Jun 29, 2021

Phát ngôn hồ đồ

 

Tre Việt - Ngày 28/6/2021, trên trang facebook Việt Tân có đăng bài viết của Nguyễn Huy Vũ với tựa đề “Những nhân tố nào giúp một quốc gia phát triển, và tại sao Việt Nam đã không phát triển?”; trong đó, ông ta cho rằng,  đất nước Việt Nam không có gì để tự hào(!)

Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dân tộc Việt Nam đã buộc đội quân xâm lược rất mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ phải cúi đầu khuất phục; những kẻ thù ở phương Bắc, phương Nam cũng không dám xâm phạm non sông bờ cõi. Sau khi đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam từ một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp, với mức thu nhập bình quân hiện là hơn 3.500 USD/người/năm; là một trong những quốc gia năng động nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong năm 2020, là một trong số ít nước có tăng trưởng dương (2,9%) trong đại dịch Covid-19, do phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả. Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng: Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch AIPA, Chủ tịch ASEAN,… 03 lần cử lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc tại Cộng hòa Trung Phi, Nam Su Đăng thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả, trong sáng,... đã khẳng định vị thế uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Vài chi tiết nhỏ đã cho thấy, phát ngôn Việt Nam không có gì để tự hào của Nguyễn Huy Vũ là hồ đồ./.

Jun 28, 2021

Một sự xiên xẹo

        

Tre Việt - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: “… Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?”. Thế mà, Lê Ánh mới đây lại xiên xẹo đặt tít bài viết: “Nguyễn Phú Trọng: Con đường XHCN không bao giờ tới đích” đăng trên facebook Việt Tân.

          Tổng Bí thư khẳng định việc xây dựng CNXH còn lâu dài. Vì nó có trình độ cao hơn chủ nghĩa tư bản, mà đạt được trình độ như các nước tư bản hiện nay thì đã phải trải qua hàng trăm năm. CNXH có trình độ cao hơn thế, chắc chắn phải lâu dài hơn, là điều dễ hiểu. Mới đây, Tổng Bí thư có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đăng trên các báo ra ngày 16/5/2021. Trong đó khẳng định: “Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển”. Xây dựng CNXH lâu dài là vì thế.

          Thế mà Lê Ánh lại cho rằng: “Nguyễn Phú Trọng: Con đường XHCN không bao giờ tới đích”. Rõ ràng là hai cách nói khác nhau. Lê Ánh đã xiên xẹo ý của Tổng Bí thư. Đây là trò xấu, rất xấu.

          Lê Ánh còn nói: “qua thế kỷ 21, mặc dầu các đảng viên chưa thấy thiên đường XHCN, nhưng chắc chắn lúc đó sẽ có nhiều thế hệ cán bộ trở thành triệu phú và tỷ phú đôla Mỹ ngay trên đất nước Việt Nam”. Ý này người đọc hiểu rằng, Lê Ánh đang nói đến tình trạng cán bộ tha hóa, tham nhũng. Thừa nhận, tham nhũng là một thực tế, chế độ xã hội nào cũng có. Nó là hiện tượng gắn liền với quyền lực. Ở các nước tư bản, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, không ít người trong bộ máy công quyền tha hóa, tham nhũng. Thực vậy!

Vụ bê bối quyền lực chính trị để trục lợi (Watergate) của Tổng thống Mỹ Richard Nixơn năm 1972 - 1974, buộc ông này phải từ chức khi đang là Tổng thống nhiệm kỳ hai; vụ ông Bernard Kerit, nguyên chỉ huy trưởng cảnh sát New York, năm 2004 đã được Tổng thống Mỹ Geory W.Bush đề cử làm Bộ trưởng Bộ an ninh nội địa Mỹ, nhưng do buộc tội tham nhũng trốn thuế và nhận tiền hối lộ nên đã không được bổ nhiệm. Hay là ở Hàn Quốc, vào tháng 12/2016, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun - Hye bị Quốc hội phế truất chức Tổng thống do bị buộc tội tham nhũng dính líu đến vụ dùng quan hệ cá nhân để tăng ảnh hưởng và trục lợi tài chính. Còn rất nhiều chính khách của các nước có chế độ đa đảng bị tha hóa mà các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước đã đưa tin. Họ đều là những người đại diện cho một đảng chính trị nhất định của các nước đó.

Vậy là, Lê Ánh vì tâm tối mà đã xiên xẹo ý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng./.   

Jun 24, 2021

“Ngậm máu phun người”


Tre Việt – Ngày 24/6, trang facebook Việt Tân đăng bài “Báo cáo VNHR: Việt Nam đang giam giữ gần 300 tù nhân lương tâm”. Bài viết cho rằng: Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những nhân quyền cơ bản, từ phân biệt đối xử, bắt và giam giữ tùy tiện, vi phạm các đảm bảo về xét xử công bằng,…”. Đây là chiêu trò “Ngậm máu phun người” nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận.

Trước hết, cần khẳng định rằng, ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” như đầu đề bài viết đã nêu. Những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và đề ra những chính sách an sinh xã hội cụ thể để bảo đảm tốt nhất quyền con người, quyền công dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Thực tế này đã được khẳng định thông qua những thành tựu, sự phát triển toàn diện của đất nước, mang lại sự đổi thay diện mạo, vị thế, uy tín của đất nước và cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Điều này đã được các quốc gia, tổ chức quốc tế uy tín ghi nhận, đánh giá cao.

Trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước đó, phần lớn nhân dân đều đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp. Tuy nhiên, có một số công dân đã cố tình đi chệch xu thế chung. Họ tự cho mình có những hành động, việc làm, phát ngôn,… quá giới hạn quyền của công dân, vi phạm pháp luật. Do đó, đã bị các cơ quan chức năng xử lý công bằng, nghiêm minh trước pháp luật với những bản án rõ ràng, đúng người, đúng tội, không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (VNHR) đã không tìm hiểu rõ nội tình theo hướng khách quan, mà ngược lại, luôn dùng tư tưởng ác cảm, thái độ thâm thù với Việt Nam để nhìn nhận, đánh giá sai lệch về tình hình thực tế những gì đang diễn ra tại Việt Nam. Câu chuyện này, không phải là mới khi mà năm nào cũng vậy, không chỉ riêng VNHR mà một số tổ chức khác, như: Phóng viên không biên giới (RSF), Ân xá quốc tế (AI), Sáng kiến thể hiện lương tâm người Việt hải ngoại (VOICE), Việt Tân,… luôn lợi dụng việc Việt Nam bắt giữ, điều tra, xét xử những công dân chống đối chính quyền để “Ngậm máu phun người”, lu loa, kêu gọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế, gây sức ép với Việt Nam.

Song những luận điệu, chiêu trò nhai lại cái đã cũ của chúng sẽ không mang lại kết quả gì, chỉ tốn công, vô ích mà thôi./.

