May 26, 2017

Nơi sinh hoạt tín ngưỡng hay “tụ điểm” của tội phạm?

Tre Việt - Nhà thờ Công giáo là chốn linh thiêng, nơi hành lễ của các con chiên trước Chúa, nhằm tẩy trần mọi thứ xấu xa, bỉ ổi và độc ác. Tượng chúa, Thánh giá đều được trưng bày ở nơi trang trọng nhất trong nhà thờ. Mọi người không chỉ riêng giáo dân mà bất cứ ai dù không theo một tôn giáo nào khi bước chân vào nhà thờ cũng cảm nhận được sự linh thiêng của Đức Chúa.
Vậy mà, gần đây (ngày 05-4-2017, ngày 24-5-2017), linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong thuộc nhà thờ Thái Hà đã cho cái gọi là “Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam” tổ chức Đại hội của Hội này tại nhà thờ để bầu bán nhân sự và bàn thảo phương thức họat động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Thật là một việc làm không thể chấp nhận được! Vì nó đã đi ngược lại với tôn chỉ, mục đích của Công giáo. Nhà thờ là nơi giáo dục giáo dân sống phải kính Chúa, yêu nước. Linh mục Nguyễn Ngọc Phong Nam đã lợi dụng Đức Chúa, lợi dụng bình bóng của Chúa để che chở cho những kẻ bất đồng chính kiến, những đối tượng có tiền án, tiền sự, những nhà dân chủ rởm, cổ súy cho những hành vi trái với thuần phong mỹ tục và pháp luật Việt Nam.

Trước sự việc đó, đề nghị giáo dân chân chính trong cả nước, nhất là giáo dân giáo xứ Thái Hà nói riêng đồng thuận cùng các cơ quan chức năng và chính quyền thành phố Hà Nội phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để sự việc này tái diễn, làm hoen ố hình ảnh của Chúa, phương hại đến sự bình an của cuộc sống, an nguy của chế độ./.

Nhận xét phi thực tế


Tre Việt - Nhân đi thoi nhân quyn gia Hoa Kỳ và Vit Nam din ra Hà Ni vào ngày 23-5 vừa qua, Phm Đoan Trang nói với phóng viên của VOA tiếng Việt rằng, các t chc xã hi dân s Vit Nam đã gi mt bn tuyên b bằng tiếng Anh dài 7 trang đánh giá v nhân quyn Vit Nam đến B Ngoi giao Mỹ. Trong đó, họ cho rằng, quyn t do tôn giáo Vit Nam b vi phạm nghiêm trng (!)
Đó là nhận xét phi thực tế! Bởi hiện nay, Việt Nam có 40 tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo khác nhau được Nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động với hơn 25 triệu tín đồ (chiếm gần 30% dân số cả nước), 53 nghìn chức sắc, hơn 133 nghìn chức việc, 28 nghìn cơ sở thờ tự. Việt Nam cũng đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) vào các năm 2008 và 2014; Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI (năm 2009), Đại lễ 100 năm Tin lành đến Việt Nam (năm 2011), Diễn đàn Thượng đỉnh Phật giáo ASEAN năm 2016, v.v.

Hiện thực tự do tôn giáo ở Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; trong đó, có nhiều chính khách nước ngoài chứng kiến và ghi nhận. Phó Chủ tịch Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) M.Cromartie, sau khi trực tiếp chứng kiến các buổi sinh hoạt tôn giáo ở nhiều địa phương, đã phải khẳng định: “Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có nhiều tiến bộ, nhiều điểm đáng khích lệ”; Giám đốc Học viện Can dự toàn cầu (IGE), cơ quan tham mưu cho Chính phủ Mỹ về chính sách tự do tôn giáo quốc tế, sau khi đi thăm nhiều nơi ở Việt Nam đã nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam đã cho phép tự do tôn giáo tồn tại. Đây là một sự phát triển chứ không phải là một cuộc cách mạng…”. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican E. Balestrero cũng đánh giá: Nhà nước Việt Nam tiếp tục nỗ lực thực hiện nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đặc biệt, việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khóa 2014 - 2016 với số phiếu cao nhất là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với thành tựu đảm bảo quyền con người ở nước ta, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Thế mà, tuyên bố của cái gọi là tổ chức xã hội dân sự kia lại cho rằng, Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo là một nhận xét phi thực tế./.