Jun 25, 2020

Giọng hót của chim sẻ



Tre Việt - Người xưa nói, “Chim Sẻ thì không thể hiểu được suy nghĩ của Đại Bàng”. Đó là vấn đề mà Tre Việt cần nói với ông Nguyễn Tiến Thọ, tác giả bài “Đại hội 13: Không thể có báo cáo chính trị xứng tầm”, đăng trên trang RFA tiếng Việt ngày 15/6/2020. Theo đó, ông Thọ lấy ý kiến cá nhân áp cho “ý kiến của người dân”, khi cho rằng, trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, những nội dung, như: ưu tiên phương thức cải cách tiệm tiến để phù hợp với sự lãnh đạo tập thể dựa trên đồng thuận; Nhiệm kỳ Đại hội 13 vẫn chỉ kế thừa chính sách hiện nay; chỉ biết lấy chiến dịch chống tham nhũng để chỉnh đốn Đảng; không thể chọn phe Mỹ hay Trung Quốc,… là không xứng tầm thời đại, không phù hợp với “kỳ vọng của Nhân dân”. Những lập luận đó cho thấy, ông ta u mê, không rõ vấn đề.
Trước hết, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng là sự kết tinh tâm huyết của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), các ban, bộ, ngành của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Trước khi đưa ra lấy ý kiến toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã được các nhà khoa học, các chuyên gia nổi tiếng trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực tham mưu, nhiều lần thảo luận, đánh giá bối cảnh, thời cơ, thách thức khoa học; cân đong từng nội dung, từng chỉ tiêu; cân đối sự kế thừa, phát triển, đổi mới ở các lĩnh vực,… bảo đảm hết sức ngắn gọn nhưng đầy đủ, hàm lượng thông tin cao. Trong quan hệ quốc tế, quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta là độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn với tất cả các nước phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, trên cơ sở lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là cao nhất. Những thành công trong quan hệ quốc tế trong nhiều năm qua đã đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, có vị thế cao trên trường quốc tế là những minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối đối ngoại. Điều đó sẽ được phát huy trong nhiệm kỳ tới, đâu cần phải chọn Mỹ Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam không đi với nước này để chống nước kia, mà luôn sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của các tổ chức quốc tế, các quốc gia tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau, cùng phấn đấu vì sự tiến bộ xã hội, hạnh phúc của nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, như: kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô và tiềm lực kinh tế tăng nhanh; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, phát triển con người, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ngày càng được coi trọng và có nhiều kết quả tích cực; quốc phòng an ninh được giữ vững và tăng cường, quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng, v.v. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước đã xác định đúng giá trị, vai trò của kinh tế vĩ mô, khắc phục sự tăng trưởng kinh tế nóng vội của nhiệm kỳ trước; đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, loại khỏi guồng máy chính trị những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, cá nhân chủ nghĩa, “tự chuyển hóa” hay “tham vọng quyền lực”, củng cố lòng tin của Nhân dân vào Đảng. Chính phủ kiến tạo lần đầu tiên được xây dựng và rất phù hợp với hiện trạng kinh tế của đất nước; kết quả từ các chính sách của nhiệm kỳ qua bước đầu huy động được nguồn lực xã hội thông qua thị trường để tăng trưởng và cải thiện môi trường kinh doanh, loại bỏ những rào cản về hành chính, thực thi công vụ và luật pháp. Do đó, nhiệm kỳ Đại hội XIII cần kế thừa, phát huy chính sách hiện nay là đúng đắn.
Việc chống tham nhũng để chỉnh đốn Đảng đang tạo được niền tin của nhân dân, được dư luận xã hội đánh giá cao. Không cần phải đi với Mỹ hay Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào, Việt Nam vẫn là nước được cộng đồng quốc tế đánh giá là có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của châu lục và thế giới. Như vậy, kiên định con đường đã chọn để tiếp tục gặt hái những thành công mới là “xứng tầm”, chứ không nhất thiết phải chọn Mỹ hay Trung Quốc thì mới “xứng tầm” thời đại phải không ông Thọ?


