Apr 3, 2017

Chó đen giữ mực

Tre Việt - Với “thành tích” chống phá nhà nước, Nguyễn Văn Lý đã nhiều lần bóc lịch trong trại giam, vậy mà vẫn không tỉnh ngộ. Do bản chất “chó đen giữ mực” nên sau khi được tha, hắn vẫn luôn có những hành vi không phù hợp với những lời răn của Chúa. Từ đầu tháng 3-2017 đến nay, gã lưu manh mượn danh con chiên “ngoan đạo” nhiều lần lợi dụng đức tin của giáo dân đối với Chúa, kêu gọi Tổng biểu tình toàn quốc để phản đối sự cố Formosa. Mục đích thực sự của hắn là gì (?) có lẽ con nít ở Việt Nam cũng rễ ràng hiểu được. Nhưng, do có “đức tin” quá lớn nên một số giáo dân ở các địa phương (nhất là Hà Tĩnh, Huế,...) đã được một số phần tử “đội lốt Chúa” (tay, chân của Lý) lợi dụng, kêu gọi, tụ tập đông người đi khiếu kiện, có những hành vi trái pháp luật, gây ùn tắc giao thông quốc lộ, v.v. Khi lực lượng chức năng giải quyết thì họ đòi yêu sách, thách thức, chống đối,... gây rối an ninh trật tự địa phương - điều này thật đáng tiếc. Bởi hành vi đó trái với những lời răn của Chúa, trái với những phong trào thi đua mà Nhà nước và Ủy ban đoàn kết công giáo Việt nam phát động.
Nguyễn Văn Lý
Thực tế cho thấy, đồng bào Công giáo trên cả nước đã và đang tiến hành hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo” (7 nội dung tốt đời, 3 nội dung đẹp đạo) đoàn kết, xây dựng, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... góp phần quan trọng vào sự phát triển ở từng địa phương cũng như trên địa bàn cả nước. Đại đa số đồng bào Công giáo làm tốt bổn phận của giáo dân theo tinh thần Thư chung năm 1980 của Giáo hội Công giáo Việt Nam: “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, Huấn từ của Giáo hoàng Benedict XVI: “Người Công giáo tốt đồng thời là người công dân tốt” và lời dạy của Giáo hoàng Francis “Người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc”. Nhiều phong trào của đồng bào Công giáo ở các địa phương được triển khai thực hiện với mô hình hay, cách làm sáng tạo, nội dung phù hợp, như: phong trào thi đua xây dựng “Xứ họ đạo tiên tiến” ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam; phong trào thi đua “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” ở Bắc Ninh, Vĩnh Long; phong trào thi đua “Xứ họ đạo và gia đình Công giáo xây dựng nông thôn mới ”, “Gia đình Công giáo gương mẫu thực thi tân phúc âm hoá gia đình” ở Nam Định, v.v. Đặc biệt, trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, nhiều linh mục đã điều chỉnh giờ lễ tại các nhà thờ để tạo điều kiện cho tín đồ tham gia bầu cử, hoàn thành quyền lợi công dân. Ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên là người Công giáo ở các địa phương trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, tham gia Uy ban Mặt trận tổ quốc các cấp, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, Ban công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, v.v. Hiện nay, đồng bào Công giáo ở các địa phương trên cả nước đang phấn khởi, yên tâm giữ đạo, chu toàn trách nhiệm công dân, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giúp nhau xoá đói giảm nghèo,... không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng xứ đạo ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Ấy vậy mà Nguyễn Văn Lý - gã lưu manh, giả danh linh mục cùng với “chân, tay” của hắn đã súi giục đồng bào lãng phí thời gian sản xuất để tụ tập đông người, tiến hành những hành vi trái với đạo, trái với đời - đúng là chó đen giữ mực.  


