Tre Việt - Ngày 13/11, trang facebook Việt Tân đăng status với tiêu đề: “Ráng cố gắng tìm tòi để khen Đảng ta có làm điều gì tốt cho dân. Nghĩ hoài tìm không ra. Khó quá, biết sao bây giờ?”. Mục tiêu thực sự của câu hỏi trên là nhằm hướng vào xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; cổ súy cho “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” ở Việt Nam. Sâu xa hơn, là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ mọi thành quả cách mạng và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta; hướng lái sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Tre Việt xin trả lời rõ là: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo
nhân dân ta làm nên cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 “long trời, nở đất”,
chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước
công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt
Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít.
Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm
chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành
một nước độc lập, tự do và dân chủ. Sau Cách mạng Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ
xâm lược ra khỏi non sông bờ cõi, thống nhất đất nước và đưa Việt Nam phát triển,
v.v. Chỉ có giả mù, điếc mới không biết sự thật này. Và chỉ có những kẻ bán nước,
hại dân mới “quá khó” đi tìm lời giải: “được gì”?
Và gần đây nhất, những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử mà nhân dân Việt Nam có được trong sự nghiệp đổi mới đất nước đều
gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn
trong 37 năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với trước thời kỳ đổi mới. Thế bị bao vây,
cấm vận được phá bỏ. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng
nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập
trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Kinh tế tăng trưởng trung bình khoảng 07% mỗi năm trong suốt 37 năm qua. Quy mô
và tiềm lực kinh tế của đất nước không ngừng tăng lên, từ chỗ chỉ đạt 6,3 tỉ
USD vào năm 1989, thì đến năm 2022 đã đạt 409 tỉ USD, đứng thứ 37 nền kinh tế lớn
nhất thế giới, đứng thứ năm trong ASEAN và trong nhóm 14 nước hàng đầu châu Á.
Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Thu nhập
bình quân đầu người trong những năm đầu đổi mới chỉ khoảng 250 USD/năm, thì đến
năm 2022 đã đạt 4.110 USD, đứng thứ năm trong ASEAN. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ
58% năm 1993 xuống dưới 03% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều, được Liên hợp
quốc xếp là một trong những nước đứng đầu trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Văn hóa - xã hội có bước phát triển tích cực; dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày
càng mở rộng. Các vấn đề an sinh xã hội luôn được chăm lo, ngay cả lúc nền kinh
tế gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, hay của đại dịch
Covid-19, trở thành một trong những điểm sáng của Việt Nam được quốc tế ghi nhận.
Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững;
quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Mới đây, đúng vào Ngày
Quốc tế hạnh phúc (20/3/2023), Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên
hợp quốc công bố Báo cáo Hạnh phúc toàn cầu lần thứ 10 về mức độ hạnh phúc của
hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ (dựa trên đánh giá trung bình từ năm 2020 đến
năm 2022), Việt Nam đứng thứ 65/150, tăng 12 bậc so với năm 2020. Đánh giá
trên cho thấy, chỉ số hạnh phúc của người dân Việt Nam những năm gần đây được
nâng lên đáng kể. Năm 2022, tạp chí kinh doanh, thương mại hàng đầu thế giới
CEOWORLD (Mỹ) công bố báo cáo xếp hạng chỉ số “chất lượng sống” của 165 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thì chỉ số “chất lượng sống” của Việt Nam đạt
78,49 điểm, xếp vị trí 62/165 (tăng 39 bậc so với năm 2021). Đặc biệt,
theo khảo sát Expat Insider (hồi đầu năm 2023) của InterNations, Việt Nam nằm
trong tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cảm thấy hạnh phúc
khi sống, làm việc. Theo InterNations: 86% người nước ngoài sống ở Việt Nam
tham gia khảo sát hài lòng với công việc của họ ở Việt Nam; 78% hài lòng với sự
cân bằng giữa công việc và cuộc sống; 85% hài lòng với chi phí sinh hoạt; 57%
hài lòng với chất lượng chăm sóc y tế; 67% nói rằng dễ dàng khi sống ở Việt
Nam.
Kết quả đó được nhân dân ta và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao,
thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta đang xây dựng. Vì vậy, cần đề cao cảnh giác, lật tẩy những chiêu
trò dạng câu hỏi “bại não”, bã đậu đầy mưu mô thâm hiểm của Việt Tân và kiên
quyết đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước./.