Tre Việt - Lợi dụng sáng 26/02, tại phiên họp cấp cao Khóa 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam tái ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 – 2028, ngày 29/02, trang facebook Việt Tân đăng bài “Việt Nam lại tái ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc” rêu rao “Việt Nam cố đấm ăn xôi”. Cùng với đó, Việt Tân còn xuyên tạc rằng: “Việt Nam đang cố gắng giữ ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc như một kiểu chứng minh đất nước Việt Nam có nhân quyền, dân chủ và tôn trọng tiếng nói của người dân”.
Cần khẳng định, tiếp nối những đóng góp
tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam, việc Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tuyên bố và kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam tái ứng
cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 - 2028 thể hiện
đường lối, định hướng phát triển hết sức đúng đắn của Việt Nam. Đó còn thể hiện
ở chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc hoạch định những chính sách
phát triển về quyền con người, lấy con người làm trung tâm. Với sự điều hành hết
sức quyết liệt, đạt hiệu quả cao của Chính phủ Việt Nam cùng những nỗ lực, ý thức
của người dân trong việc chấp hành, làm theo quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng, Nhà nước, Việt Nam đã kêu gọi, vận động người dân ủng hộ, tuân thủ chính
sách; đồng thời, đem lại quyền lợi cho người dân, bảo đảm quyền chính đáng của
cộng đồng. Trong năm 2023, kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng trên 5%, với tỉ lệ
hộ nghèo giảm xuống 3%; đồng thời, tiếp tục dành trung bình hằng năm khoảng 3%
GDP cho bảo đảm an sinh xã hội. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo,
qua đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực và quyền lương thực cho hàng triệu
người ở nhiều khu vực trên thế giới. Các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia Hội
đồng Nhân quyền, trong đó có bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới,
chuyển đổi số và quyền con người. Tại Khóa 56 (tháng 6/2024) tới đây, Việt Nam
sẽ đề xuất nghị quyết hằng năm về bảo đảm quyền con người trong bối cảnh biến đổi
khí hậu. Việt Nam đã nộp Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát
(UPR) chu kỳ IV, trong đó đã thực hiện hoàn toàn gần 90% số khuyến nghị nhận được
năm 2019.
Trên bình diện quốc tế, Việt Nam luôn
tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền
Liên hợp quốc từ khi cơ quan này được thành lập. Trong đó, Việt Nam đã đảm nhiệm
thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 -
2016 và nửa đầu nhiệm kỳ 2023 - 2025, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng
cao vị thế, uy tín của đất nước. Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động của Hội
đồng Nhân quyền, thúc đẩy các sáng kiến thể hiện dấu ấn, được cộng đồng quốc tế
đánh giá cao, như: tham gia Nhóm Nòng cốt tại Hội đồng Nhân quyền về “Biến đổi
khí hậu và quyền con người”, trực tiếp là tác giả một số nghị quyết được Hội đồng
Nhân quyền thông qua bằng đồng thuận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với
các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em,…). Việt Nam cũng tham gia đồng tác
giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền trong giai đoạn
này, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ các nhóm
dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xóa bỏ các biện pháp
cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân,
vấn đề dân chủ hóa đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế. Cùng với
đó, Việt Nam còn có nhiều đóng góp, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác và đối thoại
giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng, tiến bộ, hướng
tới con người của Hội đồng Nhân quyền trên những vấn đề còn khác biệt, như: về
quyền sức khoẻ sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ, xóa bỏ phân biệt đối xử,
v.v. Việt Nam cũng đã thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền giữa
các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền
con người nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân
quyền, nhân đạo; gắn với việc phối hợp với các nước đang phát triển đấu tranh để
bảo đảm Hội đồng Nhân quyền hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị
hóa, không can thiệp công việc nội bộ các nước.
Việc Việt Nam tái ứng cử thành viên Hội
đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 - 2028 là thể hiện rõ mong muốn trong
việc đóng góp vào các nỗ lực chung của thế giới, nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền
con người. Đồng thời, cũng khẳng định rằng: Việt Nam hoàn toàn xứng đáng để tái
ứng cử vào tổ chức này, không có chuyện “Việt
Nam cố đấm ăn xôi” như luận điệu xuyên tạc của Việt Tân./.