 

Việt Nam không chống dịch thành công nhờ may mắn, mà do áp dụng các biện pháp hiệu quả, quyết liệt

           Trong buổi họp báo thường kỳ trực tuyến ngày 24/6 của Bộ Ngoại giao, một nhà báo nước ngoài trích dẫn bài biết của tờ New York Times ngày 02/6; trong đó, có nội dung coi thành tích chống dịch Covid-19 trong quá khứ của Việt Nam là “may mắn”.

Ngoài ra, bài viết này cho rằng: một ổ dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh được phát hiện ban đầu từ nhóm truyền giáo và sự nổi lên của biến chủng virus mới sẽ đặt dấu chấm hết cho may mắn trong quá khứ của Việt Nam.

Bình luận về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói: “Là một người sống và làm việc tại Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua, tôi nghĩ bạn cũng sẽ chia sẻ quan điểm của tôi, rằng nói Việt Nam may mắn trong công tác phòng, chống dịch bệnh là hoàn toàn không khách quan”.

Nhân viên y tế đo thân nhiệt và kiểm tra sức khỏe
cho người dân trước khi tiêm vaccine

Theo bà Hằng, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã có những quyết sách, chiến lược và chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ Trung ương đến địa phương.                                                                 

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh bình thường mới, Bộ Y tế đã đưa ra những thông điệp 5K, gần đây nhất là 5K + vaccine, để kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng thực hiện, chung sống an toàn với đại dịch. Việt Nam cũng tích cực nghiên cứu áp dụng công nghệ truy vết xét nghiệm, nâng cao kết quả phòng, chống dịch bệnh. Với quyết tâm chống dịch của toàn hệ thống chính trị, của người dân và đặc biệt là của lực lượng tuyến đầu chống dịch, Việt Nam đã vượt qua 3 đợt bùng phát dịch bệnh.Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp kịp thời quyết liệt, trong đó có những biện pháp lần đầu được áp dụng trong công tác phòng, chống dịch, như ngăn chặn sự lây lan từ bên ngoài bằng cách hạn chế nhập cảnh, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài vào Việt Nam, tổ chức khoanh vùng, dập dịch, truy vết người tiếp xúc với nguồn bệnh trong phạm vi phù hợp, kiểm soát chặt chẽ người bên trong các khu vực phong tỏa, cách ly những người lây nhiễm và tiếp xúc gần một cách hiệu quả, v.v.

“Phát huy những kinh nghiệm, thành công trong việc đối phó với các đợt dịch bệnh trước, cộng với sự hiểu biết năng lực ngày càng cao của nhân viên y tế và năng lực xét nghiệm, Việt Nam đang từng bước kiểm soát được dịch bệnh, đồng thời đảm bảo cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân”, bà Hằng khẳng định.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, hiện Việt Nam đang tích cực triển khai nhanh chóng và hiệu quả chiến lược vaccine, và chuẩn bị các đường hướng tốt nhất để xây dựng kế hoạch, triển khai tiêm vaccine trên cả nước theo lộ trình phù hợp, hiệu quả, hướng tới miễn dịch cộng đồng. “Những kết quả trong công tác phòng, chống dịch của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, WHO và nhiều quốc gia ghi nhận, đánh giá cao. Dư luận, báo chí, kể cả báo chí Mỹ, cũng gọi Việt Nam là hình mẫu chống dịch”./.

(Nguồn ANTĐ.vn)

Jun 21, 2021

Có tật giật mình


Tre Việt - Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được Bộ Thông tin truyền thông ban hành ngày 17/6/2021, hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng mạng xã hội, góp phần phát triển môi trường mạng theo hướng an toàn, lành mạnh hơn. Nó hoàn toàn tương thích, phù hợp với những quy định về quyền con người quy định tại Khoản 2, Điều 29, Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948 “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.

        Ngay sau khi bộ Quy tắc ban hành đã được các tầng lớp nhân dân đồng tình cho rằng: với những quy định cụ thể, rõ ràng, bộ Quy tắc sẽ góp phần ngăn chặn và là cơ sở pháp lý để xử lý những người sử dụng mạng xã hội tùy tiện, phát ngôn thiếu chuẩn mực văn hóa, đạo đức, lệch lạc về suy nghĩ, bình luận xuyên tạc, ác ý,… gây nhiễu loạn trên môi trường mạng, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và tổ chức; thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. 

        Thế nhưng, VOA tiếng Việt (ngày 19/6/2021), lại cho rằng: bộ Quy tắc này khiến cho những người hoạt động vì tự do ngôn luận bị chèn ép và khó phát triển. Thử hỏi: những người tự cho mình là “nhà hoạt động vì tự do ngôn luận”, sử dụng mạng xã hội để phát ngôn nếu không vi phạm những quy định của bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Việt Nam mới ban hành thì làm sao phải “nhảy dựng” lên? Phải chăng họ “có tật giật mình”?

Jun 20, 2021

“Nước mắt cá sấu”

Tre Việt“Những người bên rìa xã hội...!” là bài viết của Phạm Minh Vũ đăng trên fcaebook Việt Tân cách đây ít giờ đồng hồ. Bài viết dẫn cảnh 02 cụ bà đói ăn, phải nhận cơm từ thiện ở Sài Gòn trong mùa đại dịch Covid-19. Thế rồi, người viết và Việt Tân tỏ lòng sót sa. Nhưng tiếc thay, những giọt nước mắt của Phạm Minh Vũ và Việt Tân lại chỉ là “nước mắt cá sấu”. Bởi đó là một biểu hiện giả dối, không thành thật cảm xúc của kẻ đạo đức giả, khóc những giọt nước mắt đau buồn giả tạo. Tại sao nói vậy?

Bởi như Tre Việt được biết thì chưa thấy Phạm Minh Vũ và Việt Tân có hành động cụ thể nào để giúp đỡ những mảnh đời còn khó khăn, ngoài sự “sụt sùi” từ bàn phím để cho ra lò bài viết như bài “Những người bên rìa xã hội...!” nói trên. Đành rành, cảm thông với những mảnh đời còn khốn khó có nhiều cách, có thể giúp đỡ bằng vật chất, bằng tinh thần, sự cảm thông, chia sẻ và tôn trọng họ, v.v. Nhưng điều đó không phải nhất thiết cứ phải đưa lên mạng xã hội để nhiều người cùng biết. Mà phải hành động bằng việc làm của mình để cho xã hội bớt những cảnh đời khó khăn. Đưa lên mạng xã hội nào có giúp ích được gì cho họ, mà trái lại lại làm cho sự hoài nghi về xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ở góc độ nào đó lại là sự vi phạm nhân quyền, vì đã đưa hình ảnh của các cụ trong lúc khó khăn lên mạng xã hội. Như thế là tôn trọng hay bêu riếu?