Vô ơn

Tre Việt  - Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc Việt Nam đã xuất hiện nhiều nữ anh hùng dân tộc, tiêu biểu như Võ Thị Sáu. Chị là tấm gương sáng trong chiến tranh vệ quốc của nhân dân ta. Tuy là phận gái, nhưng trước cảnh đất nước bị ngoại bang giày xéo, Chị đã gác lại hạnh phúc cá nhân để theo cha anh đi làm cách mạng từ năm 14 tuổi. Với mong muốn giết giặc, giải phóng quê hương, đất nước, Chị đã anh hùng, bất khuất trước mọi khó khăn, gian khổ, trước những đòn tra tấn dã man và họng súng của quân thù. Ngay cả khi bị địch bắt và kết án tử hình, Chị vẫn lạc quan tin tưởng vào con đường mình đã chọn. Chị luôn truyền lửa cho bạn tù qua những bài ca cách mạng như Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Chị hy sinh anh dũng với tinh thần bất tử!

Tấm gương Võ Thị Sáu đã đi vào lịch sử dân tộc và đặc biệt là thấm nhuần trong lòng nhân dân Việt Nam, ảnh hưởng lớn du khách quốc tế về tinh thần yêu nước của các thế hệ người Việt Nam. Không những các thế hệ tham gia cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mà tất cả các thế hệ sau này đều phải kính cẩn nghiêng mình khi nghe tên tuổi của Chị. Chị đã hy sinh nhưng anh linh còn đó, tinh thần của Chị là ngọn lửa soi đường cho thế hệ trẻ tiến lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vậy mà vừa qua, Nguyễn Quang A cùng ê kíp trong “Hội văn đoàn độc lập” đã bịa ra những câu chuyện xuyên tạc về hình tượng người anh hùng Võ Thị Sáu. Với những nội dung biến công thành tội, biến lý tưởng cách mạng thành sự điên khùng trong hành động, họ đã bôi nhọ hình ảnh của Chị. Chúng sẽ phải trả giá về những việc làm sai trái này trước công luận của nhân dân.
Nguyễn Quang A sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, được Đảng và nhân dân nuôi dưỡng, cho học hành cơ bản để trở thành hạt nhân khoa học phục vụ sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Là một chuyên gia giỏi trong Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế, đáng lẽ A phải phục vụ và đền ơn Tổ quốc, nhân dân hết cuộc đời, là tấm gương cho thế hệ trẻ. Vậy mà vì một vài bất đồng cá nhân, vì vài đồng tiền lẻ, A và đồng bọn đã suy thoái về tư tưởng, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Họ đã tiếp tay cho bọn phản động muốn bôi nhọ, xét lại lịch sử, lay chuyển hòn đá tảng tinh thần trong lòng nhân dân để từ đó, phủ nhận công lao của cách mạng. Vì chút lợi ích cá nhân, họ có những hành động bỉ ổi chống lại lịch sử, bôi nhọ anh linh những người đã khuất, làm hại đến thế giới tinh thần của dân tộc ta. Những kẻ làm hại đến lợi ích quốc gia dân tộc chắc chắn sẽ bị nhân dân tiêu diệt. Họ không có chỗ đứng trên trần thế. Bởi sự vô ơn ấy!
Bản thân họ sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam, mảnh đất được bao thế hệ đổ máu giành lại, được gia đình, nhà trường, xã hội nuôi dưỡng và giáo dục. Vậy mà họ “ăn cháo đá bát”, phủ nhận cội nguồn, bắn vào lịch sử. Hậu quả rồi sẽ ra sao? Dưới con mắt của gia đình, bạn bè, xã hội thì họ là những “người hùng” hay lũ súc sinh? Có lẽ mọi người cũng đã biết. Sẽ không có ai tin vào những luận điệu thô bỉ của họ. Họ đang lầm đường lạc lối, hãy từ bỏ ý định! “Bể khổ vô biên, quay đầu lại là bờ”. Nếu không, Tre Việt tin chắc rằng, những con người ấy sẽ chết trong sự nguyền rủa của nhân dân.


Ấu trĩ

Tre Việt - Lợi dụng việc Bộ Thông tin - Truyền thông thu hồi thẻ nhà báo của một số nhà báo vi phạm Luật Báo chí trong thời gian qua, Phạm Nhật Bình định cư tại Mỹ, kiếm cớ lu loa rằng: “muốn báo chí sống lành mạnh thì chỉ có một điều kiện duy nhất là phải chấm dứt việc coi báo chí như công cụ tuyên truyền cho chế độ”. 

