Apr 26, 2018

RSF lại xuyên tạc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam

Tre Việt - Ngày nay, bất cứ chế độ xã hội pháp quyền nào cũng đều phải bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Đối với Việt Nam, bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí còn được Nhà nước coi là động lực của sự phát triển của đất nước.

Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Đồng thời, ngày 05-4-2016, Quốc hội Việt Nam (khóa XIV) đã ban hành Luật Báo chí, gồm 05 chương, 61 điều, quy định rõ: “… quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí”. Tại Điều 4, chỉ rõ: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí: (1). Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân. (2). Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; b) Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; c) Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân; d) Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; đ) Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam; e) Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.
Như vậy, quyền tư do ngôn luận, tự do báo chí theo các quy định trên, phù hợp với “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” (năm 1966). Tuy nhiên, Công ước này cũng quy định: việc hưởng thụ quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định (được quy định trong pháp luật) để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội. Vì thế, cũng như mọi quốc gia dân chủ trên thế giới, Việt Nam đề ra quy định pháp luật để ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, như các Điều: 79, 88, 258 (của Bộ luật Hình sự); Điều: 6, 10, 28 (Luật Báo chí); Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ “về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet”.
Với quan điểm đúng đắn, khung pháp lý rõ ràng, sự quản lý năng động, tạo điều kiện thuân lợi của cơ quan chức năng, đến nay, Việt Nam đã có trên 900 cơ quan báo chí với đủ mọi loại hình, phương tiện, đáp ứng đầy nhu cầu thông tin về mọi mặt đời sống xã hội của trên 93 triệu người dân trên mọi miền đất nước và đông đảo người Việt định cư ở nước ngoài. Người dân Việt Nam còn có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn, báo chí lớn, như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg, v.v. Qua internet, người dân Việt Nam cũng có thể tiếp cận tin, bài của các cơ quan thông tấn, báo chí như: AFP, AP, BBC, Reuters, Kyodo, v.v. Nhiều tổ chức và chuyên gia quốc tế đánh giá: Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển internet hàng đầu khu vực, đặc biệt là mạng Facebook. Hiện tại, Việt Nam có 50 triệu người sở hữu tài khoản Facebook; trong đó, 30 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di động. Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, mạng Facebook ở Việt Nam phát triển nhanh nhất khu vực và là quốc gia có lượng người dùng internet lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á. Có tới 35 triệu người dùng Facebook hoạt động hằng tháng, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số tại Việt Nam sở hữu tài khoản Facebook.
Như thế, bất cứ tổ chức, cá nhân nào: có tâm, có trí có tầm và có đạo đức đều thấy rõ, ở Việt Nam quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân được bảo đảm một cách vững chắc bằng luật pháp và trên thực tế. Chỉ những kẻ lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, tổ chức, công dân thì sẽ bị cơ quan chức năng điều tra, bắt giữ, xét hỏi, truy tố và được tòa án nhân nhân các cấp xét xử, xử phạt một cách nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Vì thế, cái gọi là Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ra báo cáo thường niên về xếp hạng về tự do báo chí ở các quốc gia trên thế giới (ngày 25-4-2018), cho rằng Việt Nam là “điểm đen về tự do báo chí trên thế giới” là một sự xuyên tạc trắn trợn tình hình tự do báo chí ở Việt Nam ./.