Phạm Minh Vũ và Việt Tân không thể không biết, hiện nay trên thế giới, chưa nước nào mà lại không có những người cuộc đời còn khốn khó. Các nước phát triển, số người vô gia cư rất nhiều, họ sống tràn cả ra lề đường, đêm đến phải ngủ trong thùng các tông. Bên cạnh họ là những ông chủ giàu có. Vào google tìm người vô gia cư, chỉ 0,49 giây, cho ra khoảng 71.400.000 kết quả.  Ở các nước tư bản, những người giàu có chỉ chiếm khoảng 01% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu. Vì thế, họ chi phối toàn xã hội. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản.

Ở Việt Nam, những người nghèo khó vẫn còn, nhưng tỉ lệ giảm nghèo đã giảm mạnh, trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước). Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Thế mà Phạm Minh Vũ và Việt Tân viết: “Nghe những bài diễn văn chém gió về XHCN, về mặt trời tỏa sáng về những viễn cảnh tương lai đất nước họ vẽ toàn màu hồng, nhưng trên thực tế, xã hội này chỉ một gam màu đen tối”. Họ viết tiếp: “Đẩy nhân dân xuống đáy bùn vĩ đại, với bao cảnh lầm than nhưng Đảng vẫn ngợi ca ngạo nghễ”. Vậy là đã lòi mặt cáo của họ rồi đấy. Họ chỉ mượn cảnh đời còn khó khăn của 02 cụ bà để trì chiết Đảng, Nhà nước và chế độ. Đây mới là cái đích họ nhắm tới. Vậy nên, nói nước mắt của họ chỉ là “Nước mắt cá sấu” là như thế./. 

Jun 19, 2021

Luận điệu xuyên tạc không lừa được ai

 

Tre Việt - Cách đây ít giờ, trong bài viết có tựa đề “Gian trá, lươn lẹo với dân” của Đỗ Ngà, được đăng tải trên trang facebook Việt Tân nhằm công kích, xuyên tạc ý nghĩa của Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19, khi cho rằng: “Lập quỹ vaccine và hứa chích miễn phí cho dân, mục đích là để vét tiền của con nít lẫn người già. Tuy nhiên khi vét tiền xong họ không mua vaccine mà gởi ngân hàng kiếm lời và bắt dân đợi “nhà nước kiếm lời xong” mới mua vaccine” (!). 

Rõ ràng, Đỗ Ngà muốn thổi phồng câu chuyện vaccine để gây hiểu lầm, hoang mang trong dư luận, kích động tâm lý nghi ngờ trong cộng đồng, tìm cách phủ nhận thành công của Việt Nam trong cuộc chiến phòng, chống dịch, làm giảm niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Cần khẳng định rằng, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, cùng với thực hiện nghiêm thông điệp 5K, thì vaccine là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược để thoát khỏi đại dịch Covid-19. Theo tính toán của các chuyên gia, để đạt được miễn dịch cộng đồng, miễn dịch toàn dân vào cuối năm 2021, Việt Nam cần có hơn 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng hơn 75 triệu người dân với tổng kinh phí ước tính khoảng hơn 25 nghìn tỉ đồng. Đó là nguồn kinh phí rất lớn, trong khi đất nước ta đang còn nhiều khó khăn, ngân sách hạn hẹp. Vì vậy, việc thành lập Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa kinh phí mua và tiêm vaccine phòng Covid-19, kêu gọi, vận động các tầng lớp nhân dân ủng hộ, đóng góp kinh phí nhằm giảm áp lực ngân sách Nhà nước cho công tác phòng, chống dịch, huy động nguồn lực xã hội để người dân có thể tiếp cận vaccine sớm nhất. Nhưng cũng cần nhận thức rằng, việc kêu gọi các tổ chức, cá nhân chung tay đóng góp Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 không phải là vì chúng ta thiếu tiền và càng không phải là sự ép buộc, mà chính là ý Đảng, lòng dân, là sự quy tụ không chỉ nguồn lực vật chất mà còn cả nguồn lực tinh thần. Thông qua đóng góp, ủng hộ Quỹ, tạo nên một phong trào hành động nhân văn sôi nổi và rộng khắp, thành làn sóng mạnh mẽ đẩy lùi dịch bệnh.

Cập nhật số tiền ủng hộ Quỹ vaccine
(tính đến 17h00, ngày 19/6/2021)

Thực tế những ngày qua, kể từ khi Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 được Thủ tướng Chính phủ ký thành lập, không chỉ các doanh nghiệp, địa phương mà rất nhiều cá nhân trên mọi miền của Tổ quốc đều nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ, đóng góp. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho tinh thần đoàn kết chống lại đại dịch Covid-19 của nhân dân Việt Nam.

Việc sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ vaccine để “gởi ngân hàng kiếm lời và bắt dân đợi “nhà nước kiếm lời xong” mới mua vaccine”, mà Đỗ Ngà xuyên tạc, Tre Việt xin thông tin: Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, sử dụng vốn đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.

Theo Thông tư số 41/2021/TT-BTC, ngày 02/6/2021 của Bộ Tài Chính quy định: vốn nhàn rỗi của Quỹ vaccine Covid-19 sẽ được gửi tại các ngân hàng thương mại để lấy lãi, phát triển vốn. Kho bạc Nhà nước đã tiến hành đấu thầu, lựa chọn ngân hàng thương mại có lãi suất cạnh tranh để gửi tiền. Trong những trường hợp Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 có khoản tiền nhàn rỗi, chưa có kế hoạch sử dụng để phòng, chống Covid-19 hay mua vaccine, thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét gửi các ngân hàng thương mại để lấy lãi. Số tiền lãi thu được từ việc gửi tiết kiệm này sẽ được cộng lũy kế vào chính nguồn quỹ. Khoản tiền này sẽ không rơi vào túi của bất cứ cá nhân nào, mà được phục vụ chung cho cả cộng đồng với nguyên tắc công khai, minh bạch hóa.

Việc công khai Quỹ (số tiền huy động, danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp, nội dung và số tiền đã chi, số dư quỹ còn lại) được thông báo hàng tháng, 6 tháng, năm; số lượng tiền, số lượng các tổ chức, cá nhân ủng hộ vào quỹ được cập nhật vào lúc 11h00 và 17h00 hằng ngày trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, website của Kho bạc Nhà nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với chức năng quản lý tài chính, Bộ Tài chính quy định nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ sẽ gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại mà Kho bạc Nhà nước lựa chọn, kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng. Việc lựa chọn kỳ hạn gửi do Ban Quản lý quỹ căn cứ kế hoạch chi của Bộ Y tế, khả năng nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ và tình hình thị trường. Sau khoảng thời gian định kỳ, Bộ Tài chính sẽ thống kê lại tổng nguồn tiền của Quỹ tại thời điểm đó gồm: Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (tiền, vaccine và các loại hình vật chất khác); lãi tiền gửi của Quỹ tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại; các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).

Việc đem nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 để gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại sẽ đẩy mạnh việc phát triển nguồn tiền của Quỹ. Cùng với sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng, Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 sẽ ngày càng bảo đảm hơn, đây sẽ là nền tảng quan trọng giúp công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 đạt hiệu quả cao hơn; điều đó là hoàn toàn đúng đắn, có lợi cho dân, cho nước. Do vậy, những luận điệu sai trái, xuyên tạc về việc thành lập, vận động ủng hộ và sử dụng Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 của một số trang mạng xã hội và các tổ chức chống phá không lừa được ai./.

