Jun 5, 2018

Bảo vệ quyền lợi hay phạm pháp?

Tre Việt Chắc hẳn mọi công dân Việt Nam chân chính không khỏi trạnh lòng và sót sa khi đọc những dòng bình luận, xem những đoạn video trên mạng xã hội quay cảnh tụ tập đông người khiếu nại việc đền bù, giải phóng mặt bằng ở một số địa phương nhằm gây mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, làm xấu hình ảnh của đất nước trong con mắt của bạn bè quốc tế!
Thoảng qua những hiện tượng trên, nếu không có quan điểm khách quan, toàn diện, phân tích thấu đáo thì dễ bị cuốn theo những dư luận mặt trái, hay những hình ảnh kích động của các phần tử có quan điểm sai trái, thù địch. Chúng ta biết rằng, Điều 54, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định: (1). Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật; (2). Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền vànghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ; (3). Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội  lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật; (4). Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai. 
Như vậy, luật pháp đã quy định rõ, nhưng thật đáng buồn, khi mà nguyên nhân sâu xa là do một bộ phận nhân dân nhẹ dạ, cả tin, thiếu kiến thức về pháp luật lại bị kẻ xấu kích động, tưởng rằng sẽ đạt được quyền lợi cá nhân nên sẵn sàng làm bất cứ việc gì, không cần biết đến hậu quả. Việc giải tỏa, đền bù được các cơ quan chức năng thực hiện theo quy định của Nhà nước về mức giá cụ thể từng khu vực, tuyến, địa bàn, loại hình cả về đất và tài sản trên đất,… trong đó, các cơ quan thực thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật để bảo đảm đúng pháp luật và tiến độ thi công dự án. Quá trình thực hiện ở một số địa phương có thể có những sai sót do chính quyền xã, phường chưa nắm chắc luật pháp hoặc vận dụng chưa đúng đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Để giải quyết mọi vướng mắc của nhân dân trong cuộc sống, chính quyền các cấp đều có cơ quan tiếp dân sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu giải quyết các ý kiến của công dân. Đúng như Luật khiếu nại, tố cáo của Việt Nam quy định: các địa phương có cơ quan tiếp dân để tiếp nhận hồ sơ và giải quyết kiến nghị của nhân dân.
Vậy mà, mặc dù đã được các cấp chính quyền và cơ quan chức năng giải thích, làm rõ việc thu hồi đất đai là đúng quy định của luật pháp, thế nhưng một bộ phận người dân vẫn cố tình tụ tập đông người nhằm bảo vệ quyền lợi cá nhân, gây mất ổn định chính trị, an ninh đất nước. Tre Việt thiết nghĩ, pháp luật cần phải nghiêm trị những kẻ không chấp hành pháp luật, hoặc cố tình lợi dụng những sơ hở, sai sót của một số ít cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ để làm mất ổn định an ninh chính trị quốc gia./.

Sàm ngôn


Tre Việt - Nhân sự kiện Việt Nam và Hoa Kỳ vừa tổ chức Đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 22, trên VOA tiếng Việt đã đăng bài viết của Phạm Chí Dũng có tiêu đề “Cần làm gì để Đối thoại nhân quyền không là số 0?”. Theo bài viết, Ông ta cho rằng việc tổ chức Đối thoại nhân quyền những năm qua không mang lại kết quả gì.

Thiết nghĩ, đây là nhận thức rất ấu trĩ, ăn nói sàm ngôn thể hiện sự hằn học của kẻ có thâm thù với chế độ mang dụng ý xấu.
Mục đích của Đối thoại nhân quyền nhằm xóa dần nhận thức khác nhau về nhân quyền, bảo đảm việc thực thi nhân quyền ở các quốc gia ngày càng tốt hơn phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như phong tục tập quán và văn hóa của mỗi nước. Chính vì vậy, đòi hỏi các bên phải có sự nhìn nhận, tiếp cận một cách toàn diện, khách quan, không chịu tác động vì bất cứ vấn đề nào. Những năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực thực thi nhiều biện pháp nhằm tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ, ngôn luận theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Bằng chứng là, nhiều quan chức và các tổ chức quốc tế đã đến Việt Nam để “mục sở thị”, từ đó đều đánh giá, ghi nhận những thành quả, nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi, bảo đảm quyền con người. Vì thế, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Cùng với đó, quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển mạnh mẽ, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, thương mại, ngoại giao, v.v. Đây là thực tế quá rõ ràng, cho thấy Đối thoại nhân quyền đã, đang mang lại hiệu quả tích cực.
Song, những kẻ xấu luôn vin cớ vào việc Việt Nam bắt bớ, truy tố, xét xử những người núp bóng đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền, chống phá Nhà nước, để cho rằng, Việt Nam vi phạm nhân quyền(!) Từ đó, họ đánh giá thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, rồi kết luận hồ đồ rằng: Đối thoại nhân quyền không có kết quả gì. Điều này, một mặt, thể hiện sự ấu trĩ, bởi ở bất cứ quốc gia nào, nếu công dân vi phạm pháp luật thì đều bị bắt, truy tố, xét xử theo luật pháp của quốc gia đó. Mặt khác, chẳng lẽ Bộ Ngoại giao Mỹ lại “rỗi hơi” đi làm việc mà không mang lại kết quả gì, không phải một lần mà hàng chục lần như thế sao?
Vì thế, đừng hồ đồ, dẫn đến sàm ngôn, Phạm Chí Dũng ạ./.