May 4, 2021

Luận điệu đã cũ


Tre Việt - Trang facebook Việt Tân ngày 03/5 đăng thông tin “Ngày 3 tháng Năm hàng năm là ngày được Liên hiệp quốc chọn để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Việt Nam là quốc gia đã ký kết vào bản Tuyên ngôn này nhưng đã vi phạm trầm trọng quyền tự do báo chí nặng nề”. Đây là thông tin hồ đồ, lộng ngôn, không chính xác của Việt Tân. Bởi vì:

Việt Nam là quốc gia luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cho công dân. Điều đó được thể hiện rõ trong các quy định của pháp luật. Hiến pháp 2013 đã ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Hay trong Luật Báo chí 2016 đã ghi: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí,…”. Trong suốt sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định và nỗ lực bảo đảm, thực thi tốt nhất quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Xác định đây là giải pháp quan trọng để khơi dậy, phát huy ý chí, nguyện vọng, trí tuệ, sức mạnh tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bằng chứng là, ở Việt Nam hiện nay có hàng nghìn cơ quan báo chí, hàng chục nghìn nhà báo được cấp thẻ hoạt động. Đội ngũ các cơ quan báo chí, nhà báo đã, đang có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Không những thế, Việt Nam còn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của các tổ chức, diễn đàn quốc tế về nhân quyền. Gần đây nhất, Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (tháng 4/2021). Trong đó, đã đề xuất và chủ trì tổ chức 04 sự kiện ưu tiên. Đi cùng với các sự kiện này, Việt Nam đã chủ trì xây dựng và thúc đẩy thông qua 03 văn kiện của Hội đồng Bảo an, có 02 tuyên bố chủ tịch và 01 nghị quyết. Trong tháng Chủ tịch của Việt Nam, Hội đồng Bảo an cũng đã phản ứng rất kịp thời trước những vấn đề nảy sinh, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế như tại Syria, Palestine hay Myanmar,… góp phần duy trì hòa bình, bảo đảm quyền con người, phát triển bình đẳng, tiến bộ. Thực tế này đã được nhân dân Việt Nam, cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Mặc dù được sống, công tác, làm việc trong xã hội tiến bộ như vậy, song  một bộ phận công dân đã không biết trân trọng điều đó, mà còn lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có những hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng, như: làm, tàng trữ, phát tán tài liệu chống phá, lật đổ Nhà nước; xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác và ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội. Chính những cá nhân được Việt Tân nêu ra, như: Phạm Đoan Trang, Phạm Thành, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Văn Hóa,… là những con người như thế. Tội lỗi của họ đã quá rõ ràng, được cơ quan thực thi pháp luật điều tra, xét xử với những bản án khách quan, nghiêm minh. Nhưng Việt Tân và các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị vẫn lợi dụng những luận điệu đã cũ mèm này để công kích, chống phá chế độ một cách vô liêm sỉ./.