Tre Việt - Ngày 15-11, Bùi Tín viết trên VOA tiếng Việt rằng: “Đất nước Việt Nam thực hiện “đổi mới” từnăm 1963, hơn 50 năm rồi mà thật sự không đổi mới được bao nhiêu, có người nói họ chỉ “đổi” mà không “mới”, đổi mới mà vẫn như cũ, có khi không được như cũ!”. Không bàn đến Việt Nam đổi mới từ năm 1963 hay 1986, chỉ xem điều Bùi Tín viết: Việt Nam không đổi mới có đúng không?
Câu trả lời là không đúng. Năm 1986, với Đạihội VI - đại hội của đổi mới và từ đó đến nay, Việt Nam có nhiều đổi mới. Trước hết, là đổi mới tư duy, thể hiện trên một loạt vấn đề:
Về kinh tế, trước năm 1986, Việt Nam thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thực hiện ngăn sông cấm chợ, theo chế độ tem phiếu đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điều đó làm cho nền sản xuất bung ra, từ chỗ luôn thiếu và khan hiếm hàng hóa, giờ đây hàng hóa đã rất đa dạng và phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, từ hàng bình dân đến hàng hóa cao cấp, từ hàng nội địa đến hàng hóa của các nước, các hãng nổi tiếng thế giới. Có thể nói, trên thị trường thế giới có hàng hóa gì, thị trường Việt Nam có hàng hóa đó.
Trước đổi mới, Việt Nam chỉ thừa nhận nền kinh tế chỉ có kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, nay thừa nhận nền kinh tế đa sở hữu với nhiều thành phần; trong đó có sở hữu hỗn hợp, sở hữu tư nhân và thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân là một động lực phát triển của nền kinh tế, xã hội. Điều đó trước đổi mới dường như là điều cấm kỵ. Trước đảng viên không được làm kinh tế tư nhân, nay đảng viên được làm kinh tế tư nhân. Mọi người, kể cả đảng viên được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Đảng, Nhà nước khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, không vi phạm pháp luật. Như thế, tại sao lại nói Việt Nam không đổi mới.
Về đường lối đối ngoại, trước đổi mới, nước ta hầu như chỉ có quan hệ ngoại giao với các nước có cùng ý thức hệ - các nước XHCN, nay Việt Nam xác định sẵn sàng là bạn, là đối tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, hợp tác vì sự phát triển thịnh vượng của mỗi nước. Thực hiện đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia, trong đó có quan hệ ngoại giao với cả 05 nước là Ủy viên thường trực của Liên hợp quốc.
Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới đã làm cho bộ mặt đất nước từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi đều ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Đời sống của nhân dân từ chỗ thiếu ăn đến chỗ không chỉ đủ ăn mà còn có xuất khẩu lương thực, Việt Nam luôn là một trong ba nước đứng đầu về xuất khẩu gạo; đồng thời đứng đầu xuất khẩu một số mặt hàng nông sản. Từ là nước kém phát triển, Việt Nam đã trở thành nước phát triển trung bình, v.v.
Vài nét như thế đủ thấy, Việt Nam luôn đổi mới, nên điều ông Bùi Tín viết là không đúng./.