Jan 18, 2021

Đột phá trong sử dụng nhân tài

 

Tre Việt - Ngày 14/12/2021, Bộ Nội vụ công bố Chiến lược quốc gia thu hút, sử dụng nhân tài để lấy ý kiến nhân dân. Ngay sau đó, ngày 17/01/2021, Facebook Việt Tân có bài: Cộng sản Việt Nam không có thiện chí sử dụng nhân tài, trong đó viện dẫn một số lý do, như: sinh viên ra trường không có việc làm phải chạy Grab, bổ nhiệm người thân vào các vị trí tốt để cả họ làm quan, một số người giỏi không về phục vụ đất nước, v.v.

Thực tế đó chúng ta hoàn toàn không phủ nhận vì nó là hiện thực xã hội, xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, còn kết luận của Việt Tân là không đúng. Vì, trước hết, cần hiểu rằng, nhân tài là người: năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức cao; có óc sáng tạo; biết giải quyết công việc, xử lý vấn đề mới đặt ra hơn hẳn người khác; họ là người nổi trội trong số đông, có tầm ảnh hưởng lớn trong một vùng, có thể làm thay đổi bộ mặt của một quốc gia.

Ở Việt Nam, Bác Hồ - một nhân tài hiếm có, là điều cả thế giới công nhận. Nhưng Bác cũng là người có năng lực trọng dụng và sử dụng nhân tài hiếm có trong lịch sử thế giới. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam có hơn 95% dân số mù chữ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, lấy gì để học hành phấn đấu, lấy đâu ra nhiều người có học cao, hiểu rộng; tầng lớp tinh hoa, cơ bản phục vụ chính quyền thực dân. Vậy mà, bằng ý chí và khát phục giải phóng dân tộc, khôi phục đất nước, vì độc lập, tự do, Bác đã chiêu mộ được người tài trên khắp mọi miền đất nước, cả trong nước và ngoài nước. Đó là, Võ Nguyên Giáp được Bác giao cho một đội quân 34 người cùng sứ mệnh lịnh sử đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập. Tướng Giáp nguyên là giáo viên trung học, chưa từng được đào tạo về chính trị, quân sự, ngoại giao,… nhưng ông có sự sáng tạo thần kỳ trong mọi lĩnh vực, nhất là trong tổ chức, phát triển Quân đội và chỉ huy, chỉ đạo chiến tranh. Giáo sư Trần Đại Nghĩa đang là kỹ sư trưởng trong Ngành Hàng không nước Pháp, hưởng lương trên 20 cây vàng mỗi tháng đã theo tiếng gọi của Bác về phục vụ quê hương. Làm việc trong rừng sâu, không máy móc, không điện, chỉ với những lò rèn thô sơ nhưng ông đã dùng óc sáng tạo tuyệt vời để vượt qua khó khăn, thiếu thốn, sản sinh ra nhiều thế hệ vũ khí phục vụ kháng chiến. Các thế hệ trong chiến tranh chống Mỹ đã sáng tạo bắn rơi B52, phá bom từ trường, vô hiệu hóa hàng rào điện tử,… bằng trang bị, khí tài thô sơ và còn rất nhiều tấm gương người tài khác nữa. Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã tư duy đột phá, bỏ qua ý thức hệ về tập trung quan liêu bao cấp, chuyển đất nước sang nền kinh tế thị trường đưa đất nước có vị thế như ngày hôm nay. Như vậy, lịch sử đã khẳng định, nước ta không thiếu người tài và việc sử dụng nhân tài cũng rất độc đáo.

Ngày nay, thị trường siêu cạnh tranh, hợp tác và đấu tranh đan xen; các nước tiến vào một sân chơi chung; người tài có thể di chuyển và làm việc trên khắp thế giới, v.v. Do đó, mỗi người dân cần có những phẩm chất nhất định để trở thành công dân toàn cầu; những ai không theo kịp với bối cảnh sẽ bị xã hội phân loại, bằng cấp chỉ góp một phần rất nhỏ trong năng lực làm việc của con người; lợi ích nhóm trở thành trào lưu mới trên thế giới. Nhận thức rõ điều đó, trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước luôn đề cập đến việc trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước, nhất là Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Trung ương Đảng (khóa XII) về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Đồng thời, ban hành một số quy định về cơ cấu nhân sự trong cấp ủy, chính quyền các cấp để chống “lợi ích nhóm”, chạy chức, chạy quyền. Đặc biệt, trong nhiều kỳ họp bàn về nhân sự Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương khóa XII luôn lưu ý toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tập trung trí tuệ, tìm người đủ đức, đủ tài phục vụ Tổ quốc và nhân dân.