Chỉ nói quàng nói xiên


Tre Việt – Trang Facebook Việt Tân đang ghim bài viết “Đảng và Nhà nước không muốn lo” của Ngô Đồng, từ ngày 14/6. Bài viết cho rằng, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng Đảng, Nhà nước ta không lo cho dân, cho doanh nghiệp. Cần khẳng định ngay rằng, đây là những thông tin không chính xác, không có cơ sở, nói quàng nói xiên, gây hoang mang, chia rẽ niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong việc phòng, chống dịch.

Thực tế cho thấy, ngay sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát và xâm nhập vào Việt Nam, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã nhanh chóng vào cuộc chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Chính vì thế, chúng ta đã khống chế, dập dịch có hiệu quả các làn sóng Covid-19 bùng phát, kết hợp với thực hiện tốt mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa phòng, chống dịch. Điều này đã mang lại kết quả tích cực, được cả thế giới ghi nhận, đánh giá cao. Năm 2020, Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế dương (2,91%). “Đảng và Nhà nước không muốn lo” mà lại có kết quả như thế sao?

Hiện nay, nước ta đang phải đối mặt, khống chế làn sóng dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 do những biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây ra với tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm. Cùng với đẩy mạnh các biện pháp giãn cách, cách ly xã hội, khoanh vùng, khống chế dập dịch, Đảng, Nhà nước ta đang đẩy nhanh việc nhập khẩu, mua vaccine từ các nước; đồng thời, đẩy nhanh việc thử nghiệm, đưa vào sản xuất vaccine ở trong nước để tiến hành tiêm phòng trên diện rộng cho nhân dân.

Như vậy, Ngô Đồng cho rằng “Đảng và Nhà nước không muốn lo” là không cơ sở, cố tình phủ nhận thành quả và những chủ trương, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong phòng, chống dịch Covid-19 mà chúng ta đang nỗ lực thực hiện.

Ngô Đồng cũng cho rằng: “Đến nay, nhiều cam kết hỗ trợ nhân dân chống dịch của Nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn chỉ ở mức lời hứa. Đơn cử như gói hỗ trợ Covid-19 trị giá 62.000 tỷ đưa ra từ năm ngoái hiện vẫn trên giấy,…”. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sản xuất bị đình trệ; nhiều tiểu thương, hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, lao động tự do bị mất việc làm,… ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động và người dân, như: yêu cầu các ngân hàng giãn nợ, khoanh nợ cho doanh nghiệp; ngành điện hỗ trợ giảm tiền tiện phục vụ sản xuất, sinh hoạt; triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, v.v. Đến nay, gói hỗ trợ này đã giải ngân được 22%, tuy tốc độ có chậm, nhưng đa số là chi trực tiếp hỗ trợ cho người thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách, lao động tự do mất việc làm, hộ kinh doanh. Đối với những bất cập, làm cho tốc độ giải ngân chậm, đến nay chưa giải ngân hết gói hỗ trợ 62.000 tỷ sẽ được điều chỉnh để thời gian tới có tốc độ giải ngân nhanh hơn, đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp./.

Jun 18, 2021

“Bò” và “người” bị hoán đổi


          Tre Việt – Đỗ Ngà với bài: “Từ bò đỏ đến bò túc cầu” đăng facebook Việt Tân cách đây ít giờ cho rằng, nền giáo dục Việt Nam đã tạo ra những người “không biết phân biệt phải trái không biết thế nào là chừng mực, không xác định điều gì nên nói và gì không nên nói”, nên bị “sử dụng như là một thứ công cụ”. Đó là dư luận viên hay “bò đỏ”. “ĐCS đang sử dụng hàng vạn dư luận viên để suỵt cho chúng cắn càn những người chỉ trích chế độ”.

          Như vậy, dư luận viên – “bò đỏ” là những người ủng hộ chế độ, ủng hộ những người đang “cầm lái” con thuyền đất nước đến bến bờ vinh quang. Còn những người như Đỗ Ngà không phải “bò” mà lại bị “bò đỏ” chỉ huy thì những “người” như Ngà hóa ra lại không bằng “bò”. Vậy là có chuyện ngược đời “bò” chỉ huy “người”. Vị trí của “bò” và “người” bị hoán đổi. Thế là bạn đọc biết ai là “bò” và ai là người rồi đấy. Mang tiếng là “người” mà để “bò” chỉ huy thì có còn được gọi là người nữa không Đỗ Ngà?

 

Việc làm cần thiết tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam

 

Tre Việt - Ngày 17/6, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, áp dụng cho 03 nhóm đối tượng, gồm: cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.

Ứng xử trên mạng xã hội - góc nhìn từ
truyền thông (Ảnh: Minh họa)

Bộ Quy tắc cũng hướng tới xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.Bộ Quy tắc này ban hành nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Theo đó, bên cạnh việc phải tuân thủ các quy tắc ứng xử chung, là: tôn trọng, tuân thủ pháp luật; lành mạnh; an toàn, bảo mật thông tin; trách nhiệm, mỗi nhóm đối tượng tham gia, sử dụng mạng xã hội còn có một số quy tắc khác cần áp dụng.

Cụ thể là, với tổ chức, cá nhân, ngoài việc tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội, Bộ Quy tắc cũng khuyến nghị nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên hệ khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.

Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Cùng với đó, tổ chức, cá nhân phải chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy; có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo, v.v.

Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước – con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương “người tốt, việc tốt”. Đồng thời, vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh. Nhà cung cấp dịch vụ không được thu thập thông tin của người dùng

Ngoài việc thực hiện các nội dung quy định quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước còn phải thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý.

Bên cạnh đó, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mới được ban hành còn hướng dẫn cụ thể về ứng xử của cơ quan nhà nước và các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Trong đó, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội được yêu cầu phải tôn trọng quyền được bảo vệ thông tin của người sử dụng, không thu thập thông tin cá nhân và cung cấp thông tin của người sử dụng dịch vụ cho bên thứ ba khi chưa được phép của chủ thể thông tin. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cũng phải hướng dẫn người sử dụng mạng xã hội, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của “người yếu thế” trong xã hội sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh nhằm tránh bị khai thác, lạm dụng, bạo lực về tinh thần trên mạng xã hội; có biện pháp để bảo đảm sự an toàn, phát triển lành mạnh của trẻ em, trẻ vị thành niên trên mạng xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam./.

