vụ phòng, chống, kiểm soát và đẩy lùi đại dịch COVID-19 của Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Đến 19h30, ngày 01-4-2020, Việt Nam đã chữa khỏi 63/218 bệnh nhân mắc bệnh, chưa có trường hợp nào tử vong vì dịch, những bệnh nhân còn lại đều có tiến triển tốt; hằng chục nghìn người cách ly đều được phục vụ chu đáo, luôn an tâm, tin tưởng vào Chính phủ và cơ quan chức năng. Điều đáng nói, những người nhiễm bệnh, bị cách ly đều được xét nghiệm, điều trị, lưu trú miễn phí, Nhà nước hỗ trợ những người cách ly với mức 100.000đ/người/ ngày. Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các quốc gia trên thế giới đã ghi nhận, đánh giá: Việt Nam đã xử lý đại dịch COVID-19 rất tốt và đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong xử trí vấn đề y tế công cộng khẩn cấp. Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, Gareth Ward, ngày 16-3, đã nói rằng: “Tôi mong muốn được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả y bác sĩ và các cơ quan Chính phủ Việt Nam vì đã giúp chúng tôi hỗ trợ các công dân Anh trong thời gian qua. Rất nhiều du khách Anh đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Việt Nam”. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Daniel J. Kritenbrink, khẳng định: “Chính phủ Việt Nam đã rất xuất sắc khi đương đầu với đại dịch COVID-19 và vẫn đang tiếp tục chủ động, hợp tác, minh bạch trong việc chống dịch”. Truyền thông quốc tế cho rằng, Việt Nam đã trở thành “ngọn hải đăng” trong bảo bệ, chăm sóc sức khỏe người dân, du khách trong đại dịch COVID-19.
          Một chế độ mà Đảng và Chính phủ có tinh thần, hành động vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân, được nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế ca ngợi như thế, không thể có ở một chế độ độc tài, nên chớ vội võ đoán./.



  