Chiến lược quốc gia thu hút, sử dụng nhân tài là sự cụ thể hóa đường lối của Đảng, là tư duy đột phá mới; mong muốn trọng dụng người tài là quyết tâm của hệ thống chính trị trên cơ sở kế thừa truyền thống cách mạng, đưa Việt Nam cất cánh./.

Lại giở trò thuyết âm mưu

 

Tre Việt – Faceboock Việt Tân vừa có bài: “Đằng sau “kỳ tích kinh tế của Đảng” là gì?” của Đỗ Ngà. Bài viết cho rằng, trong năm 2020 hầu hết các nền kinh tế có tăng trưởng âm, Việt Nam là một trong số ít ỏi quốc gia có tăng trưởng ngoạn mục với 2,91% là một kỳ tích. Kỳ tích ấy là nhờ Trung Quốc “ra tay cứu”. Sau mỗi lần như vậy, “phe thân Tàu lại có sức mạnh lấn át phe còn lại” (!).

Nói trở trò thuyết âm mưu là bởi, ai cũng biết do dịch COVID-19 mà nền kinh tế thế giới lao dốc. Việt Nam do kiểm soát tốt dịch bệnh nên hoạt động sản xuất, kinh doanh ít bị ảnh hưởng, nên có tăng trưởng dương. Trong thời đại ngày nay, các nền kinh tế có tính phụ thuộc vào nhau là tất yếu. Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới khi xảy ra cuộc chiến thương mại giữa hai nước đã kéo theo hàng loạt nước bị tác động tiêu cực, cả nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng xấu.

 Nhất là nền kinh tế có độ mở cao như nước ta thì tính phụ thuộc vào nhau lại càng lớn. Việt Nam đã ký kết và thực hiện hiệu quả 13 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các hiệp định tiêu chuẩn cao, thị trường rộng lớn là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), mới đây là Hiệp định đối tác toàn diện của ASEAN với các đối tác (RCEP). Cùng với đó là hiệp định song phương với nhiều nước trên thế giới. Điều đó cho thấy, trong hoạt động phát triển kinh tế thì việc có đi có lại là lẽ thường tình giữa các nước, các tổ chức kinh tế quốc tế; nếu không có hoạt động đó thì sản xuất, kinh doanh sẽ gặp khó khăn. Trong khi đó, Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lại bên cạnh ta, thế thì hà cớ gì lại không giao thương với họ. Điều đó có lợi cho nhân dân của cả hai nước. Mỹ là cường quốc kinh tế còn giao thương với Trung Quốc, khối Liên minh châu Âu (EU) cũng vậy, các nền kinh tế lớn khác, như: Nhật Bản, Hàn Quốc cũng thế. Vậy thì tại sao Việt Nam lại không? Quan hệ giao thương với Trung Quốc mang lại lợi ích kinh tế rõ ràng, đặc biệt là mỗi khi Trung Quốc chậm thông quan, hàng hóa Việt Nam, nhất là hàng nông sản ùn ứ ở cửa khẩu tại các tỉnh: Lạng Sơn, Lào Cai,... thì người dân Việt Nam khổ như thế nào mọi người đều biết cả rồi đấy. Thế mà, Đỗ Ngà lại cho rằng do “phe thân Tầu” nền kinh tế Việt Nam mới đạt 2,91% trong năm 2020 là sao? Từ đó họ đồn đoán nhân sự Đại hội XIII tới đây những ai thuộc “trường hợp đặt biệt” là do “bàn tay” của Trung Quốc thì rõ ràng là sự xuyên tạc với âm mưu đen tối. Như thế rõ ràng họ lại dùng thuyết âm mưu để lừa thiên hạ, nên mọi người cần cảnh giác với trò bẩn do Việt Tân bày ra./.