May 25, 2015
TRUNG QUỐC DỪNG NGAY CÁC HÀNH ĐỘNG PHI PHÁP Ở BIỂN ĐÔNG
Tre Việt - Thế
giới đã và đang chứng kiến Trung Quốc
ngang ngược
tăng cường các hoạt động phi pháp trên Biển Đông, trong đó có
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam . Họ xâm chiếm Hoàng Sa, tuyên
bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, biến một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc
chủ quyền của Việt Nam) thành đảo nổi, đơn phương đưa ra cái gọi là “lệnh cấm
đánh bắt cá trên Biển Đông, v.v. Những hành động đó của Trung Quốc
là phi pháp coi thường luật pháp và công luận quốc tế.
Thực
tế cho thấy, Trung Quốc luôn tìm mọi cách để hợp thức hóa cái gọi là “đường
lưỡi bò” và “chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Họ
đã sử dụng vũ lực để đánh chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa và một
số thực thể phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam . Họ ngang nhiên từng bước biến
Hoàng Sa thành “quận, huyện”, xây dựng các căn cứ kinh tế, quân sự, hậu cần, kỹ
thuật; tiến hành biến một số bãi đá, bãi cạn ở Trường Sa thành đảo nổi. Từ những
căn cứ này, họ âm mưu tiến hành xâm lược ra toàn bộ Biển Đông.
Những
việc làm của Trung Quốc nói trên là đi ngược lại các nguyên tắc của luật pháp
quốc tế, các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
Biển năm
1982 (UNCLOS 1982). Nhưng với bản chất
“vừa ăn cướp, vừa la làng”, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách thanh minh, biện
bạch rằng, họ có quyền làm như vậy vì đây
là “nhà”, là “vườn” của họ; các nước khác cũng đang xây đảo trên Trường Sa(!)
Đây là những lập luận ngụy biện! Bởi quần đảo Hoàng Sa và phần lớn quần đảo
Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử
đã chiếm hữu 02 quần đảo này từ khi còn vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.
Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, rõ ràng, liên tục và hòa
bình; phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế hiện hành. Việt
Nam có đầy đủ các căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý đề
chứng minh và bảo vệ cho chân lý này. Nhiều học giả quốc tế, thậm chí cả học giả
Trung Quốc cũng đã chỉ rõ cơ sở lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phê phán,
bác bỏ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
không phải là “nhà”, là “vườn” của họ. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đoạt
“nhà, vườn” của Việt Nam - đó là thực tế
không thể chối cãi được. Việc chiếm đóng và tiến hành xây dựng trên các thực
thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn phi pháp, vi phạm
chủ quyền quốc gia của Việt Nam, làm mất an ninh đường hàng không, hàng hải
quốc tế qua Biển Đông.
Dư
luận quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới đã thấy rõ sự nguy hiểm và
phi pháp của Trung Quốc, nhất là hành động đã và đang bồi đắp, xây cất biến
những bãi đá thành đảo nổi có các đường băng sân bay, các công trình quân sự,
các khu dịch vụ kinh tế, kỹ thuật, hậu cần. Đây là mối hiểm họa hiện hữu, hội
đủ các điều kiện để trước mắt là khống chế và cản trở việc thông thương qua lại
của tàu thuyền, máy bay các nước hoạt động qua Biển Đông; sớm khống chế toàn
diện, tiến tới độc chiếm Biển Đông theo đúng kịch bản mà Trung Quốc đã ôm ấp từ
lâu. Vì thế dư luận quốc tế cực lực lên án những hành động của Trung Quốc.
Nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng, tình hình Biển Đông nóng lên là bởi những
hành động phi pháp của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Trung Quốc hành xử văn
minh, theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tôn trọng các quyền và
lợi ích chính đáng của các nước có liên quan đến Biển Đông, trong đó có Việt
Nam.
Nhân đây, chúng ta cùng nói thêm về đảo, đảo nhân
đạo trong luật pháp quốc tế. Theo Điều
121 về Chế độ các đảo của UNCLOS 1982 - văn kiện được coi là Hiến chương của
thế giới về đại dương - đảo là một vùng đất
hình thành tự nhiên, có nước bao bọc, khi thủy triều lên vẫn nổi trên mặt nước. Các bãi đá, đảo đá không thể duy trì sự sống con người
hay đời sống kinh tế thì không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Như vậy, một hòn đảo phải hình thành tự nhiên và vẫn
nổi trên mặt nước khi thủy triều dâng, có thể duy trì sự sống con người với đời
sống kinh tế riêng thì mới đem lại nhiều ý nghĩa cho bên tuyên bố chủ quyền. Hiện nay, chưa có văn bản luật quốc tế nào định nghĩa về đảo nhân tạo, kể
cả UNCLOS 1982 hay Công ước Thềm lục địa 1958. Tuy nhiên, giới học giả luật
pháp quốc tế chấp nhận một định nghĩa là: Đảo
nhân tạo là một nền tảng cố định vĩnh viễn hoặc tạm thời do con người tạo nên
bằng cách đặt, đổ lên các vật chất tự nhiên như sỏi, cát và đá, bao quanh là
nước và nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Mặc dù không định nghĩa về
đảo nhân tạo, nhưng UNCLOS 1982 lại quy định: Trong vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của mình, quốc gia ven biển có quyền xây dựng, cho phép và quy
định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, áp dụng quyền tài phán
đặc biệt, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh
và nhập cư. Nhưng, theo Điểm 8, Điều 60, UNCLOS 1982: Các đảo nhân tạo không được hưởng quy chế của các đảo. Chúng không có
lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch
định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Như vậy,
quốc gia ven biển không thể “nhờ” đảo nhân tạo mà “nới” thêm chủ quyền. Việc
Trung Quốc bồi đắp xây đảo nhân tạo ở Trường Sa trên các bãi đá: Gạc Ma, Subi,
Gaven, Châu Viên, Tư Nghĩa, Vành Khăn,… là hành động vi phạm nghiêm trọng luật
pháp quốc tế này sẽ không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc hãy dừng ngay các hành động phi pháp
ở Biển Đông. Những hành động đó đã và đang làm tổn hại đến tình hình an ninh
hàng không, hàng hải quốc tế trên Biển Đông và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Cứ cố tình hành động,
Trung Quốc chỉ làm xấu đi hình ảnh của mình trong con mắt của bạn bè quốc tế, mà
còn bị dư luận thế giới lên án và nhất định bị thất bại! Tham thì thâm xưa nay
là thế mà!