 

Jun 16, 2021

Lộng ngôn, kêu gọi xằng bậy

 

Tre Việt - Ngày 16/6/2021, trên trang Facebook Việt Tân đăng status của Xuan Hao Tran với tựa đề: “Hãy lên tiếng cho quyền được hỗ trợ vaccine”; kêu gọi mọi công dân trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam lên tiếng vì người dân Việt Nam sống dưới chế độ hiện nay thì quyền công dân chỉ tồn tại trên giấy; quyền sống cũng chẳng có; đại dịch đang tàn phá nồi cơm của hàng triệu gia đình, nó cũng có thể làm hàng nghìn người chết thêm. Thưa Xuan Hao Tran! Ông võ đoán, khi cho rằng chế độ cộng sản tước đoạt quyền sống của công dân(!).

Trong thời đại ngày nay, người dân Việt Nam luôn được bảo đảm quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, điều đó thể hiện: chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm rõ rệt; chính sách an sinh xã hội ngày càng cải thiện, người già, người cao tuổi, người neo đơn đều được hưởng trợ cấp hằng tháng. Ai cũng bình đẳng trước pháp luật, được tự do đi lại được làm những gì pháp luật không cấm, được lựa chọn người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình bầu vào cơ quan nhà nước các cấp, v.v. Công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong những năm qua cũng rất tốt, Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn, an toàn nhất đối với du khách quốc tế. Đặt biệt, kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 đến nay (16/6/2021), Việt Nam trải qua 4 lần dịch bùng phát nhưng mới có hơn 11.000 người nhiễm, hơn 4.500 người người được chữa khỏi, 61 người tử vong liên quan đến Covid-19. Trong khi đó, thế giới có hơn 176 triệu ca nhiễm, số người tử vong liên quan đến Covid-19 là 3.815.164 người. Những nước có nền kinh tế phát triển, trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi, như: Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Pháp,… nhưng số người nhiễm và chết liên quan đến Covid-19 vẫn ở mức cao. Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia đứng đầu thế giới về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Theo Tre Việt, Xuan Hao Tran không có cơ sở nào để khẳng định người dân Việt Nam không có quyền sống, quyền công dân chỉ tồn tại trên giấy và hàng nghìn người Việt Nam sẽ chết thêm vì đại dịch, v.v. Đó chỉ là phát ngôn xằng bậy hòng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ở Việt Nam. Do vậy, có lộng ngôn thế, kêu gọi nữa cũng không ai nghe theo./. 

Jun 12, 2021

“Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”

         Tre Việt - Lê Bá Vận với bài: “Về chủ nghĩa xã hội của TBT Nguyễn Phú Trọng: “Biết rồi, Khổ lắm, Nói mãi!” đăng trên facebook Tiếng Dân News cách đây chục giờ đồng hồ, phê phán một số nội dung bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên các báo ra ngày 16/5 vừa qua. Nhưng những phê phán của Lê Bá Vận hoàn toàn không có cơ sở.

Bài viết của TBT khẳng định: “Ở các nước tư bản người dân bị bóc lột, khoảng cách giàu nghèo gia tăng…”. Lê Bá Vận phản biện: “Thế ở ta không có khoảng cách giàu nghèo, không có doanh nghiệp của các nước tư bản vào đầu tư, được đảng và nhà tạo điều kiện để bóc lột công nhân mình à?” Đúng là như vậy. Khoảng cách giàu nghèo thì nước nào cũng có. Vấn đề là khoảng cách đó như thế nào mà thôi. Ở Mỹ, người giàu chỉ chiếm 01% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Còn ở Việt Nam giải quyết các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước có trình độ phát triển tương đồng. Như vậy, khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam còn tồn tại, nhưng khoảng cách được rút ngắn. Đấy là tính ưu việt của chế độ ta.

Lê Bá Vận hỏi: Việt Nam không có doanh nghiệp của các nước tư bản vào đầu tư à? Câu trả lời là Có. Nhưng Vận mới nhìn thấy hiện tượng mà không hiểu về bản chất. Xin hỏi Vận, doanh nghiệp của các nước tư bản vào nước ta đầu tư tự nó vào được à? Nó thích vào là vào được sao? Không. Doanh nghiệp của các nước tư bản vào đầu tư ở Việt Nam phải được Nhà nước Việt Nam cho phép, phải chấp hành luật pháp Việt Nam, phải đóng thuế cho Nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam dùng tiền thu được từ thuế, trong đó có đóng thuế của các doanh nghiệp tư bản để thực hiện chính sách an sinh xã hội, phục vụ người dân. Vì Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân bầu ra nhà nước thay mặt mình quản lý đất nước bằng luật pháp. Nói cách khác, doanh nghiệp các nước tư bản vào Việt Nam phải được nhân dân đồng ý, được công nhân của chính doanh nghiệp đó đồng thuận. Như vậy, doanh nghiệp các nước tư bản vào đầu tư tại Việt Nam về thực chất là họ đang làm thuê cho chính ông chủ của đất nước là nhân dân, công nhân, những người lao động Việt Nam. Công nhân của các doanh nghiệp tư bản đầu tư vào Việt Nam chính là những ông chủ của các nhà đầu tư tư bản đó thưa ông Vận.

Còn doanh nghiệp của các nước tư bản đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước tư bản là chấp hành luật pháp của các nước tư bản do các ông chủ tư bản xây dựng nên. Vì nhà nước đó là nhà nước tư sản, của giai cấp tư sản chứ không phải của nhân dân lao động. Giai cấp nào nắm quyền thì mọi chế độ, chính sách, luật pháp đều hướng vào phục vụ giai cấp ấy. Cho nên, người lao động ở các nước tư bản không làm chủ được đất nước thông qua người đại diện cho mình. Đấy là điểm khác nhau giữa doanh nghiệp của các nước tư bản đầu tư vào nước ta với họ sản xuất, kinh doanh ở các nước tư bản. Vận mới nhìn thấy hiện tượng mà không hiểu bản chất là ở chỗ đó. Ngạn ngữ phương Tây có câu “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật” Vận ạ!

Lê Bá Vận cho rằng, Tổng Bí thư viết: “Nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” thì cũng giống như Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã nói “Nhiệm vụ để cho một chính quyền của dân, do dân và vì dân sẽ không biến mất khỏi mặt đất này”. Vâng. Thưa ông Vận, Việt Nam vừa kỷ niệm 110 năm Ngày người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng đi tìm sự thật của “Tự do, bình đẳng, bác ái” mà thực dân Pháp đưa ra. Sự thật mà Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ai Quốc – Hồ Chí Minh tìm ra là gì không cần nhắc lại, ông biết rồi đấy. Nói lời hay ý đẹp thì nhiều người, nhiều nước nói được, nhưng thực hiện có như lời nói không là một việc khác đấy. Ông viết thế làm Tre Việt băn khoăn tự hỏi, trình độ như Ông nhẽ nào lại ngây thơ viết vậy. Không. Ông không ngây thơ mà cái tâm tối, dạ không sáng đã che mắt Ông, làm lũ lẫn viết vậy thôi. Mong Ông sớm thức tỉnh, thoát khỏi cơn u mê!

