Tre
Việt
- Từ sự kiện giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, Luật sư Nguyễn Văn Đài, đang sống ở
Đức, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 06/5/2020: “Có tam quyền phân lập, có tư
pháp độc lập mới mong giảm hay chấm dứt được các vụ án xét xử oan sai ở Việt
Nam”. Quan điểm này không phù hợp.
Thứ nhất, mô hình tam quyền phân lập không phù hợp với Việt Nam. Lịch sử cho
thấy, ở bất kỳ quốc gia nào, quyền lực của Nhà nước là hành pháp, lập pháp, tư
pháp thường được phân chia cho 3 cơ quan nắm giữ. Các cơ quan này thường hoạt động
theo mô hình được nhắc đến nhiều là: tam quyền phân lập. Tuy nhiên, sự độc lập
chỉ là tương đối; trên thực tế, không tồn tại nhà nước nào hoàn toàn phân lập
quyền lực; quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước thường chồng lấn
lên nhau, có quan hệ chồng chéo phức tạp, có sự mâu thuẫn, cạnh tranh, không
tách rời. Hiện nay, trong tổ chức bộ máy nhà nước, nguyên tắc phân quyền được
áp dụng ở các nước không hoàn toàn giống nhau. Những nước theo chế độ cộng hòa
tổng thống thường áp dụng triệt để nguyên tắc phân quyền theo quan điểm của tam
quyền phân lập. Trong khi đó các nước theo chính thể cộng hòa đại nghị hoặc
quân chủ đại nghị thường áp dụng nguyên tắc phân quyền mềm dẻo hơn.
Ở Việt Nam, Điều 2, Hiến pháp 2013 chỉ
rõ quyền lực Nhà nước là thống nhất, thuộc về Nhân dân. Do đó, về nguyên tắc,quyền
lực này không chia sẻ cho cá nhân hay tổ chức nào khác. Về bản chất, các cơ
quan nhà nước khi thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là thực hiện
các quyền của Nhân dân giao phó, ủy quyền. Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp đều có mục đích duy nhất là phục vụ Nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện
của Đảng. Điều 69, Hiến pháp 2013 quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của
Nhà nước. Như vậy, về bản chất quyền lực của Nhân dân không thể phân chia. Nhà
nước Việt Nam không cần tới mô hình tam quyền phân lập bởi sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp vì mục tiêu phục vụ Nhân dân được bảo đảm và thực hiện tốt.
Theo Điều 4, Hiến pháp 2013, Đảng Cộng sản
Việt Nam là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc; Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự
giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của
mình. Do đó, việc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội chính là thực hiện chức
năng, nhiệm vụ mà nhân dân giao phó; đồng thời là cơ sở để giải quyết các mâu
thuẫn trong quá trình hoạt động của các cơ quan thi hành quyền lực nhà nước.
Hai là, án oan, sai không phải xuất phát từ việc không có tam quyền phân lập.
Quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, xét xử các vụ án là vô cùng phức tạp phụ
thuộc vào nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, văn hóa, xã hội, điều kiện lịch
sử các quốc gia, dân tộc,… và sự phát triển của kỹ thuật hình sự. Do đó, chỉ cần
tìm trên internet, chúng ta thấy trên thế giới đầy rẫy những vụ án thực hiện
không đúng người, đúng tội. Tất cả các nước đều cố gắng phát triển, cải cách tư
pháp để giảm thiểu những oan, sai trong quá trình làm án. Bộ Chính trị khóa IX đã
ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 và Kết luận số 92-KL/TW về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
liên quan đến tổ chức và hoạt động tư pháp, góp phần bảo vệ quyền lợi của nhân
dân. Vụ án Hồ Duy Hải trải qua 12 năm là do những tình tiết phức tạp của nó,
nhưng trên hết vẫn là sự thận trọng của các cơ quan tư pháp, là trách nhiệm của
Chủ tịch nước, Quốc hội và các cấp thực hiện đối với tính mạng một con người,
thể hiện sự ưu việt của chế độ ta.
Đòi tam quyền phân lập chỉ là cái cớ để
loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam, không phải vì
Nhân dân./.