Mar 15, 2016

ĐỪNG TỰ BIẾN MÌNH THÀNH CON RỐI

        Tre việt - Trong dịp bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Nhà nước ta chủ trương dành khoảng 5% số ghế cho đại biểu là những người tự ứng cử. Đây là chủ trương nhằm mở rộng dân chủ hơn nữa, thu hút những người có trình độ cao, thật sự tâm huyết, vì dân, vì nước, tạo sự đa dạng trong thảo luận, quyết định các vấn đề, bảo đảm khách quan, chính xác, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Theo đó, cho đến nay, đã có nhiều người thuộc các tầng lớp khác nhau: nghệ sĩ, nhà báo, nhà khoa học,… nộp đơn tự ửng cử, mà như BBC nói là “phong trào tự ứng cử”. Trong đó, nhiều người mong muốn được đem tài năng của mình ra để phục vụ đất nước, song không ít kẻ mong muốn đạt được chút ít gì đó, chứ chưa hẳn vì dân, vì nước như cái mồm họ nói, họ có thể ở mấy dạng sau:
          1. Những kẻ tạm gọi có chút ít danh tiếng trong xã hội được mấy người tung hô, giật dây, nghĩ rằng mình là người quan trọng cần phải làm gì đó to tát, mà không tự hỏi “mình là ai?”. Dạng này, có thể kể đến “diễn viên hài” Vượng Râu. Anh này nghe đâu cũng có học sân khấu điện ảnh, cóp nhặt mấy chuyện linh tinh rồi đi diễn nơi này, nơi khác, pha mấy câu tục tĩu, cười nhạt, gọi là hài, nghe ức chế lắm, chỉ lừa được mấy bọn trẻ con nhà quê thôi, thế nhưng cũng kiếm được số tiền kha khá, xây phủ gì đó đến tiền tỉ kia mà, nên ngộ nhận, cứ tưởng mình là “nghệ sĩ” lớn. Nghe đâu, cũng tham gia nhóm hoạt động dân sự gì đó? Chắc ra tự ứng ứng là có sự “động viên” của nhóm này, chứ hắn làm gì xứng đáng là đại biểu của dân, đúng là không biết mình là ai, hay hắn định vào Quốc hội để thi thoảng mang “hài” phục vụ các đại biểu cho đỡ căng thẳng?
          2. Mấy người cũng có học, ra ứng cử để nhằm thực hiện mục đích của mình là đối đầu với Đảng Cộng sản, biến xã hội Việt Nam thành xã hội dân sự, mà mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tiêu biểu ở dạng này là Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Ông ta đã nói với BBC như vậy, và đang được các thế lực ở nước ngoài ra sức tung hô, khuyến khích, coi như là phép thử trong lần bầu cử này. Vậy, xin thưa với Nguyễn Quang A rằng, chúng tôi không cần đại biểu Quốc hội như thế. Chúng tôi cần những đại biểu tâm huyết, đem trí tuệ, công sức ra làm cho đất nước phát triển, nhân dân sống ấm no, hòa bình, hạnh phúc, chứ không phải vào đó để đấu đá nhau, tranh giành quyền nọ, quyền kia. Như vậy, Ông cũng chỉ là nhóm lợi ích mà thôi, đừng có to mồm.
Nguyễn Quang A
          3. Một số người đã nghỉ hưu, nay ra ứng cử, như họ nói, là cơ hội để làm việc có ích cho xã hội. Song, thực chất là để vớt vát chút gì đó! Số này có thể kể đến Nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. Phải thừa nhận rằng, quá trình công tác trước đây, ông Tuấn đã có đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành Truyền hình Việt Nam, khi nghỉ hưu cũng có nhiều hoạt động từ thiện mang ý nghĩa xã hội lớn và đôi lúc lên tiếng trước vụ việc tiêu cực được dư luận đánh gia cao, như vụ chặt cây ở Hà Nội. Thế mà chẳng hiểu sao, đang làm việc ngon lành, nơi công tác ngon lành, đùng một cái xin nghỉ hưu, dù ông cũng đã giải thích rồi, nhưng chắc có phần bất mãn, bởi sự thăng tiến của đàn em. Nay tự ra ứng cử đại biểu quốc hội nhằm thể hiện, chứng minh mình mới là người quan trọng, vớt vát chút công danh. Dù ông có giải thích thế nào, thì quyết định ra ứng cử lần này, cũng như quyết định về hưu trước kia, cũng cho thấy tâm trạng của một Trần Đăng Tuấn thất thế. Vậy nên hãy vui với những gì mình đang làm có lẽ là tốt hơn.

          Tự ứng cử để bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là quyền tự do của công dân. Song, mỗi người nên tự xem xét kỹ xem mình có xứng đáng, phù hợp không? Đừng để người đời chê cười, bôi bác, kẻ xấu lợi dụng, biến thành con rối bị giật dây./.