 

 

Jun 8, 2021

Cần phát huy những chính sách tốt đẹp và hành động nhân nghĩa

            Tre Việt - Ngày 05/6/2021, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19. Đây là hoạt động nhằm kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân trong nước và ngoài nước tự nguyện tham gia đóng góp, tài trợ, hỗ trợ Quỹ, với tấm lòng và trách nhiệm vì sức khỏe của mỗi người dân, vì cộng đồng, vì quốc gia dân tộc với tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19.

Trước đó, ngày 26/5/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác cho các hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng, chống Covid-19. Sau Lễ ra mắt Quỹ vắc-xin, tính đến 06 giờ ngày 08/6/2021, Quỹ đã tiếp nhận 49.874.144.000 VN đồng từ tin nhắn ủng hộ và 1.425 tỷ đồng trên tổng số 4.553,88 tỷ đồng mà các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân cam kết tài trợ, trong đó có những cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ hàng tỷ VN đồng, nhưng cũng có những người dân mỗi ngày thu nhập chưa đến 200.00 VN đồng vẫn tham gia ủng hộ Quỹ. Có thể nói, những chính sách của Đảng và Nhà nước ta, hay những hành động tài trợ, ủng hộ, quyên góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp chính là liều vắc-xin tinh thần dành cho dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào ta cùng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong tâm dịch nói riêng, giúp họ vững tin, chung tay, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Với dân tộc Việt Nam, truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, tinh thần đoàn kết một lòng, kề vai sát cánh là tài sản vô cùng quý báu, tạo nên sức mạnh to lớn giúp đất nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Truyền thống ấy luôn được phát huy khi vận mệnh đất nước lâm nguy, tính mạng của đồng bào bị đe dọa; càng hiểm nguy, càng khó khăn, gian khổ thì tinh thần đoàn kết toàn dân càng lên cao; vì lợi ích của cộng đồng, quốc gia, dân tộc, trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam lại được thể hiện mạnh mẽ. Chính sự đoàn kết một lòng, sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương và mỗi người dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà Việt Nam là một trong những quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả nhất thế giới cho đến thời điểm này.

Theo Tre Việt, sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta trong hơn 90 năm qua cùng những hành động nhân nghĩa của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, doanh nhân trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 là những việc làm tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa “người tốt, việc tốt”, cần được phát huy hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, công bằng, dân chủ của nhân dân./.

  

 

Đằng sau việc quyên góp là vì lợi ích quốc gia, dân tộc


Tre Việt - Ngày 06/6, trang mạng facebook Tiếng Dân News đăng bài “Đằng sau từ “quyên góp” là gì?” của Đỗ Ngà. Bài viết có đoạn: “Chính quyền cộng sản nói rằng, họ cần 25.200 tỷ để chích ngừa cho 70% dân số trong năm 2021. Tuy nhiên, nhà nước cộng sản chỉ bỏ ra 14.500 tỷ đồng, còn lại kêu gọi dân đóng góp,…”.   Câu trả lời ngay cho Đỗ Ngà và những ai còn đang băn khoăn, nghi ngờ khi đọc bài viết này là: “Đằng sau việc quyên góp là vì lợi ích quốc gia, dân tộc”.

Tre Việt thấy rằng, đúng là hiện nay ngân sách nhà nước ta đủ sức chi ra hơn 25.200 tỷ đồng để mua vaccine ngừa Covid-19. Nhưng Chính phủ vẫn quyết định thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19 và huy động mọi nguồn lực của xã hội, phát động, kêu gọi các tầng lớp nhân dân ở trong nước, kiều bào ở nước ngoài, cộng đồng doanh nghiệp,… quyên góp, ủng hộ để thực hiện công tác phòng, chống dịch là hoàn toàn hợp lý, kịp thời trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì:

Thứ nhất, Việt Nam vẫn đang phải chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19. Mặc dù trong thời gian qua, cả nước đã nỗ lực, cố gắng để thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhiều đợt dịch Covid-19 vẫn bùng phát, xuất hiện, lây lan ra nhiều tỉnh, thành phố, xâm nhập vào các khu công nghiệp, nhất là ở tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh. Thực tế cho thấy, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài nên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hoạt động cầm chừng, nhất là lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ; nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất bị đình trệ, doanh thu sụt giảm. Đặc biệt, trong điều kiện virus SARS-CoV-2 đang có những biến chủng mới rất phức tạp, khiến cho dịch Covid-19 chưa biết còn kéo dài đến bao giờ, tiêu tốn bao nhiêu kinh phí của Nhà nước cho việc phòng, chống. Điều đó, đã khiến nguồn thu của Nhà nước sụt giảm, gây khó khăn cho phát triển nền kinh tế. Trong khi đó, Nhà nước còn rất nhiều nhiệm vụ, công việc khác phải dùng đến ngân sách chứ đâu phải chỉ có một việc là mua vacine và phòng, chống dịch.

Thứ hai, việc huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội chia sẻ gánh nặng với Nhà nước thể hiện truyền thống đoàn kết, “tương thân thương ái” của dân tộc ta. Thực tế, ngay sau khi phát động quyên góp, ủng hộ thì rất nhiều doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đã hưởng ứng, đồng tình ủng hộ. Vì vậy, theo thống kê, chỉ trong thời gian ngắn số tiền đóng góp đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng và tiếp tục tăng lên. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực đàm phán, tìm nguồn cung cấp vaccine để sớm thực hiện được mục tiêu đề ra là mua được khoảng 150 triệu liều trong năm 2021.

Thứ ba, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm, chăm lo, bảo đảm sức khỏe của nhân dân, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì thế, việc quản lý, sử dụng Quỹ vaccine sẽ được thu, chi đúng mục đích, công khai, minh bạch. Chứ không như Đỗ Ngà suy diễn, xuyên tạc với dụng ý xấu./.

Jun 7, 2021

“Mọi sự so sánh đều là khập khiễng”

           Tre Việt - Thái Hạo với bài: “Đất nước còn nghèo…” mới đăng Tiếng Dân New đã ca thán tại sao đất nước ta còn nghèo và đã đổ lỗi cho người cầm lái. Y viết: “con thuyền cứ lênh đênh vô định trên biển mà chẳng biết đâu là bến bờ”. Ý ám chỉ Đảng lãnh đạo (người cầm lái) đất nước (con thuyền), tuy Thái Hạo không nói ra như thế, nhưng người đọc ai cũng hiểu như vậy.

