Tre Việt - Việt Nam là một
quốc gia đa tôn giáo. Mặc dù nguồn gốc hình thành khác nhau, từ nội tại nhu cầu
văn hóa tâm linh của đất nước hay du nhập từ nước ngoài bằng những con đường
khác nhau, nhưng cộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam đều luôn đoàn kết, thực hiện
sống “tốt đời, đẹp đạo”, gắn bó, phục vụ lợi ích của nhân dân và dân tộc. Qua
đó, góp phần quan trọng làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng, đặc sắc;
đồng thời, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình dựng
nước và giữ nước.
Từ khi ra đời đến
nay, với cương lĩnh chính trị, đường lối đúng đắn, gương cao ngọn cờ độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn
dân tộc đoàn kết, đứng lên đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, tự
do, hạnh phúc cho nhân dân. Ngày nay, đất nước đã và đang tiếp tục thực hiện sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng với mục tiêu: dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và đạt được những thành tựu to lớn
mang ý nghĩa lịch sử. Trong công cuộc trường chinh ấy có công lao to lớn của đồng
bào các tôn giáo. Đây là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đại đa số
những tín đồ tôn giáo chân chính luôn phấn đấu để “nước vinh, đạo sáng”, thì
không ít kẻ núp bóng tôn giáo có những hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội,
vi phạm pháp luật, thậm chí mưu đồ chống đối sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý,
điều hành của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp. Điều đáng tiếc là trong số
này, có những chức sắc, chức việc tôn giáo.
Thời gian gần
đây, tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp. Ở trong nước,
một số chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong nước gặp khó
khăn, sự cố,… những kẻ đội lốt tôn giáo có hoạt động vi phạm pháp luât, chống
phá quyết liệt sự phát triển của đất nước. Trong đạo Phật, có thể kể ra đây kẻ
tự xưng là “hòa thượng” Thích Không Tánh, thuộc cái giọi là Giáo hội Phật giáo
Việt Nam thống nhất(!). “Hòa thượng” này cho rằng: Chùa Liên Trì là cơ sở của
Phật giáo và việc Nhà nước giải tỏa là vi phạm quyền tự do tôn giáo, đàn áp tôn
giáo(!) Thực chất không phải vậy, ở đó không có cái là Chùa, mà chỉ là khu đất
thờ tự, do người dân tự xây dựng nên và Thích Không Tánh đã vào ở, lấn chiếm,
xây dựng trái phép. Hơn nữa, ngày nay ở Việt Nam không có cái gọi là Giáo hội
Phát giáo Việt Nam thống nhất, mà chỉ có Giáo hội Phật giáo Việt Nam; “Chùa”
không phải là cơ sở thờ tự được các cấp có thẩm quyền của Nhà nước cấp phép cho
xây dựng. Như vậy, hành vi của Thích Không Tánh là núp bóng tôn giáo, vi phạm
pháp luật và cần phải lên án, nghiêm trị. Trong Công giáo, một số ít chức sắc,
chức việc, núp bóng tôn giáo này có những hoạt động đi ngược với giáo lý, giáo
luật, chủ trương, đường hướng của Giáo hội, chống phá chính quyền các cấp quyết
liệt. Có thể kể ra đây một số kẻ chủ chăn, như: Nguyễn Thái Hợp, Trần Đình Lai,
Phan Văn Lợi, Đặng Hữu Nam, v.v. Họ sử dụng “quyền năng” tôn giáo để trực tiếp
xuyên tạc tình hình ô nhiễm biển ở 04 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế do Công ty Formosa gây ra, xuyên tạc chính sách hỗ trợ nhân dân
trên địa bàn của Nhà nước, xúi dục, tổ chức, buộc bà con giáo dân giáo phận
Vinh và các giáo xứ: Phú Yên, Đồng Yên, Yên Lạc,… bỏ công ăn, việc làm, tụ tập
đông người, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Không chỉ vậy,
các chủ chăn này còn nối giáo cho các thế lực phản động bên ngoài chống phá sự
phát triển bền vững của đất nước. Thực tế cho thấy, những hành động đó là vi phạm
pháp luật, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, ảnh
hưởng đến đời sống dân sinh của người theo đạo và không theo đạo, hình ảnh đất
nước Việt Nam năng động, hòa bình, nhân văn mến khách.
Những hành động
này nhất định bị lên án và trừng trị trước
pháp luật một cách nghiêm minh. Mong rằng, bà con giáo dân cần tỉnh táo trước
những lời nói, hành động phản dân, hại nước của những kẻ “chủ chăn” trên, sống
“tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng cuộc sống của chính mình và đất nước giàu
mạnh.
2 comments:
Bất kể công dân Việt Nam nào, theo tôn giáo nào mà vi phạm pháp luật đều phải nghiêm trị. Một tổ chức tôn giáo cụ thể đều nằm trong lãnh thổ của một quốc gia và chỉ khi được quốc gia đó cấp phép thì mới chính danh và được hoạt động. Cho nên, tín đồ của tổ chức tôn giáo ấy cũng là công dân của quốc gia đó, chịu sự quản lý nha nước về pháp luật. Vì thế, mấy kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá phải nghiêm trị.
Cần phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp coi thường kỷ cương phép nước
Post a Comment