Aug 18, 2020

Đâu cần “ngửa tay xin việc”


Tre Việt - Trang mạng Facebook Việt Tân đang tổ chức cuộc thăm dò ý kiến về “Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam hủy bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng 1958”. Chúng viện dẫn rằng: “nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc luôn cho rằng Công hàm Phạm Văn Đồng là một trong những bằng chứng chính quyền Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,…”.
Về vấn đề này, Tre Việt thấy rằng, đây là hành động bất hợp pháp, hoàn toàn không có giá trị của Việt Tân. Bởi, Việt Tân là tổ chức khủng bố, được cầm đầu bởi những kẻ phản động, vốn có thâm thù với Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội ở Việt Nam. Mục đích của chúng là nhằm tập hợp những kẻ “cùng hội, cùng thuyền”, có tư tưởng bất mãn, phản động để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, chống phá sự nghiệp cách mạng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ sự quản lý, điều hành của Nhà nước,… dưới sự chỉ đạo, xúi giục của các thế lực thù địch. Điều này, đã được các cơ quan chức năng của Việt Nam điều tra, kết luận, công bố rộng rãi.
Thứ hai, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ chứng cứ pháp lý, lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trên thực tế, từ rất lâu rồi, Nhân dân Việt Nam đã phát hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu, liên tục hiện diện, thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này một cách hòa bình. Và Việt Nam sẽ kiên quyết, kiên trì đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, quyền chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này. Vì thế, bất cứ nước nào lên tiếng hay viện dẫn Công hàm 1958 để đòi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều vô giá trị, phi lý, làm ảnh hưởng đến việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
Thứ ba, đối với Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ là văn bản ngoại giao không phải văn bản có tính pháp lý của Nhà nước Việt Nam. Văn bản pháp lý theo luật pháp quốc tế và Việt Nam phải được Chủ tịch nước ký và Quốc hội Việt Nam thông qua. Vậy nên, đâu cần phải thu hồi Công hàm nói trên.
Thứ tư, với việc có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử về chủ quyền và liên tục hiện diện, thực hiện chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì sẽ không bao giờ có chuyện lại đi công nhận đấy là chủ quyền của nước khác cả. Đây là điều hiển nhiên.
Vậy là, Việt Tân đã rỗi hơi, đang làm những việc “vô công, rồi nghề”, mà đất nước, Nhân dân Việt Nam đâu cần chúng “ngửa tay xin việc”./.




Xin kiểu đó - ích gì


Tre Việt – Ngày 13/8/2020, RFA giật tít “Gần 100 nghị viên và cựu nghị viên ASEAN kêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển”, nghe tràn đầy hy vọng cho những nhà “dân chủ” trong nước, nhất là các đối tượng đã “nhập kho”. Tuy nhiên, ni dung bài viết không nêu nổi 01 cái tên làm ví dụ; chỉ hàm hồ nói rằng “65 nghị viên đương nhiệm và cựu nghị viên từ 28 quốc gia châu Á đã ký thư ngỏ gửi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi trả tự do cho tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển”. Chúng ta biết rằng, Hội anh em dân chủ gồm: Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển và Lê Thu Hà, đã chịu án từ 7 đến 15 năm tù; nhưng tại sao lại xin cho Truyển mà không phải ai khác?
Thứ nhất, Truyển là đối tượng hoạt động “sáng giá”, có bề dầy về kinh nghiệm và nhiều cơ mưu, có vai trò thiết kế nên tất cả các hoạt động của Hội anh em dân chủ, là một trong những linh hồn của giới dân chủ trong nước nói chung. Năm 2004, Truyển cùng một Việt kiều Mỹ Đỗ Thành Công tham gia xây dựng “Đảng Dân chủ Nhân dân”, đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, mưu đồ thay đổi thể chế. Năm 2006, Truyển bị bắt và bị xử 3 năm 6 tháng tù giam vì tội tuyên truyền chống Nhà nước, do tổ chức kế hoạch biểu tình, rải truyền đơn nhân dịp Việt Nam tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC. Năm 2010, Truyển ra tù, tự tuyên bố mình vẫn là đảng viên “Đảng Dân chủ Nhân dân, tiếp tục tham gia nhiều tổ chức đối lập, như: Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, các tổ chức Phật giáo Hòa hảo đối lập, Văn phòng Công lý Hòa bình thuộc dòng Chúa Cứu thế Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Anh em Dân chủ.
Hai là, quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa xét xử các thành viên của Hội anh em dân chủ, các bị cáo khác đều có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải và xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Riêng Truyển và Đài là 02 đối tượng kiên định và ngoan cố nhất, liên tục kêu oan không nhận tội. Mặt khác, nhờ sự khoan hồng của Việt Nam, Nguyễn Văn Đài - người cầm đầu Hội anh em dân chủ - được tị nạn ở nước ngoài. Nhưng hắn lại “ngựa quen đường cũ”, tiếp tục hoạt động vu cáo, xuyên tạc, chỉ đạo mạng lưới trong nước chống phá Việt Nam; kết nối cá nhân, tổ chức quốc tế, kích động, can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam. Trong thời gian qua, Đài đã gặp gỡ, vận động phái đoàn ngoại giao nhiều nước; một số nghị sĩ của Mỹ, EU; các tổ chức NGO; Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế,... để báo cáo xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam, vận động thông qua dự luật Magnitsky, kêu gọi cản trở Hiệp định thương mại EVFTA, v.v. Để hoạt động hiệu quả, Đài rất cần những bộ óc như Truyển.
Ba là, từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực đã làm hiển lộ hàng loạt tội danh mà giới dân chủ thực hiện trong thời gian trước đó. Theo quy luật nhân quả, hàng chục dận chủ đã phải nhập kho. Các hội nhóm như: Hội anh em dân chủ; Hội nhà báo độc lập; các blogger,… và mới đây nhất là Nhóm Hiến pháp đu tan vỡ, khiến “phong trào chống đối” rơi vào thoái trào. Nhìn lướt qua các trang mạng nổi tiếng như RFA, VOA, BBC,… đã vắng mặt các cộng tác viên tích cực như: Lê Anh Hùng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Văn Hải, v.v. Vắng bóng cá lớn, bn tép riu chẳng biết làm gì, không viết được gì cho ra hồn, đành ẩn danh trên mạng để bình luận, chửi thề như giới giang hồ; các trang Việt tân, Việt live,… lượm lặt các comment đầu mẩu đó để phát trên facebook và youtobe, khiến người nghe càng lúc càng nhàm chán.
Lúc này đây, lực lượng phản động nước ngoài rất cần vực dậy tinh thần đấu tranh của giới “dân chủ” trong nước. Trong đó, Nguyễn Văn Đài tuy có năng nổ nhưng lực bất tòng tâm, rất cần một quân sư, trợ thủ đắc lực như Truyển. Xin cho Truyển nếu được thì có thêm lực lượng, nếu không thì cũng là liều thuốc tinh thần, thể hiện sự quan tâm của đồng bọn bên ngoài biên giới./.