          Thái Hạo viết: “Nước Nhật chỉ cần 2 thập kỷ là vươn lên đứng thứ 2 thế giới. Đến nay, chúng ta đã có thời gian dài gấp hơn 2 lần của Nhật vậy mà vẫn đội sổ thì không có cớ gì để viện đến cái lý lẽ ấy nữa (chiến tranh ác liệt kéo dài, chúng ta mới ra khỏi chiến tranh)”. Nghe qua có vẻ thuyết phục. Nhưng hãy nhìn vào thực tế, mỗi nước mỗi hoàn cảnh, điều kiện, không nước nào giống nước nào thì sự so sánh của Thái Hạo là khập khiễng. Thật vậy! Trong lịch sử, có nước từng là cái nôi văn minh của nhân loại, nhưng đến nay không giữ được vị trí ấy nữa. Ai Cập cổ đại là một ví dụ. Ngược lại, có nước lịch sử hình thành mới có mấy trăm năm mà đã trở thành cường quốc số 1 thế giới. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1776 là một điển hình. Sao không thấy Thái Hạo so sánh nước nào với Hoa Kỳ nhỉ? Trong khi đất nước ta phải kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước thì có những nước trong khu vực không phải chiến tranh gì cả, nhưng đến nay họ có được như nước Nhật đâu? Với nước ta dù phải hàn gắn vết thương chiến tranh, nhưng GDP quốc gia của Việt Nam hiện nay đạt hơn 340 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ 37 thế giới (tăng 21 bậc), thứ 4 Đông Nam Á (vượt 2 bậc). Thế không phải phát triển à? Không tự hào sao?

          Không biết Thái Hạo sinh sống ở nước nào, trong nước hay ngoài nước? Không biết có phải biệt danh của nhà tỉ phú nào không? Xin hỏi Thái Hạo, sao cũng điều kiện như nhau, mà có nhiều người trở thành tỉ phú USD, mà ông không thể trở thành tỉ phú? Nếu là biệt danh của một tỉ phú nào đó thì nhất định không phải là tỉ phú giầu nhất thế giới. Khi nào ông trở thành tỉ phú, mà là tỉ phú giầu nhất thế giới thì sẽ tìm được câu trả lời tại sao đất nước ta nghèo. Thưa ông! Vì thế, đừng than vắn thở dài, ca thán! Bởi “mọi sự so sánh đều là khập khiễng”, hãy tập trung tâm lực, trí lực vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì đất nước ta sớm thoát khỏi nghèo ông ạ!./.

 

 

Jun 6, 2021

Phản biện hay khoe mẽ?

          Tre Việt – Trang facebook Tiếng Dân News, ngày 05/6 đăng bài của Nguyễn Đình Cống: “Phản biện bài báo của GS Nguyễn Phú Trọng (Phần cuối)”, VI- Về Chủ nghĩa Mác-Lênin sau đó có VII - Vài lời phân tích. Bài viết nói là “phản biện” nhưng người đọc cảm nhận như ông Cống đang thể hiện mình học rộng, hiểu biết nhiều. Có đúng Ông học rộng, hiểu biết nhiều hay chỉ là một sự khoe mẽ?

Bài viết của ông Cống nhắc lại nội dung cơ bản bài viết của GS Nguyễn Phú Trọng[1]: “Bài báo khẳng định, ĐCSVN kiên trì Chủ nghĩa Mác-Lênin (CNML) vì nó là học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động, vì tính khoa học và cách mạng triệt để của CNML, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững. Bài báo cũng bác bỏ việc một số người quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước XNCN Đông Âu là do sai lầm của CNML”. Ông Cống viết tiếp: “CNML được xem là học thuyết cách mạng của vô sản. Xin chưa thảo luận mức độ đúng sai của nó. Còn nó có phải là học thuyết khoa học không thì cần bàn”. Vậy nên, Ông viết: “Tôi chỉ xin góp một tiếng nói phân tích CNML về mặt khoa học.

Marx và Engels đã khảo sát nền sản xuất và xã hội của một số nước tư bản ở thế kỷ 19 rồi xây dựng nên học thuyết dựa trên một số tiên đề và phép biện chứng. Xin kể ra một số tiên đề, thực chất là các giả thiết nghiên cứu mà có khi có người còn nâng lên thành quy luật, là những luận cứ, được xem là những hòn đá tảng của Chủ nghĩa Mác. Đó là:

1- Vật chất có trước và quyết định ý thức.

2- Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

3- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội loài người.

4- Tư bản bóc lột công nhân bằng “Giá trị thặng dư”.

5- Thống nhất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.

6- Nguyên nhân nghèo khổ của giai cấp vô sản là không có tư liệu sản xuất.

7- Giai cấp công nhân là đại diện cho nền sản xuất công nghiệp tiên tiến”.

Ông Cống khoe: “Tôi cũng đã viết một số bài về “Chất đất sét của đá tảng mác xít” bác bỏ các luận cứ khoa học trên của chủ nghĩa Mác – Lênin. Về vấn đề này, xin thưa, có được chủ nghĩa Mác – Lênin là các nhà sáng lập đã biết “đứng trên vai của những người khổng lồ”. Nghĩa là các ông kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp để có được khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người. Đồng thời là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Với nước ta, trong thời đại ngày nay, chưa ai đi nhiều, hiểu biết nhiều, có khả năng, tố chất như Hồ Chí Minh, mà Người đã khẳng định: Ngày nay, chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin. Không biết ông Cống đã đi được bao nhiêu nước để tìm hiểu về lý luận Mác – Lênin (không tính đi vì mục đích khác: tham quan, du lịch, học tập nhưng không phải về chủ nghĩa Mác - Lênin), Ông thông thạo bao nhiêu ngoại ngữ mà khẳng định tính không khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin?

Ông Cống viết: “Đọc Bài viết của GS, tôi phát hiện thấy một số lỗi như đã trình bày. Ngoài ra theo dõi nhiều bài phát biểu khác của ông, tôi tán thành với nhận định rằng, ông thuộc loại người bảo thủ. Để lý giải hiện tượng Nguyễn Phú Trọng bảo thủ, không thể dùng những kiến thức và phương pháp của khoa học tâm lý thông thường, mà phải dùng đến những hiểu biết về siêu hình học, về Tiên thiên và Hậu thiên, về Ý thức và Tiềm thức cùng sức mạnh vô hình của nó, về Mạt na thức và A lại da thức (thuộc Nhận thức luận của Phật giáo), về cấu tạo và hoạt động của các tầng hào quang và luân xa, về hạt giống tinh thần”.

Xin thưa, những thứ mà ông Cống nêu, thực ra trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, nên Người nhận xét: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta”. Khổng Tử, Giê su, Mác, Tôn Dật Tiên đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Do đó, Người nói: “Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”[2]. Vì thế, Hồ Chí Minh tin tưởng và đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin, vì bản chất khoa học và cách mạng của nó. Giờ đây, ông Cống nhắc đến những thứ mà Hồ Chí Minh đã nghiên cứu lâu rồi, không hẳn Ông không biết điều đó, mà có lẽ để khoe mẽ, mình là người nghiên cứu nhiều. Nhưng có tìm hiểu, nghiên cứu thì trước những khối lượng kiến thức khổng lồ, Ông trở thành “chim chích vào rừng” nên thấy điều gì cũng phải, không có khả năng phản biện vì Ông “biết” nhiều nhưng lại không đến nơi đến chốn, do tố chất bẩm sinh, lại kinh viện nữa (ngồi một chỗ nghiên cứu, thiếu thực tiễn).

