Dec 30, 2022

Giai cấp tư sản không còn bóc lột công nhân mà “bóc lột máy móc” - quan điểm hoàn toàn phi lý

 Tre Việt - Ngày nay, với sự phát triển nhanh, mạnh của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, máy móc và các thiết bị robot đã dần thay thế con người trong lao động sản xuất; nhiều nhà máy, xí nghiệp máy móc còn giữ vai trò quan trọng, khiến cho lực lượng lao động thuyên giảm. Lợi dụng vấn đề này, thời gian qua, có quan điểm cho rằng, giai cấp tư sản không còn bóc lột công nhân mà “bóc lột máy móc”. Có thể nhận thấy, đây là cách đánh tráo khái niệm, làm cho mọi người lầm tưởng là giai cấp tư sản là tiến bộ, không còn bóc lột công sức của người lao động, từ đó phê phán chế độ xã hội chủ nghĩa. Tre Việt cho rằng, quan điểm hoàn toàn phi lý, bởi:

Thứ nhất, hiện nay trong các nhà máy, xí nghiệp, việc hiện đại hóa các trang thiết bị, mãy móc sản xuất là nhu cầu tất yếu, nhờ máy mọc và các thiết bị hiện đại mà sản phẩn được làm ra nhiều hơn, từ đó mang lại nguồn thu cho các nhà máy, xí nghiệp; đồng thời cũng giảm bớt hoạt động chân tay của người lao động. Điều đó gây ra một quan niệm sai lầm, phi lý là máy móc cũng tạo ra giá trị thặng dư và giai cấp tư sản không bóc lột công nhân mà bóc lột máy móc. Tuy nhiên, máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng cần đến người công nhân “hà hơi”, “tiếp sức”, máy móc không tự nó chạy được mà phải có người cho nó chạy, phải theo dõi quá trình vận hành để xử lý các sự cố. Nói cách khác, nếu không có người công nhân giám sát điều hành thì máy móc cũng không thể hoạt động, khi đó máy móc, thiết bị cũng chỉ là đống sắt vụn. Do đó, giá trị thặng dư nhìn bên ngoài có nhiều người lầm tưởng là máy móc tạo ra nhưng thực chất giá trị thặng dư mà các nhà máy, xí nghiệp được hưởng lại do người công nhân, những người lao động chân chính tạo ra.

Thứ hai, đúng là trong giai đoạn tự động hóa, sức lao động của người công nhân được giảm một cách đáng kể, máy móc không những thay thế lao động cơ bắp mà còn thay thế cả một phần lao động trí óc của con người. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng sản xuất tự động hóa không phải dùng ít lao động chân tay đến mức như người ta tưởng, thậm chí còn nhiều hơn. Thực tế xã hội hiện đại ngày nay, nhờ máy móc mà các lao động cơ bắp được giảm, nhưng số người lao động phải đi làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp cho các ông chủ tư sản vẫn cứ tăng lên. Phải chăng các nhà tư bản hiện đại phải chi trả tiền lương cho công nhân quá lớn nên họ lựa chọn các địa điểm đầu tư tại những khu vực công nhân vừa có tay nghề cao, lại vừa trả tiền công thấp, rồi từ đó cho rằng máy móc tạo ra giá trị thặng dư.

Vậy nên, không có chuyện máy móc thay thế người lao động tạo ra giá trị thặng dư và “luận điểm giai cấp tư sản bóc lột máy móc” là hoàn toàn phi lý./.