Đừng vì tham vọng cá nhân mà chống phá Đảng, Nhà nước


            Tre Việt - Ngày 24/6/2020 trên VOA Tiếng Việt có đăng bài Giới chức ngoại giao Hoa Kỳ gặp gỡ người Thượng Tây Nguyên”. Nội dung bài viết đề cập việc các nhà ngoại giao Hoa Kỳ vừa gặp gỡ các tín hữu Tin lành độc lập, đại diện các nhóm tôn giáo tại các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam và cuộc trao đổi giữa VOA với mục sư Tin lành Nguyễn Hồng Quang, tín đồ ông Y Quy Buon Dap (thành viên nhóm vận động Người Thượng vì Công lý). 
Đáng chú ý, Y Quy Buon Dap có những phát biểu sai lệch về tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam khi ông ta cho rằng: từ năm 2018 đến nay chính quyền Việt Nam sách nhiễu, đe dọa, đàn áp, bắt bớ nhiều tín đồ, hăm dọa người dân không được tiếp cận với giáo dân, tín đồ và lãnh đạo hội thánh,... để xóa bỏ tôn giáo của người Montagnard Đềga. Y Quy Buon Dap có lẽ là người sống ở trong rừng, ít được tiếp xúc với thế giới nên mới phát biểu như vậy.
Điều 18, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị cũng nêu rõ: “Quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn chẳng hạn như các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe, xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác”. Chính vì vậy mà quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào khác trên phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ pháp luật.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng hay vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, v.v.
Thực tế tại Việt Nam có 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo; 7.012 tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng 14.850 ha đất,… đặc biệt tại Tây Nguyên có 33 tổ chức hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm. Tính đến 9/2019  Việt Nam có 25,1 triệu tín đồ, 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc, v.v.
Như vậy chỉ những tín đồ và chức sắc có nhiều tham vọng cá nhân và bị tác động, ảnh hưởng bởi các luận điệu xuyên tạc lôi kéo của các thế lực thù địch trong và ngoài nước mới có hành động cực đoan, quá khích, chống đối các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói riêng và về tự do, dân tộc, dân chủ, nhân quyền.
Tre Việt đề nghị các tổ chức và cá nhân đang sinh sống, làm việc trên đất nước Việt Nam thân thiện, mến khách hãy thôi ngay các hành động thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam./.  

“Gieo gió gặt bão”

Tre Việt - Sáng 24/6/2020, Công an tỉnh Hòa Bình phối hợp với Công an thành phố Hà Nội và các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an đã phá chuyên án, khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với mẹ con “dân oan” Cấn Thị Thêu (sinh năm 1962) và Trịnh Bá Tư (sinh năm 1989), cùng trú tại xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình về tội: “Làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các tài liệu lực lượng Công an thu được 
       tại nhà Trịnh Bá Tư
Quá trình bắt, khám xét cơ quan chức năng đã thu được một số đồ vật, tài liệu, như: Một số cuốn sách “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Đặt bàn tay lên Việt Nam”, “Chính trị bình dân”,… các cuốn sách trên đều của Phạm Đoan Trang; cùng với đó, là một số tài liệu viết tay có nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, v.v. Tại Cơ quan điều tra, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Hai đối tượng đang bị tạm giữ hình sự để phục vụ công tác điều tra, mở rộng, làm rõ vụ án và xử lý theo quy định của pháp luật.
     Ngay sau đó, thông tin trên được đám chống đối núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân oan”, như: Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A, Lê Dũng Vova, Bùi Thị Minh Hằng, Huỳnh Ngọc Chênh,… các trang mạng xã hội phản động, nhất là trang Việt Tân đã loan báo và kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài với lý do “cũ rích”, rằng: “chính quyền bắt giữ, đàn áp người bất đồng chính kiến”, “những người nông dân bị bắt”, v.v.
        Tre Việt thấy rằng, thực ra việc mẹ con Cấn Thị Thêu bị bắt chỉ là chuyện sớm hay muộn; bởi vì đã từ lâu dư luận biết đến Cấn Thị Thêu cùng 2 con là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư là các đối tượng núp dưới vỏ bọc “dân oan”, “nhân quyền”,… thường xuyên tụ tập khiếu kiện chây ỳ, tay cầm băng rôn, hô khẩu hiệu với những nội dung mang tính chất kích động, gây rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Không những vậy, mẹ con Thêu còn đăng tải trên các trang mạng xã hội nhiều bài viết, video clip,… có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách ,pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ, lăng mạ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tuyên truyền xuyên tạc các vụ việc phức tạp, đặc biệt là vụ Đồng Tâm, vụ Thủ Thiêm, vụ án Hồ Duy Hải,… nhằm kích động người dân chống đối, gây bất ổn xã hội.
Điều đáng nói, những hành vi trên của mẹ con Cấn Thị Thêu là mang tính hệ thống, thể hiện sự coi thường pháp luật. Mặc dù đã được các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục, xử lý nhiều lần, bao gồm cả xử phạt hành chính để răn đe và xử lý hình sự; thế nhưng Thêu cùng các con của mình không những không hối cải, sửa chữa, mà tiếp tục hoạt động chống đối, thách thức chính quyền và dư luận xã hội quyết liệt bằng những hành vi vi phạm pháp luật. Điều này khiến nhiều người dân, dư luận xã hội rất bức xúc.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Gieo gió gặp bão”, không ai ép mẹ con Thêu phải làm những chuyện sai trái, tự mình làm bậy thì hãy tự chịu hậu quả chứ đừng kêu than với ai. Do vậy, việc bắt tạm giam để điều tra, truy tố và xử lý mẹ con “dân oan” Cấn Thị Thêu là cần thiết, nhằm giữ nghiêm kỷ cương pháp luật và đây cũng chính là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những kẻ coi thường kỷ cương phép nước, lợi dụng đấu tranh “dấn thân vì lẽ phải” để cố tình vi phạm pháp luật, chống phá Nhà nước./.