Tiếng than lạc lõng nơi tâm dịch


Tre Việt - Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, với tinh thần chủ động trong phòng, chống dịch, Chính phủ phải lường trước tình trạng xấu nhất khi dịch bùng phát. Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01/4/2020 trên phạm vi toàn quốc, theo nguyên tắc: gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Đây được xem là một trong những quyết định rất quyết liệt mà Đảng, Chính phủ ban hành trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát trên phạm vi toàn cầu, đến sáng 01/4, thế giới có trên 854.000 người mắc bệnh, trên 42.000 người tử vong ở trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Italy, Tây Ban Nha và Mỹ tiếp tục là các điểm dịch “nóng” nhất toàn cầu, trong đó Mỹ đã vượt qua Trung Quốc về số lượng người thiệt mạng (3.780 người). Ở Việt Nam, số ca mắc đang tăng nhanh từng ngày và có nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng. Dự báo, dịch bệnh sẽ lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước.
Thế nhưng, tận nơi trời Âu xa xôi, “Luật sư” bất tài vô dụng nhưng luôn mơ mộng hoài bão lớn là Nguyễn Văn Đài - một kẻ đang phải sống “ký sinh” ở Cộng hòa liên bang Đức đã đăng trên facebook cá nhân của mình dòng trạng thái, rằng: “Cách ly toàn xã hội 15 ngày! Hàng triệu người lao động nghèo và gia đình họ sẽ sống ra sao?...”, thoạt nhìn vào dòng trạng thái trên, người dùng mạng xã hội dễ bị ngộ nhận sự quan tâm của Đài trong mùa dịch đối với đời sống của người dân, nhất là những người lao động nghèo. Nhưng không che dấu được dã tâm chính trị của Đài là dùng miệng lưỡi không xương để công kích, xỉa xói Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tre Việt thông tin để Đài biết, cách ly toàn xã hội đây là một tình huống pháp lý không trái pháp luật để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân; mang ý nghĩa giữ khoảng cách trong xã hội, nhằm giữ khoảng cách giữa người với người, không phải là phong tỏa xã hội, chưa phải tình trạng khẩn cấp về y tế, không ngăn cấm giao thông, "ngăn sông cấm chợ"; chúng ta vẫn phải duy trì sản xuất và lưu thông hàng hóa. Theo đó, để bảo đảm cuộc sống cho người dân trong thời gian cách ly, đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, đến ngày 31/3, cả 63/63 tỉnh, thành phố đã có phương án cung cấp hàng hóa theo 05 cấp độ, bảo đảm lượng dự trữ hàng hóa trên 300%, trong đó đặc biệt chú trọng đến 13 mặt hàng thiết yếu, như: gạo, thịt, rau củ quả, nước uống, khẩu trang, v.v. Còn việc thực hiện chế độ an sinh xã hội, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều người lao động phải nghỉ việc, giảm lương, người nghèo gặp khó khăn; vì vậy, chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ chiều 31/3 về chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, tình thế cấp bách hiện nay đòi hỏi cơ quan điều hành trước mắt phải lo cho cuộc sống người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, người làm bán thời gian, người mất việc làm, thu nhập để bảo đảm đời sống ở mức cơ bản tối thiểu. Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng cho ý kiến về các mức hỗ trợ trực tiếp với tổng số tiền ước tính khoảng 28.000 - 30.000 tỷ đồng, cả ngân sách Trung ương và địa phương. Nguồn này sẽ dành hỗ trợ cho 05 nhóm đối tượng, là: hộ nghèo, cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội và người có công; người lao động có hợp đồng lao động với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn nhất phải dừng kinh doanh, người lao động tự do, không có việc làm, v.v. Theo đó, mức hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo (đối tượng mà Đài tỏ ra quan tâm) là 01 triệu đồng/người/tháng, trước mắt hỗ trợ 03 tháng (tháng 4, 5, 6/2020). Không những vậy, việc thực hiện chế độ an sinh xã hội trong chiến dịch phòng, chống dịch COVID-19 thời gian vừa qua, Việt Nam đã làm rất tốt, được nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, Đài không phải “lo bò trắng răng”.
Hầu hết mọi người đều không ra đường,
nếu không thật sự có công việc cần thiết (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Theo thông tin Tre Việt được biết, ngay sau khi lệnh cách ly xã hội có hiệu lực từ 0 giờ ngày 01/4 để phòng tránh dịch COVID-19, những thay đổi rõ nét đã được thể hiện khắp các phố phường, miền quê. Đường phố vắng vẻ, từ thành thị đến nông thôn, người dân nghiêm túc thực hiện cách ly xã hội.
Vì vậy, ở nơi trời Âu xa xôi ấy, thay vì “than ngắn, thở dài” với những giọng điệu lạc lõng, lợi dụng dịch bệnh để kích động nhân dân, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, Đài hãy lo phòng dịch COVID-19 cho bản thân đi, kẻo lại bị nhiễm virus Corona, không chữa được thì làm sao có thể xỏ xiên, hay “than ngắn, thở dài” được nữa!




Thói “Suy bụng ta ra bụng người”