Phạm Nhật Bình thật ấu trĩ ! Bởi, hoạt động báo chí, về bản chất, không tách rời chính trị. Biểu hiện của tính chất đó là việc báo chí tác động vào nhận thức chính trị - tư tưởng của nhân dân, giám sát các cơ quan quyền lực của nhà nước, tham gia vào hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội và bảo vệ những giá trị, lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc.
Về nguyên tắc, luật pháp các quốc gia công nhận quyền tự do của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng đó không phải là tự do vô hạn dẫn đến việc xâm phạm quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, nhà nước. Điều 29 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc ra đời năm 1948 nêu: trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định - và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
Báo chí tự do ở Mỹ cũng như các quốc gia khác vẫn nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật như Bộ luật Hình sự Mỹ (Chương 115, Điều 2385), Đạo luật Phản loạn được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1798 quy định: Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực, v.v. Những quy định chặt chẽ đó không ngoài mục đích ngăn chặn việc lợi dụng tự do báo chí nhằm mục đích chống chính quyền, lật đổ chính quyền, xâm phạm đến quyền tự do của cá nhân khác, v.v.
 Xin nhắc để Phạm Nhật Bình biết đừng nói càn: Tổng thống Trump đã cáo buộc giới truyền thông là “dối trá, phản quốc, là kẻ thù của nhân dân Mỹ”. Ông Trump đã buộc giới truyền thông phải chịu đựng 80 phút nghe Ông phê phán, cáo buộc họ “thiếu trung thực, phổ biến tin tức giả và âm mưu làm suy yếu vị thế Tổng thống của Ông”. Ngày 24-02-2017, Nhà Trắng đã cấm một số hãng truyền thông và báo chí lớn, như: CNN, BBC, New York Times,… tham dự cuộc họp báo hằng ngày mà không có lý do cụ thể.
Thử hỏi Phạm Nhật Bình: như thế thì báo chí Mỹ có phải là công cụ tuyên truyền phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ không?
Ở Việt Nam, tất cả các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương đều có báo hoặc tạp chí; báo chí còn được phân theo giới tính, lứa tuổi: từ nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, người cao tuổi đều có báo và tạp chí của mình. Thậm chí hội của những người chơi cây cảnh, cá cảnh, chơi ten-nít đều có tạp chí. Hiện nay, cả nước có 845 cơ quan báo chí in với 1.118 ấn phẩm, một hãng thông tấn quốc gia, 67 đài phát thanh - truyền hình với 179 các kênh chương trình phát thanh - truyền trình quảng bá, 33 đơn vị cung cấp truyền hình cáp, 98 cơ quan báo chí điện tử và 1.525 trang thông tin điện tử tổng hợp; 420 mạng xã hội được phép hoạt động với lượng truy cập rất cao, ảnh hưởng ngày càng lớn về thông tin.
Trước sự phát triển của in-tơ-nét, các mạng xã hội và nhiều ứng dụng khác, cho đến nay các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam không ngăn chặn và can thiệp, bảo đảm quyền tự do thông tin của mọi công dân. Hành lang pháp lý bao gồm Hiến pháp, Luật và các Nghị định, Thông tư liên quan đến quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ngày càng tiếp tục hoàn thiện hơn, phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và tình hình phát triển của báo chí. Các cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp trở thành diễn đàn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mọi tầng lớp nhân dân. Quan trọng hơn nữa, báo chí Việt Nam không chỉ đóng vai trò tuyên truyền, phổ biến mà còn phản biện, góp ý cho đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy nhiên, tự do báo chí không phải là vô hạn. Quyền tự do đó phải được đặt trong khuôn khổ của pháp luật, phục vụ lợi ích của quốc gia, dân tộc; không xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. Điều 2, Luật Báo chí nêu rõ: Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Như vậy, đối với nhà báo, ngoài trách nhiệm thông tin đúng sự thật, vai trò công dân của nhà báo phải được đặt lên hàng đầu với sứ mệnh đặc biệt đối với lợi ích quốc gia, dân tộc.

Cũng như các quốc gia khác, việc cơ quan chức năng xử lý những cá nhân, cơ quan báo chí vi phạm luật báo chí làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc là lẽ đương nhiên, ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ! Do vậy, Phạm Nhật Bình đưa ra nhận định trên chẳng những không hiểu gì về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của báo chí, mà còn thể hiện rõ sự ấu trĩ của y!