Apr 22, 2021

Tự do báo chí ở Việt Nam luôn được bảo đảm

        Tre Việt - Ngày 21/4, trang facbook Đài Châu Á Tự Do (RFA), đăng bài: “Việt Nam tiếp tục xếp cuối bảng về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới”, dẫn thông tin: “Việt Nam bị Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (RSF) xếp thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia tên toàn thế giới về tự do báo chí trong báo cáo về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới được công bố vào ngày 20/4”. Cho rằng: “Chỉ số đưa ra phản ánh tình trạng suy thoái về việc tiếp cận thông tin của người dân và sự gia tăng biện pháp ngăn trở đưa tin từ phía cơ quan chức năng”. 

Trước hết, cần khẳng định: Đây không phải lần đầu tiên RSF đưa ra báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và có dụng ý xấu. Việc RSF tự cho phép xếp hạng tự do báo chí của một quốc gia theo những tiêu chí riêng của họ mà không thực sự hiểu rõ về hoàn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia khiến những đánh giá, nhận định của tổ chức này không có độ tin cậy, thiếu sức thuyết phục.

Tại Việt Nam, báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích xã hội, các quyền tự do của nhân dân, đóng góp cho công tác kiểm tra, thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước. Quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản luật liên quan mà nhiều bài viết trước Tre Việt đã thông tin. Theo đó, công tác chỉ đạo, quản lý báo chí tiếp tục được thực hiện nhất quán theo phương châm chủ động, kịp thời, hiệu quả, thuyết phục, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm. Trên thực tế, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí của công dân, mọi công dân được tạo điều kiện thuận lợi tận dụng hiệu quả các kênh báo chí truyền thông để thực hiện các quyền của mình, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách pháp luật của Nhà nước. Tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí về số lượng, sự đa dạng về loại hình, tính đến ngày 31/12/2020, cả nước có 779 cơ quan báo chí; trong đó, có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập; có 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh - truyền hình; hơn 41.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí với 21.132 người được cấp thẻ nhà báo. Các phóng viên, nhà báo tại Việt Nam luôn được tạo điều kiện tham gia tích cực phản ánh sâu rộng, toàn diện mọi khía cạnh đời sống của cả nước, đưa thông tin đầy đủ và kịp thời tới người dân Việt Nam. Các nhà báo tại Việt Nam cũng được luật pháp bảo vệ, đồng thời hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đóng góp có trách nhiệm vào lợi ích chung của người dân và xã hội. Nhà nước luôn quan tâm và đảm bảo bằng cơ chế pháp luật để mọi công dân đều có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách thuận lợi nhất. Cùng với đó, các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài cũng đang hoạt động tích cực tại Việt Nam và được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp. Tại Việt Nam, việc người dân sử dụng mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để bày tỏ quan điểm, chính kiến, tâm trạng, nghĩ suy của mình là hết sức dễ dàng, thoải mái mà không gặp phải bất kỳ sự cản trở, ngăn cấm gì của cơ quan chức năng.

Đó là minh chứng sinh động để khẳng định quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được bảo đảm, phản bác luận điệu vu cáo Nhà nước Việt Nam; báo chí thực sự trở thành cầu nối giữa “ý Đảng, lòng dân”, tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; là phương tiện để người dân kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý kiến phản biện đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước; là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ quyền của người dân.

Thời gian qua, Nhà nước Việt Nam đã bắt giữ, xử lý các đối tượng lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ; vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân theo pháp luật, điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật các quốc gia khác quy định trên lĩnh vực này.

Vì vậy, báo cáo về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2020 của RSF là quy chụp, xuyên tạc, bịa đặt, sự nhìn nhận thiếu khách quan về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, hành động đó cần phải lên án./.