Tre Việt - Lợi dụng kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV đang diễn
ra tại Hà Nội, ngày 13/11, Đài RFA tổ chức buổi “Hội luận” có chủ đề: “Quốc hội Việt Nam có phải là đại diện của
người dân hay không?” với một số đối tượng phản động, như: Nguyễn Quang A,
Lê Minh Nguyên, Nguyễn Văn Đài. Tại “Hội luận”, các đối tượng đã xuyên tạc thể
chế chính trị, hạ thấp vị trí, vai trò của Quốc hội, là “tay sai” của Đảng Cộng
sản Việt Nam; xuyên tạc, đả kích hoạt động lập pháp, bầu cử của Quốc hội. Hành
động này lại cho thấy sự lộng ngôn, hàm hồ của những phần tử phản động và Đài
RFA.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 |
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã khẳng định: ngay từ rất sớm,
khi bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có tư tưởng
xây dựng một nhà nước kiểu mới mà ở đó nhân dân là người chủ của đất nước. Điều
này được Người nêu trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, viết năm 1927. Và ngay sau
khi giành được độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong
phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 03/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đề nghị Chính phủ sớm tổ chức cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu
phiếu. Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, ngày 06/01/1946, đã diễn ra cuộc Tổng
tuyển cử đầu tiên trên cả nước, với 89% cử tri đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu;
trong đó, có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau; 43% số đại biểu
không đảng phái; 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10
đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Trong thành phần của Quốc hội có đại
biểu đại diện cho cả ba miền Bắc, Trung, Nam; các giới từ những nhà cách mạng
lão thành, thương gia, nhân sĩ, trí thức và các nhà hoạt động văn hóa đến đại
biểu các thành phần tôn giáo, những người không đảng phái và các đảng phái chính
trị. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên đã đánh dấu bước trưởng
thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta
khi có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một
hệ thống chính quyền đầy đủ cơ sở pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về
đối nội và đối ngoại.
Trên thực tế, đến nay, sau hơn 77 năm hoạt động,
Quốc hội Việt Nam luôn thực hiện tốt công tác lập pháp, giám sát, quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước và luôn đồng hành cùng dân tộc, đất nước Việt
Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú, hiệu quả của Quốc hội, như: quyết nghị những chủ trương, chính sách
phát triển đất nước; chất vấn, trả lời
chất vấn; giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổng hợp, trả lời ý
kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước; xây dựng, ban hành hệ thống
pháp luật; xây
dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, v.v. Thực tiễn đó đã khẳng định Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân, đại diện cho tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả
nước và là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Đồng thời, phản bác mọi nghi ngờ,
xuyên tạc cho rằng: Quốc hội Việt Nam có
phải là đại diện của người dân hay không?
Bên
cạnh đó, ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt
Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo đất nước và toàn xã hội. Do đó, để
phát huy vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động thì việc tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với các cơ quan Nhà nước nói chung, Quốc hội nói riêng là một
nguyên tắc, đã được hiến định trong Hiến pháp. Vì thế, tại “Hội luận”, các phần
tử phản động xuyên tạc rằng: Quốc hội, là “tay sai” của Đảng Cộng sản Việt Nam
là hoàn toàn phi lý, không có cơ sở. Ngược lại, chính Nguyễn Quang A, Lê Minh
Nguyên và Nguyễn Văn Đài là những phần tử phản động, trước đây đều là cán bộ,
đảng viên nhưng bị thoái hóa, biến chất nên quay lưng, chống phá Đảng, Nhà
nước, nói xấu chế độ,… nên những lời nói, ý kiến lộng ngôn, hàm hồ của họ luôn
thể hiện dã tâm xấu, cần phải vạch trần, lên án./.