Dec 25, 2013

Tiến sĩ văn chương Nguyễn Thị từ Huy "cắn càn"

Tre Việt - Gần đây, tiến sĩ văn chương Nguyễn Thị Từ Huy nổi lên là một nhà “rân chủ” đã có những hoạt động khá “tích cực” cho truyền thông “lề trái”: nào là viết bài bênh vực Cù Huy Hà Vũ, bênh vực Phương Uyên (những phần tử có các hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam với những chứng cứ “rõ như ban ngày”), nào là viết thư bênh vực cho Đỗ Thị Thoan (bút danh Nhã Thuyên - với Luận văn Thạc sĩ ngụy khoa học, phản văn hóa ca ngợi thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa của nhóm Mở Miệng), nào là ký tên phản đối Nghị định 72 của Chính phủ,… cùng các bài viết chống phá khác trên các trang bauxitevn, tienve,…. Hành động đó cho thấy, việc nữ tiến sĩ văn chương này bị một số bloger cho là “ăn cháo đá bát”, hoặc với cái “tâm” ấy dù “tài” mấy cũng chỉ xứng đáng là tiến sĩ “tối om” (chứ không phải là tiến sĩ hạng “tối ưu” như sự “khoe mẽ” về bằng cấp được nhận) quả không sai chút nào. Không những thế, Nguyễn Thị Từ Huy còn tung một loạt “tùy bút”, “truyện ngắn” lên Tiền vệ cùng một số trang mạng hải ngoại khác và được sự cổ súy khá rùm beng của những phần tử chống cộng có “số má”. Đằng thẳng mà nói, xét ở góc độ giá trị nghệ thuật thì mấy “tác phẩm của Từ Huy” cũng chỉ là loại văn chương “ám chỉ” hạng “xoàng”, có điều lý do khiến “rận lớn, rận nhỏ” đăng tải chễm chệ “tác phẩm của Từ Huy” trên trang của mình là vì nó đã thực hiện “hoàn hảo” chức năng, mục đích “cắn càn”, “chửi đổng” - chức năng và cũng là mục đích cao nhất của những kẻ cơ hội “rân chủ giả cầy”.
Trong khoảng gần một năm, tienve.org đăng 14 truyên/tùy bút của Từ Huy được cất lên từ “cảm hứng” chủ đạo, xuyên suốt là nói xấu chế độ, đả phá Đảng, Nhà nước, chính quyền ẩn giấu dưới hình thức “thanh nhã” là “văn chương”. Tuy nhiên, cái hình thức tưởng là “thanh nhã” ấy lại không che giấu nổi sự ngạo mạn và dụng ý xấu, độc xuất phát từ một cái đầu thấm nhuần tinh thần “chống cộng” và một “đôi mắt Tây hóa” triệt để. Dưới ngòi bút của nàng tiến sĩ, xã hội Việt Nam là “một xã hội được cấu tạo trên nền tảng của sự dối trá”, “Làm tâm linh hay làm chính trị ở xứ này dù con đường có khác nhau nhưng đều có mục đích như nhau thôi: dẫn dụ, mê hoặc và làm mê muội con người”. Từ Huy đã xuyên tạc, bôi đen trắng trợn hiện thực phát triển của đất nước và mạnh bút quy kết 10 tội cho các Bộ, ban, ngành trong nước. Có cảm giác, dưới đôi mắt cực đoan, phiến diện, “sính ngoại” của nàng, chỉ có ngoại quốc mới là nhất, là tuyệt vời, hoàn hảo còn nước Việt ta cái gì cũng kém, cũng tồi, cũng xấu, nhìn đâu cũng đáng thất vọng, bi quan… Tôi không học nhiều như nàng, cũng không được hưởng niềm ưu ái của Nhà nước khi được dành cho một xuất học bổng “cỡ bự” để được thụ hưởng nền học vấn phương Tây như Từ Huy nhưng ít nhất tôi cũng biết rằng bất cứ đất nước, xã hội nào dù văn minh, ưu việt đến mấy cũng không tránh khỏi sự tồn tại đan xen điểm mạnh, điểm yếu, nói gì đến đất nước chúng ta đi qua hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, nay phải tự lực tự cường đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giữa bộn bề khó khăn và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. Ấy thiển cận như tôi mà còn hiểu, lẽ nào nàng tiến sĩ “tối ưu” lại không hiểu hoặc làm ngơ như không hiểu hoặc cố tình lờ đi miễn thực hiện được mục đích “tuyên truyền” của mình?! Và tôi cũng biết rằng, nếu thật sự yêu nước và có trách nhiệm thì trước hết phải “công bằng” và “khách quan” khi nhận thức về đất nước mình để chung tay dựng xây chứ không phải “cắn càn” như một số vị với một thái độ bề trên đầy ngạo mạn, thiếu tính xây dựng và chẳng có cơ sở nhưng lại tự gắn cho hành động đó của mình mỹ từ “phản biện xã hội” để bào chữa. Quá quắt hơn, nàng tiến sĩ văn chương này còn viết tác phẩm “Sinh nhật”(sinh nhật tháng năm, sinh nhật tháng hai) “ám chỉ”, nói xấu Đảng và lãnh tụ tôn kính của dân tộc Việt Nam. Nực cười là trong tác phẩm gần nhất nàng tung lên mạng (ngày 23/12/2013), nàng viết: “Anh phải quen với việc biết ơn cái thân phận lệ thuộc của mình, biết ơn cái thể chế đã tròng xích vào cổ mình, biết ơn cái thiết chế đã thuê mình với đồng lương chết đói, biết ơn cái cơ chế chỉ coi con người là công cụ, biết ơn những gì khiến cho nhân tính và nhân phẩm bị hủy hoại. Anh ở trong đống bùn, và anh phải biết ơn những kẻ ngồi trên ngôi cao đã cho anh cái thân phận bùn lầy đó…”. Không thể chấp nhận được luận điệu vô luân, xuyên tạc trắng trợn của một kẻ được coi như “hạt giống”, được du học bằng nguồn kinh phí của Nhà nước, được thụ hưởng những điều tốt đẹp nhất như Từ Huy nay “trở cờ”, “bội bạc”. Xin thưa, không chỉ tôi mà một đứa trẻ con của đất nước này cũng biết đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là như thế nào, nữ sĩ Từ Huy - nguyên giáo viên ngữ văn nhiều năm - hẳn thừa biết điều đó nhưng rồi “cắn càn” và “chửi đổng” chính là cách “độc nhất vô nhị” mà nàng “trả ơn” cho chế độ đã dành cho nàng tất cả những gì tốt đẹp nhất có thể của chế độ xã hội đó (chứ chắc là chưa thỏa lòng tham vô đáy của nàng hoặc “ảo tưởng” tài năng xuất chúng phải được trả công bằng “đô”, bằng ơ-rô như nàng nghĩ).

