Jun 20, 2018

Hành động trơ trẽn của RSF


Tre Việt - Sau khi kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV của Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng, một số tổ chức quốc tế thiếu thiện chí với Việt Nam đã lợi dụng diễn đàn mạng lên tiếng phản đối, kêu gọi hủy bỏ, thu hồi Luật này. Điển hình là Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF). Ông Daniel Bastard, người đứng đầu văn phòng phụ trách châu Á - Thái Bình Dương của RSF nói trên kênh VOA tiếng Việt: “Chúng tôi yêu cầu các nhà lập pháp Việt Nam thu hồi luật mới khắc nghiệt này, vốn là công cụ để củng cố sự kiểm soát của Chính phủ đối với việc tiếp cận thông tin” (!)Đây là hành động trơ trẽn, cố tình xuyên tạc Luật An ninh mạng, vi phạm trắng trợn quyền tự quyết của Việt Nam, cần bị vạch trần, lên án. Bởi vì:
Thứ nhất, hiện nay mỗi năm Việt Nam đang bị hàng nghìn cuộc tiến công từ bên ngoài trên không gian mạng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, gây thất thoát, thiệt hại lớn về kinh tế. Cùng với đó, các đối tượng xấu gia tăng thực hiện xâm nhập, thu thập thông tin, tài liệu trái pháp luật; đồng thời, lợi dụng mạng internet để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, v.v. Nên Quốc hội Việt Nam thảo luận, thông qua Luật An ninh mạng là rất cần thiết, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là việc làm hoàn toàn bình thường, thể hiện quyền tự quyết của mỗi quốc gia, dân tộc.
Thứ hainhững quy định các hành vi bị nghiêm cấm; những nội dung thông tin không được đăng tải, phát tán trên không gian mạng; việc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, mạng internet,… trong Luật An ninh mạng đã thể chế hóa đầy đủ, bảo đảm tôn trọng quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo đúng các quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. 
Thứ baLuật An ninh mạng vừa thông qua đã được lấy ý kiến, thảo luận kỹ càng, thận trọng của các đại biểu quốc hội - những người đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của nhân dân và được biểu quyết tán thành với tỷ lệ 86,86%, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. 
Vì thế, chẳng có hà cớ gì mà RSF lại cho rằng: Luật An ninh mạng khắc nghiệt, là công cụ để củng cố sự kiểm soát của Chính phủ đối với việc tiếp cận thông tin. Thật nực cười./.

Luật An ninh mạng - công cụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và quyền con người


Tre Việt - Ngày 12-6-2018, với 423 phiếu thuận, Luật An ninh mạng, với 07 chương, 43 điều đã được kỳ họp thứ 5,  Quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01-01-2019. Sự ra đời của Luật An ninh mạng với những quy định để hoạt động trên không gian mạng được an toàn, không gây phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; đồng thời, quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ấy thế mà, ngay sau đó, trên VOA, BBC, RFAvà một số trang mạng đăng tuyên bố của một số tổ chức, cá nhân lên tiếng phản đối, như: Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc chuyên trách Đông Nam Á; Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI); Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), v.v. Họ cho rằng, một số điều khoản trong Luật, nhất là ở Điều 8 là: “trái với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị”, gây “hậu quả tai hại cho tự do ngôn luận ở Việt Nam”,… và yêu cầu Việt Nam“thu hồi luật mới khắc nghiệt này”. Thậm chí, Daniel Bastard (người đứng đầu văn phòng phụ trách Châu Á - Thái Bình Dương trong RSF) còn ngang ngượcxuyên tạc, vu cáo Luật này là: “… công cụ để củng cố sự kiểm soát của chính phủ đối với việc tiếp cận thông tin” (!) Đây là những tuyên bố, đòi hỏi phi lý của những tổ chức, cá nhân mang tư tưởng cực đoan, chuyên xuyên tạc tình hình nhân quyềViệt Nam. Hành động của họ đã vi phạm các điều ước quốc tế về quyền con người, cổ vũ cho những hành động gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở đất nước Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. 
Họ không xứng với danh xưng mỹ miều đang mang.
Thực tế cho thấy, Điều 8, Luật An ninh mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nghiêm cấm các hành động sau: (1) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, xúc phạm dân tộc, quốc kỳ…; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; (2) Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng như kêu gọi tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ; (3) Làm nhục, vu khống như xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; (4) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội bằng không gian mạng; (5) Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật; (6) Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như thông tin sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa…; thông tin sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử,…; (7) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; (8) Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật; (9) Thông tin hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; (10) Cố ý xóa, làm hư hỏng, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước; bí mật kinh doanh, cá nhân, gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng; cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, kinh doanh, cá nhân và đời sống riêng tư; (11) Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc đàm thoại; hành vi cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.
Cùng với đó, Điều 8 của Luật này cũng cấm các hành vi lợi dụng hoạt động mạng để xâm phạm chủ quyền, như: (1) Sản xuất, đưa vào sử dụng phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác; (2) Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng; lợi dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia; (3) Thực hiện tấn công, khủng bố mạng; làm sai lệch, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; (4) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép; (5) Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng, v.v. Luật cũng quy định rõai vi phạm những điều trên, tùy theo tính chất, mức độ mà người vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ai cũng biết, trước sự phát triển mạnh mẽ của internet và ứng dụng internet vào cuộc sống, chủ quyền, an ninh của các quốc gia, dân tộc, quyền con người không chỉ đơn thuần là những hoạt động trên đất liền, trên biển, trên không, mà còn là những hoạt động trên không gian mạng. Bên cạnh những ưu điểm, những hoạt động trên không gian mạng đã bộc lộ những vấn đề rất nguy hại, nhất là việc lợi dụng không gian mạng để lừa đảo, xuyên tạc, bôi nhọ,… vi phạm quyền con người, quyền của các tổ chức, cá nhân; đồng thời, truyền bá tư tưởng cực đoan, tổ chức lực lượng, khích động bạo lực, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,… làm phương hại đến chủ quyền, an ninh của mi quốc gia và hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như trên thế giới. Bài học về những cái gọi là “cách mạng màu” diễn ra ở Liên Xô, Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi,… nhất là những vụ gây mất trật tự, an toàn xã hội, phá hoại tài sản của nhân dân và Nhà nước ở một số địa phương của Việt Nam ngày 10-6-2018 đã cho thấy rõ hậu quả của việc không gian mạng bị lợi dụng như thế nào. Vì thế, để bảo vệ chủ quyền, an ninh, nhiều quốc gia đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân trên không gian mạng,từng bước luật hóa thành Luật An ninh mạng, trong đó có Việt Nam. Đây là việc làm khách quan, cấp bách để các hoạt động trên không gian mạng luôn hướng tới vì lợi ích chính đáng của con người, bảo vệan ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và chủ quyềnthống nhất của quốc gia, loại trừ những mặt trái trong hoạt động ở không gian mạng
Việc xây dựng, thông qua Luật An ninh mạng của Quốc hội khóa XIV của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là việc làm khách quan, cấp thiết; đồng thời, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc về nhân quyền (năm 1945), Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế của Đại hội đồng Liên hợp quốc (năm 1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc (năm 1966) và thông lệ quốc tế. Sự ra đời của Luật An ninh mạng là công cụ hữu hiệu để Nhà nước Việt Nam bảo đảm ngày càng tốt hơn trong bảo vệ quyền con người, chủ quyền, an ninh quốc gia./.