Tre
Việt -
Những ngày đầu tháng 7 vừa qua, một tổ chức có cái tên “tự gọi” rất lạ lẫm
tuyên bố thành lập, đó là: “Nghiệp đoàn độc lập Việt Nam” (VIU). Ngay sau đó, sự
kiện này đã được BBC NEW Tiếng Việt đăng tải bài viết: Nghiệp đoàn độc lập ra đời
“Chỉ vì quyền lợi người lao động Việt Nam”,
trong đó có trích diễn ngôn thành lập của tổ chức này rằng: “Nghiệp đoàn
Độc lập Việt Nam là một tổ chức gồm những người xuất thân từ nhiều ngành nghề
khác nhau, với mục tiêu thành lập các Nghiệp đoàn tự do. Chúng tôi hy vọng sẽ đồng
hành với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của người lao động một cách hữu hiệu, nâng cao đời sống công nhân nhằm
có được sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp đồng thời giúp cho người
lao động Việt Nam được hưởng quyền lợi như ở các quốc gia khác trong Hiệp định Đối
tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại
Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA)”.
Tre Việt thấy rằng, khi Bộ luật Lao động
(sửa đổi) năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, quy định rõ chính quyền và
Nhà nước cho phép chính thức các tổ chức đại diện cho người lao động có tư cách
độc lập có thể đăng ký, hoạt động để chính thức hơn, nhằm thực hiện cam kết các
hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cũng như nhằm đảm bảo tốt hơn cho người
lao động, thì việc một tổ chức công đoàn được thành lập và tồn tại song song với
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là điều đương nhiên. Tuy nhiên, điều Tre Việt
muốn nói về cái gọi là “Nghiệp đoàn độc lập Việt Nam” ở đây chính là sự mập mờ,
tính chính danh và mục đích thực sự từ sự ra đời của tổ chức này.
Thứ
nhất,
về ban điều hành của tổ chức này. Theo
thông báo, gồm: Chủ tịch Bùi Thiện Tri, Phó Chủ tịch Trần Nghĩa Quân, Tổng thư
ký Benn Đặng, người phụ trách tài chính Phùng Tuệ Tâm. Ngoài những cái tên trên
thì tổ chức này không hề cung cấp thêm bất kỳ thông tin về ban điều hành nêu
trên như hình ảnh, tiểu sử, v.v. Sự mập mờ về tiểu sử các thành viên chủ chốt
nêu trên đều khiến chúng ta nghi ngờ về thân phận thực sự của họ. Bên cạnh đó,
tổ chức này cũng không hề công khai về trụ sở hoạt động chính của tổ chức. Có
nghĩa là nó mới chỉ được ra mắt và tồn tại trên “mạng” mà thôi.
Thứ
hai,
về thời gian thành lập. Rõ ràng, Bộ
luật Lao động (sửa đổi) năm 2019, đến ngày 01/01/2021 mới chính thức có hiệu lực.
Có nghĩa còn hơn 01 năm nữa thì tổ chức này mới có thể làm các thủ tục đăng ký
thành lập với chính quyền. Vậy nhưng tại sao đã phải vội vã thành lập khi Bộ luật
Lao động chưa có hiệu lực, mặt khác và việc tổ chức này ra đời cũng chưa được chính
quyền nhà nước chấp thuận. Vì thế, sự ra đời một cách vội vã này phải chăng là với
mục đích gây dựng danh tiếng, tranh thủ và tranh giành ảnh hưởng đối với các tổ
chức công đoàn (nếu có) được thành lập sau ngày 01/01/2021.
Thứ
ba,
về mặt truyền thông. Bên cạnh việc tổ
chức này tự ra thông cáo trên trang Web riêng của mình thì các đài, báo, như:
BBC, RFI, VOA,… cùng nhiều blog thiếu thiện chí với Đảng và Nhà nước Việt Nam,
đều đồng loạt đưa tin, quảng bá cho tổ chức này. Các nhà “rân chủ” cũng vì thế
mà cảm thán, hùa theo. Việc quảng bá một cách rầm rộ như trên dường như đang muốn
thu hút, lôi kéo, gây dựng lực lượng ở trong nước từ sớm.
Thứ
tư,
trong thông cáo của “Nghiệp đoàn độc lập
Việt Nam” có nêu: “Hy vọng sẽ đồng
hành với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam” nhưng ngay trong những bài phỏng vấn,
bài viết đầu tiên, Benn Đặng, Tổng thư ký của Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam đã khẳng
định: “Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam vừa được thành lập với hy vọng đại diện cho
quyền lợi chính đáng của người lao động, sẵn sàng “cạnh tranh” với Tổng Liên
đoàn lao động Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này
có thể được hiểu là một sự cạnh tranh về tầm ảnh hưởng đối với công nhân hay
sâu xa hơn chính là sự cạnh tranh về chính trị.
Qua những dẫn chứng trên đây, thấy rằng,
cái gọi là: “Nghiệp đoàn Việt Nam độc lập” khiến chúng ta đặt nhiều dấu hỏi
nghi ngờ, liệu đó có thực sự “Chỉ vì quyền lợi người lao động Việt Nam” hay
không? Hay chỉ là một tổ chức chính trị trá hình. Bài học từ “Công đoàn đoàn kết
Ba Lan” trong những năm 80 của thế kỷ XX vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn, chỉ từ
một tổ chức lấy danh nghĩa bảo vệ quyền lợi cho công nhân, nhưng bị các thế lực
thù địch lợi dụng, đã biến thành một tổ chức chính trị đối lập để lật đổ sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Ba Lan. Vì vậy, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, chủ
động theo dõi, nắm chắc hoạt động, kịp thời ngăn chặn, làm thất bại âm mưu chống
phá Đảng, Nhà nước của tổ chức này, không để Việt Nam trở thành Ba Lan thứ
hai./.