Nguyễn Đình Cống võ đoán khi cho rằng: “Cậu (GS Nguyễn Phú Trọng) có bán cầu não phải phát triển tốt, còn vùng phản biện ở bán cầu não trái có ít nơ ron, làm sự phát triển hơi bị chậm”. Chỉ từ kết luận hàm hồ: GS Nguyễn Phú Trọng thuộc loại người “bảo thủ” mà ông Cống có nhận xét võ đoán trên. Muốn biết cấu tạo cơ thể của một người như thế nào thì khoa học của ngành Y phải nghiên cứu. Không nghiên cứu cấu tạo gì mà đưa ra kết luận bừa. Cứ cái kiểu võ đoán của ông Cống thì ngành Y chắc “thất nghiệp” mất. Thật chán cho GS bê tông Nguyễn Đình Cống, Giám đốc của cái gọi là “Minh triết Việt Nam”!./.



[1] - Tre Việt hiểu, ông Cống không đề Tổng Bí thư mà đề GS Nguyễn Phú Trọng với hàm ý trao đổi khoa học giữa các nhà khoa học. Tre Việt trân trọng điều đó.

[2] - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu tôn giáo: Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng, Nxb Khoa học xã hội, H.1996, tr. 152.

Jun 5, 2021

Cài Bluezone là sai sao?

 

          Tre Việt - “Buộc người dân cài Bluezone: Vừa thiếu căn cứ pháp lý, vừa vi phạm quyền công dân” là bài viết của Nguyễn Vi Yên vừa đăng trên facebook Tiếng Dân News. Việc Bộ Y tế vừa ra quyết định, yêu cầu người dân “phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone)” khi đến nơi công cộng hoặc tập trung đông người; đồng thời hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố “xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng”. Nhân sự kiện này, Nguyễn Vi Yên cho rằng: Việc xử phạt những ai không cài Bluezone, không những thiếu căn cứ pháp lý, mà còn vi phạm quyền công dân(!)

          Tre Việt không hiểu đó là loại người gì. Cả thế giới, không riêng gì Việt Nam đang quyết liệt chống dịch Covid-19, Thủ tướng Việt Nam ngay từ ngày đầu chống dịch đã tuyên bố: “chống dịch như chống giặc”, thể hiện quyết tâm quyết liệt, chống dịch bằng mọi khả năng, điều kiện có thể để đặt tính mạng, sự an toàn của con người lên trên hết. Thế mà, giờ đây Bộ Y tế ra quyết định như trên, Nguyễn Vi Yên lại ngồi bàn tính chuyện đúng sai là sao? Không những thế, hắn ta lại cho rằng, quyết định đó “vi phạm quyền công dân”. Khi nói đến quyền công dân, không có quyền nào cao hơn quyền được sống. Khi cái mạng sống không còn bảo đảm thử hỏi các quyền khác có còn không mà lại nói vi phạm quyền công dân? Thực chất, đó là trò “chọc gậy bánh xe”. Việc mỗi người dân đeo khẩu trang, cài ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone) khi đi ra khỏi nhà, đến nơi công cộng để phòng chống dịch Covid-19, trước hết là vì sự an toàn cho mình và gia đình mình, thứ nữa là thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Như thế mà cài Bluezone là sai sao? Không. Đó là việc làm cần thiết, nên thực hiện, chứ không có chuyện vi phạm này nọ như Nguyễn Vi Yên nêu. Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng các biện pháp tương tự: đeo khẩu trang và cài ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần với kỹ thuật khác nhau, nhưng mục đích giống nhau là phòng chống dịch Covid-19. Theo cái lý luận rẻ rách của Vi Yên thì các nước đó cũng “vi phạm quyền công dân” sao? May mà ở Việt Nam chứ ở các nước đó mà giơ cái lý luận ấy ra coi chừng đi chăn kiến và bóc lịch đấy! Vì thế, cần phải có chút liêm sỉ để khi nói hay viết những điều trái với đạo đức xã hội thì phải biết ngượng mồm, ngượng tay; chứ đừng nói, viết phang mạng mà “Ếch chết tại miệng” đấy!

 

 

Jun 3, 2021

Nói ít thôi, hãy cùng nhân dân phòng, chống dịch Covid-19

           Tre Việt - Ngày 31/5/2021, trên VOA Tiếng Việt có đăng Blog của Trân Văn với chủ đề COVID-19 và hệ thống… ‘một tấc đến trời’! Nội dung bài viết không có gì mới ngoài việc lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam để tuyên truyền, bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Mỗi quốc gia có chính sách, hướng phát triển đất nước riêng, không thể mang chính sách của quốc gia này áp đặt cho quốc gia khác; cũng không thể so sánh Việt Nam với Lào, Campuchia, Nga, Ấn Độ hay các quốc gia khác trên thế giới về cách phòng dống dịch bệnh Covid-19. Ngay như Mỹ - cường quốc số 1 thế giới - với trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sỹ được đào tạo bài bản, số lượng đông mà tỷ lệ người mắc và tử vong do dịch bệnh Covid-19 vẫn thuộc nhóm cao trên thế giới.

Việt Nam với nền kinh tế chưa phát triển, mức thu nhập của người dân hiện nay chưa cao, các trang thiết bị của ngành Y tế chưa hiện đại nhưng lại là một trong số ít quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả nhất thế giới, được nhiều quốc gia khác học hỏi kinh nghiệm và cả thế giới phải thán phục. Mặc dù trải qua 4 lần dịch bệnh bùng phát (tuy lần này có phức tạp hơn 3 lần trước) nhưng số người tử vong liên quan đến Covid-19 hiện đang ở mức 02 con số, ít hơn rất nhiều một số nước được cho là cường quốc.

Thưa ông Trân Văn, trong khi cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gồng mình chống dịch, các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam không phân biệt là công hay tư, không phân biệt giai tầng, địa vị, không phân biệt tuổi tác đang phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” đoàn kết một lòng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19; điển hình là tấm gương Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Chi ở Đà Nẵng, dù ở cái tuổi xưa nay hiếm vẫn hết lòng ủng hộ Đảng, Nhà nước và Nhân dân phòng, chống dịch Covid-19, thế mà một số người, mặc dù là “máu đỏ da vàng”, tự cho mình có trách nhiệm với đồng bào thì lại đang ở đâu đó, đút chân gầm bàn và phát ngôn xằng bậy. Họ đã ủng hộ, giúp đỡ được những ai trong việc phòng, chống đại dịch Covid-19 này, có khi ngay cả những người thân, cùng huyết thống cũng chưa chắc nhận được một lời động viên của họ. Vậy mà họ đi phán xét cả dân tộc, hệ thống chính trị, chính quyền của một quốc gia, khi mà bản thân mình chưa có đóng góp gì cho quốc gia đó, ngoài việc ngày, đêm điên cuồng tìm cách chống phá.

Lúc này nói ít thôi, hãy cùng với nhân dân thế giới nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch bệnh Covid-19, có như vậy mới để lại phúc đức cho con cháu mai sau Trân Văn ạ./.