Jul 15, 2019

Hồi kết cho câu chuyện của các nhà "dân chủ, nhân quyền" ở Việt Nam

Đại sứ Dương Chí Dũng tại Khóa họp
Tre Việt - Vừa qua, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã họp tại Geneva (Thụy Sĩ) thông qua 26 nghị quyết; trong đó, có Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam, Philippine và Bangladesh là đồng tác giả. Cũng tại khóa họp này, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua kết quả Báo cáo rà soát định kỳ phổ quát của Việt Nam trong chu kỳ III. Đây là hồi kết cho câu chuyện mà những người bấy lâu nay vẫn tự xưng là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam vẫn lu loa, xuyên tạc trên mạng xã hội và gửi thỉnh cầu vô căn cứ, thiếu cơ sở, không phản ánh đúng thực tế đang diễn ra ở Việt Nam đến một số tổ chức quốc tế nhằm gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn thực thi nhất quán chủ trương, chính sách, pháp luật bảo đảm quyền con người, bảo đảm quyền tự do, dân chủ, tự do tín ngưỡng cho nhân dân. Điều này được thể hiện, Việt Nam đã chấp thuận trên 240 trong tổng số 291 khuyến nghị mà các quốc gia đưa ra, gồm những nội dung quan trọng, toàn diện của công tác bảo đảm quyền con người, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các biện pháp bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và tăng cường thể chế bảo vệ quyền con người và các vấn đề mới đặt ra v di cư, biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững. Chính vì thế, những cố gắng, nỗ lực của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng lên. Điều đó đã được khẳng định khi gần đây, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu nhất trí gần như tối đa (192/193 nước) và sau nhiều vòng đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết Hiệp địnhthương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA).
Trong khi đónhững kẻ tự xưng là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đều có tư tưởng bất mãn, tiêu cực với chế độ, cố tình vi phạm pháp luật, nên mỗi khi có các sự kiện, sự việc diễn ra trong nước lấy danh nghĩa là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động gây rối, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời, gửi thỉnh cầu, kêu gọi đến một số tổ chức quốc tế có thâm thù với Việt Nam để gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Với những kết quả trên thì những việc làm của họ chỉ tốn công, vô ích mà thôi./.