Oct 17, 2016

Sự thiển cận, lộng ngôn của Nguyễn Quang A

Tre Việt - Ngày 14-10-2016, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4, khóa XII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì đã bế mạc. Tại Hội nghị này Trung ương bàn về những chủ trương, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của đất nước phát triển bền vững và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đây là việc làm nằm trong chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Trong bài phát biểu bế mạc, về công tác xây dựng, chính đốn Đảng, Tổng bí thư đã chỉ ra “những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống” của một bộ phận không nhỏ cán bộ và đảng viên là mối “nguy hiểm khôn lường”, nên cần có những chủ trương, giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi. Trong đó, “tập trung vào 04 nhóm nhiệm vụ, giải pháp” bao gồm: “về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội”. Cấp ủy các cấp sẽ “rà soát, hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên; và phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, của công luận”.
Có thể khẳng định rằng, đây là việc làm cần thiết, một lần nữa thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, tránh nhiệm của Đảng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tiễn lịch sử của dân tộc Việt Nam chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và Nhà nước có cơ sở chính trị, pháp lý rõ ràng; mọi sự thắng lợi của dân tộc Việt Nam từ năm 1930 đến nay đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là sự thật lịch sự không thể bác bỏ. Cho nên, Đảng luôn tự thấy mình hằng ngày, hằng giờ phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đáp ứng với vai trò lịch sử mà nhân dân đã giao phó. Vì vậy, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối để củng cố về tổ chức, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, kiên quyết ngăn chặn, loại trừ những hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống làm ảnh hưởng đến sức lãnh đạo, uy tín của Đảng, làm cho “lòng dân, ý Đảng” luôn hòa quyện. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã một lần nữa đáp ứng yêu cầu đó và được dư luận các tầng lớp nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đồng tình, ủng hộ.
Thế mà, Nguyễn Quang A, người có học vị tiến sĩ, tự nhận mình là một “nhà dân chủ”, luôn “vì nước, vì dân”, khi trả lời phỏng vấn phóng viên An Tôn, thuộc VOA tiếng Việt lại có những phát biểu cho rằng 04 giải pháp của Trung ương 4 (khóa XII) là: “Hoàn toàn vô nghĩa”. Thật là thiển cận.
Nguyễn Quang A
Về mặt khoa học, đứng trước một hiện tượng đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức đều cần tìm rõ căn nguyên sâu xa làm nó nảy sinh và những tác động đến cuộc sống. Trên cơ sở đó, tìm ra những giải pháp để thúc đẩy hiện tượng (nếu nó là hiện tượng tốt), hoặc ngăn chăn, diệt trừ (nếu là hiện tượng xấu). Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một phận cán bộ, đảng viên là một hiện tượng xấu, mà căn nguyên của nó được Đảng Cộng sản chỉ ra chủ yếu là từ sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cá nhân và tổ chức đảng các cấp chưa có biện pháp đủ mạnh, hữu hiệu để ngăn chặn, loại trừ, nên nó đã để lại những hệ lụy khó lường. Vì thế hiện tượng xấu này nhất thiết cần phải loại bỏ. Để làm được điều này, Trung ương Đảng đã đề ra 04 nhóm giải pháp nêu trên; qua đó làm cho mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải làm tốt chức năng, chức trách nhiệm vụ theo quy định; thấy rõ trách nhiệm đối với Đảng, đất nước và chính mình để không ngừng học tập, rèn luyện, tự phê bình và phê bình, kiên quyết loại trừ những hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, loại trừ những hệ lụy xấu do nó để lại. Như vậy, nội dung các giải pháp đồng bộ này đã thấm đẫm tính khoa học.
Về thực tiễn, cuộc đấu tranh này là hết sức gian khổ, diễn ra trong từng con người và tổ chức cụ thể, liên quan đến sinh mệnh chính trị của từng cá nhân, gia đình và tổ chức và sự phát triển của đất nước. Vì vậy, phải được làm hết sức cẩn trọng với những hệ thống giải pháp đồng bộ, để vừa cảnh báo, bảo vệ, vừa loại trừ những tác động xấu đến chính cán bộ, đảng viên, gia đình họ và những hệ lụy xấu tác động đến đời sống chính trị - xã hội của đất nước.