Tre Việt - Ngày 01/4/2020, trên facebook Việt Tân có bài: “Tại sao Việt Nam rất ít ca nhiễm dịch Vũ Hán và không có tử vong?” của  Lê Ánh. Ngay tên bài viết đã thấy thái độ không đàng hoàng của tay này. Không biết hắn ta gọi dịch COVID-19 là dịch Vũ Hán để ám chỉ gì? Không đàng hoàng ở chỗ đó. Sự không đàng hoàng thể hiện rõ trong bài viết, khi hắn cho rằng, lý do chính để Việt Nam “rất ít ca nhiễm dịch” và “không có tử vong” là do quy định: “chỉ có Bộ Y tế mới được khẳng định dương tính hay không”. Đây là thói “suy bụng ta ra bụng người”, rất xấu mà ông cha ta đã phê phán.
Theo quy định, các bộ, địa phương ở Việt Nam đều có người (cơ quan) phát ngôn. Bình thường thì định kỳ người phát ngôn thay mặt cho bộ, ngành, địa phương phải cung cấp thông tin cho báo chí. Chỉ người (cơ quan) được giao trách nhiệm phát ngôn của bộ, ngành, địa phương mới có thông tin  đầy đủ, toàn diện nên cung cấp thông tin cho báo chí mới chính xác, toàn diện, đẩy đủ; các đối tượng khác nếu có phát ngôn thì chỉ biết lĩnh vực mình phụ trách nên bị phiến diện, dễ dẫn đến hiểu nhầm trong xã hội.
Chống dịch COVID-19 là công việc của quốc gia đại sự, Bộ Y tế là cơ quan chủ lực trong phòng, chống dịch, nên mọi thông tin từ công tác chống dịch của các bộ, ngành, địa phương khác đều phải báo cáo về Bộ Y tế, trên cơ sở đó, Đảng, Chính phủ mới có đầy đủ thông tin, có nhận định đúng, đưa ra các chủ trương, giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả, kịp thời. Nếu địa phương nào cũng phát ngôn thì người dân chỉ biết thông tin ở địa phương đó, không biết cả nước thế nào. Vậy nên, Bộ Y tế tổng hợp và định kỳ (hằng ngày hay hai ngày…) mới cung cấp thông tin cho xã hội biết. Vì thế, Bộ Y tế là cơ quan phát ngôn về công tác phòng, chống dịch COVID-19 là hoàn toàn phù hợp. Không vì thế mà nghĩ rằng “Bộ Y tế làm đẹp số liệu để công bố”. Nên nhớ, trong chống dịch COVID-19, không chỉ có Việt Nam, mà còn có các tổ chức quốc tế theo dõi, giám sát, để đưa ra các khuyến cáo, như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nên không phải Việt Nam muốn công bố số liệu thế nào cũng được. Tại sao ở Việt Nam số ca mắc COVID-19 ít và đến hiện tại không có người tử vong vì virus Corona như bài viết đặt nghi vấn? Đó là quyết tâm của cả nước, sự lãnh đạo kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thường xuyên và trực tiếp là Ban Chỉ đạo chống dịch COVID-19 Quốc gia, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban. Các biện pháp chống dịch của Việt Nam đưa ra thường cao hơn khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Vì thế, nhiều nước, tổ chức quốc tế và người nước ngoài đánh giá cao vai trò của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong phòng, chống Dịch và họ thấy may mắn khi được sống và làm việc ở Việt Nam. Số ca mắc virus Corona ít và đến hiện tại không có người tử vong vì dịch này là vì thế.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quang Ninh phối hợp với Công an,
dân phòng địa phương chốt chặn đường mòn biên giới
Hắn ta viết: biên giới Viêt Nam với Trung Quốc mở “toang”, trong khi Trung Quốc là ổ dịch, số người Trung Quốc sang làm việc ở Việt Nam nhiều mà Việt Nam vẫn ít số ca nhiễm Corona? Xin thưa không phải biên giới Việt Nam mở “toang”, mặc dù hai nước không đóng biên giới, nhưng đường mòn lối mở được xiết chặt (lực lượng Biên phòng lập chốt, lán trực 24/24 tại các đường mòn, lối mở), kiểm tra chặt chẽ người và phương tiện qua lại hai bên biên giới cùng với các biện pháp phòng, chống dịch chặt chẽ, hiệu quả nên giao thương hai bên vẫn được tiến hành, nhưng người luôn an toàn, không bị lây nhiễm. Không riêng gì người Trung Quốc mà tất cả người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài về nước đều được cách ly 14 ngày, để sàng lọc bệnh nhân, tránh lây lan virus Corona ra cộng đồng. Những người đã nhập cảnh vào Việt Nam nhưng chưa kịp cách ly thì có các biện pháp truy tìm và mời vào khu cách ly. Vì thế, bên cạnh Trung Quốc, người Trung Quốc và nhiều người từ các tâm dịch khác nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng số ca mắc virus Corona ở Việt Nam vẫn ít. Vì thế, bỏ ngay thói xấu: “Suy bụng ta ra bụng người”./.