Cuối cùng xin đưa ra đây một ví dụ để phân tích thuật ngụy biện dở òm cùng lối tư duy “tối om” của nàng tiến sĩ để trả nhời cho câu hỏi tại sao 14 truyện/tùy bút của nàng không thuyết phục được tôi và dù không muốn tôi vẫn phải nghiêm khắc đánh giá là “cắn càn”. Ấy là sau khi kết luận xanh rờn “một xã hội được cấu tạo trên nền tảng của sự dối trá”, nàng lấy ngay ví dụ để chứng minh. Ví dụ đó là “Trẻ con từ khi đi học mẫu giáo… được dạy hát về giấc mơ mà các em không có. Các em hát về giấc mơ trong đó các em gặp và yêu quý một người xa lạ” có nghĩa là các em “đã được dạy cho cách để trở thành những kẻ nói dối”. Không nói thì ai cũng biết Nguyễn Thị Từ Huy đang “ám chỉ” đến bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ” đây? Chưa cần nói nói đến việc đối với người dân đất Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người Cha - Người Bác - Người Anh được tôn kính như thế nào (viết đến đây tôi đâm nghi ngờ gốc gác người Việt của cô nàng tiến sĩ) mà chỉ cần xuất phát từ đặc trưng của văn chương nghệ thuật là sẽ thấy sự tréo ngoe, thiển cận, đánh tráo khái niệm một cách vụng về của nàng. Vậy ra, theo định nghĩa của nàng tiến sĩ là không/chưa - trải - qua - “thực” mà nói/hát/bàn… về điều - chưa - trải - qua là “dối trá”, ví dụ của nàng giống như ví dụ một người phụ nữ không/chưa có con lại hát rằng “mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng” là “dối trá”??? Chỉ cần một ví dụ ấy thôi đủ thấy tầm tư duy của nàng đến đâu. Ứng dụng lối tư duy này của nàng để rồi đọc 14 tùy bút/truyện ngắn đăng trên mạng và nhìn vào thực tiễn phát triển của đất nước, chắc chắn không ít người sẽ mỉm cười trước sự “đại bịp” tao nhã “kinh người” của nàng tiến sĩ!