Thế mà Nguyễn Quang A “không biết”. Vì thiển cận, nên ông ta không xứng với học vị tiến sĩ./. 

Những kẻ núp bóng tôn giáo để chống phá đất nước nhất định bị lên án và pháp luật xử lý

Tre Việt - Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Mặc dù nguồn gốc hình thành khác nhau, từ nội tại nhu cầu văn hóa tâm linh của đất nước hay du nhập từ nước ngoài bằng những con đường khác nhau, nhưng cộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam đều luôn đoàn kết, thực hiện sống “tốt đời, đẹp đạo”, gắn bó, phục vụ lợi ích của nhân dân và dân tộc. Qua đó, góp phần quan trọng làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng, đặc sắc; đồng thời, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Từ khi ra đời đến nay, với cương lĩnh chính trị, đường lối đúng đắn, gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc đoàn kết, đứng lên đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Ngày nay, đất nước đã và đang tiếp tục thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và đạt được những thành tựu to lớn mang ý nghĩa lịch sử. Trong công cuộc trường chinh ấy có công lao to lớn của đồng bào các tôn giáo. Đây là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đại đa số những tín đồ tôn giáo chân chính luôn phấn đấu để “nước vinh, đạo sáng”, thì không ít kẻ núp bóng tôn giáo có những hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật, thậm chí mưu đồ chống đối sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp. Điều đáng tiếc là trong số này, có những chức sắc, chức việc tôn giáo.
Thời gian gần đây, tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp. Ở trong nước, một số chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong nước gặp khó khăn, sự cố,… những kẻ đội lốt tôn giáo có hoạt động vi phạm pháp luât, chống phá quyết liệt sự phát triển của đất nước. Trong đạo Phật, có thể kể ra đây kẻ tự xưng là “hòa thượng” Thích Không Tánh, thuộc cái giọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất(!). “Hòa thượng” này cho rằng: Chùa Liên Trì là cơ sở của Phật giáo và việc Nhà nước giải tỏa là vi phạm quyền tự do tôn giáo, đàn áp tôn giáo(!) Thực chất không phải vậy, ở đó không có cái là Chùa, mà chỉ là khu đất thờ tự, do người dân tự xây dựng nên và Thích Không Tánh đã vào ở, lấn chiếm, xây dựng trái phép. Hơn nữa, ngày nay ở Việt Nam không có cái gọi là Giáo hội Phát giáo Việt Nam thống nhất, mà chỉ có Giáo hội Phật giáo Việt Nam; “Chùa” không phải là cơ sở thờ tự được các cấp có thẩm quyền của Nhà nước cấp phép cho xây dựng. Như vậy, hành vi của Thích Không Tánh là núp bóng tôn giáo, vi phạm pháp luật và cần phải lên án, nghiêm trị. Trong Công giáo, một số ít chức sắc, chức việc, núp bóng tôn giáo này có những hoạt động đi ngược với giáo lý, giáo luật, chủ trương, đường hướng của Giáo hội, chống phá chính quyền các cấp quyết liệt. Có thể kể ra đây một số kẻ chủ chăn, như: Nguyễn Thái Hợp, Trần Đình Lai, Phan Văn Lợi, Đặng Hữu Nam, v.v. Họ sử dụng “quyền năng” tôn giáo để trực tiếp xuyên tạc tình hình ô nhiễm biển ở 04 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế do Công ty Formosa gây ra, xuyên tạc chính sách hỗ trợ nhân dân trên địa bàn của Nhà nước, xúi dục, tổ chức, buộc bà con giáo dân giáo phận Vinh và các giáo xứ: Phú Yên, Đồng Yên, Yên Lạc,… bỏ công ăn, việc làm, tụ tập đông người, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Không chỉ vậy, các chủ chăn này còn nối giáo cho các thế lực phản động bên ngoài chống phá sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tế cho thấy, những hành động đó là vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh của người theo đạo và không theo đạo, hình ảnh đất nước Việt Nam năng động, hòa bình, nhân văn mến khách.

Những hành động này  nhất định bị lên án và trừng trị trước pháp luật một cách nghiêm minh. Mong rằng, bà con giáo dân cần tỉnh táo trước những lời nói, hành động phản dân, hại nước của những kẻ “chủ chăn” trên, sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng cuộc sống của chính mình và đất nước giàu mạnh.