Lại chiêu trò cũ


Tre Việt - Ngày 15/8/2020 trên VOA Tiếng Việt có đăng bài: Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Nội dung bài viết không có gì mới ngoài những luận điệu cho rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam đáng quan ngại sâu sắc, nhất là khi Việt Nam tiến hành xét xử các thành viên của tổ chức xã hội dân sự Hiến pháp, bắt giam Phạm Chí Dũng hay có các bản án dành cho Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Hóa, v.v. Trợ Lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Robert Destro kêu gọi Chính phủ Việt Nam hành động phù hợp với các chuẩn mực nhân quyền trong Hiến pháp và trong các Công ước quốc tế đã ký kết. Ahmed Shaheed, báo cáo viên của Liên hợp quốc về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng, cho rằng việc thực thi Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng của Việt Nam còn nhiều hạn chế đối với những nhóm tôn giáo chưa được đăng ký.
Trước hết, cần khẳng định rằng những thành viên của tổ chức xã hội dân sự Hiến pháp, Phạm Chí Dũng, Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Hóa,… là những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam, là những kẻ thoái hóa biến chất, cõng rắn cắn gà nhà. Khi đưa ra xét xử đều ăn năn, hối cải, đều nhận thức rõ những việc làm sai trái của bản thân và cúi đầu nhận tội. Các bản án dành cho những kẻ vi phạm này đều thấu tình, đạt lý, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam.
Tiếp nữa, hoạt động nhân quyền của Việt Nam thời gian qua có những chuyển biến tích cực, các quyền cơ bản của người dân luôn được tôn trọng và bảo đảm đầy đủ. Điều đó được thể hiện rõ nhất khi dịch bệnh Covid-19 lây lan đến Việt Nam. Trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid-19 quyền được sống, quyền được chăm sóc sức khỏe, bảo đảm nhu cầu thiết yếu,… được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền quan tâm và tạo điều kiện tối đa. Trong khi đó, tại xứ sở Cờ hoa - nơi cho mình cái quyền đi phán xét người khác thì tình hình nhân quyền lại đáng lo ngại, điển hình như vụ cảnh sát da trắng đè cổ người da đen đến chết; hay Tổng thống Mỹ Trump đã tố cáo vi phạm nhân quyền của Đảng Dân chủ; quyền sống của hàng trăm nghìn người bị cướp đi do dịch bệnh Covid-19.
Ngoài ra, ông Ahmed Shaheed đã 6 năm không đến Việt Nam, chỉ ngồi tại chỗ thông qua các trang mạng xã hội để phán xét các hoạt động tự do tôn giáo tại Việt Nam thì làm sao mà chính xác. Tại Việt Nam, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc, của mọi người dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện tối đa về mọi mặt, như: cấp đất làm nhà cầu nguyện, mở các học viện, trường học về Tôn giáo, cấp phép cho các Tôn giáo theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, v.v.
Do đó, các tổ chức, cá nhân nếu không nắm chắc được tình hình tôn giáo, nhân quyền của Việt Nam thì đừng sử dụng những chiêu trò kêu gọi, gửi thư ngỏ cho Chính phủ Việt Nam. Hãy chung tay cùng thế giới phòng chống dịch bệnh Covid-19 để bảo đảm quyền được sống của mỗi người./.