Oct 27, 2023

Vạch mặt cái gọi là “thoáng suy tư” của Lê Nguyễn

          Tre Việt - Vừa qua, trên trang “Baoquocdan”, Lê Nguyễn đã đăng tải bài viết: “Thoáng suy tư về chuyện quốc phòng”; trong bài viết Y không chỉ tìm mọi cách phủ nhận đường lối quốc phòng bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta mà còn xuyên tạc khi cho rằng “tư duy xây dựng bộ máy quân sự để bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng sức mạnh quốc phòng là việc không phù hợp”! Theo Y, để tăng cường sức mạnh quốc phòng thì cần phải “quên hẳn tư duy trang bị vũ khí, chạy đua vũ trang”. Đây là, quan điểm sai trái, không thể chấp nhận được, bởi, mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của Việt Nam là tự vệ chính đáng và những chủ trương, phương châm quốc phòng của Việt Nam đã thể hiện rõ bản chất là yêu hòa bình, vì hòa bình, chiến đấu để bảo vệ hòa bình.

Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta luôn coi trọng việc bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng rất nhiều các biện pháp. Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa là tổng thể các hoạt động của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, hệ thống chính trị và toàn dân trong việc tích cực chuẩn bị mọi mặt từ trước, ngay trong thời bình để ngăn ngừa, xử lý, đẩy lùi, triệt tiêu các nhân tố có thể phát triển thành các nguy cơ, thách thức đe dọa đối với độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, sự ổn định chế độ, lợi ích quốc gia - dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, không để đất nước bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Muốn đạt được mục tiêu này, cùng với các nhân tố khác thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải có sức mạnh quốc phòng.

Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng: sức mạnh quân sự của một quốc gia bao giờ cũng đặt trong mối quan hệ với sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, không thể tách rời. Lịch sử chiến tranh của Việt Nam đã khẳng định, chính việc phát huy sức mạnh nội lực, tự lực, tự cường mới là yếu tố quyết định tạo ra nguồn sức mạnh to lớn nhất, vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược và tay sai trong thế kỷ XX đã khẳng định: nhân dân ta giành được thắng lợi to lớn chính là nhờ thực hiện đường lối quân sự độc lập, tự chủ, gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang. Ngày nay, Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bảo vệ đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy và luôn sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược nếu xảy ra chính là để bảo vệ nền độc lập, tự do - thành quả của cuộc cách mạng mà nhân dân ta hy sinh biết bao xương máu mới có được. Vì vậy, công cuộc giữ nước phải bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Theo đó, nhiệm vụ quốc phòng là: củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân; trong đó, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt.

Đảng, Nhà nước Việt Nam xác định bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và của nhân dân, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước. Kiên định nguyên tắc chiến lược, đồng thời linh hoạt về sách lược quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Đây là quan điểm, đường lối thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đó cũng chính là hiện thực hóa mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời bình mà không phải tiến hành chiến tranh, đó là thượng sách bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, thủ đoạn bày đặt “thoáng suy tư” về “chuyện quốc phòng” để xuyên tạc của Lê Nguyễn cần phải bị vạch mặt và đấu tranh bác bỏ./.

Oct 26, 2023

Phạm Trần lại lộng ngôn, nói càn

           Tre Việt - Mới đây, Phạm Trần – kẻ lộng ngôn, thiếu hiểu biết về công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Đảng ta đang thực hiện, đã đăng trên trang “Thongluan” bài viết: “Những biểu hiện suy thoái trong nội bộ Đảng Cộng sảng Việt Nam”. Nội dung trong bài viết của Y tập trung đề cập đến công tác xây dựng, chính đốn Đảng được nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XIII). Với lời lẽ xuyên tạc, giọng điệu hằn học, lộ rõ dã tâm thâm độc, xảo quyệt của kẻ cơ hội, phản động nhằm chống phá Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cuối bài viết Y đặt câu hỏi: Công tác tham nhũng và xây dựng đảng lúc nào cũng chỉ mới “tiến được một bước”. Vậy khi nào thì ông Nguyễn Phú Trọng mới cho dân biết đã tiến lên “bước thứ hai”?

       Cần khẳng định rõ: tham nhũng là một vấn nạn của mọi quốc gia trên thế giới, bất kể chế độ chính trị - xã hội nào, không riêng gì ở Việt Nam. Vậy nên, Phạm Trần nếu không biết thì hãy đi học và tìm hiểu về nguồn gốc, bản chất của tham nhũng; đừng phán “bừa”, kẻo thiên hạ người ta “... vào mặt cho”!

Ở Việt Nam, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân gọi là cuộc chiến “chống giặc nội xâm”, bởi nó đe dọa sự tồn vong của chế độ. Đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài. Và, việc đấu tranh chống tham nhũng đã và đang được thực hiện quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể họ là ai, đã và đang đảm nhiệm chức vụ gì, dù nghỉ hưu hay đang đương nhiệm, từ Trung ương đến địa phương,… là để làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị.

Tre Việt xin nêu kết quả thực tế trong cuộc đấu tranh “chống giặc nội xâm” của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời gian qua để Phạm Trần chống mắt, dỏng tai biết sự thật. Số liệu tổng kết 10 năm (2012 - 2022) công tác phòng, chống tham nhũng đã xử lý: kỷ luật 2.740 tổ chức đảng và hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (có 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị; 36 ủy viên Trung ương, nguyên ủy viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang); qua thanh tra, kiểm tra kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế cũng được tiến hành một cách kiên quyết, không khoan nhượng. Trong 10 năm (2012-2022), các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can; xét sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; khởi tố, điều tra 2.657 vụ/5.841 bị can, truy tố 2.628 vụ/6.199 bị can, xét sơ thẩm 2.439 vụ/5.647 bị cáo về tội tham nhũng. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, khởi tố, điều tra 4.200 vụ/7.572 bị can về tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 455 vụ/1054 bị can về tội tham nhũng. Trong đó, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, phức tạp, có tính hệ thống, có tổ chức, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, cả trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân như các vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm Đăng kiểm một số địa phương; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan; vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan; các vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; các vụ án, vụ việc liên quan đến Công ty AIC và các đơn vị liên quan, v.v.

Những nỗ lực, sự quyết tâm mạnh mẽ, kết quả trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam được quốc tế ghi nhận. Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Quốc gia St. Petersburg, nhận xét: “Chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tầm nhìn chiến lược quan trọng bắt đầu được thực hiện từ lâu, tình hình tham nhũng đang thay đổi và công tác phòng, chống tham nhũng cũng đang thay đổi,…” Gần đây, ngày 31/01/2023, Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2022, Việt Nam đạt 42/100 điểm, xếp hạng 77/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 3 điểm và 10 bậc so với khảo sát năm 2021 và tăng 6 điểm, 27 bậc so với năm 2020.

Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược”, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đó là thành công lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam.

Sự thực trên, không chỉ khẳng định sự đúng đắn trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam, mà còn khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đều trở nên trơ trẽn, nực cười. Đồng thời, tự nó bác bỏ giọng điệu lộng ngôn, xuyên tạc, nói càn, lố bịch của Phạm Trần./.

 

Oct 25, 2023

Tăng cường quan hệ đối ngoại để xây dựng đất nước hùng cường

           Tre Việt - Lợi dụng sự kiện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường lần thứ 3 tại Trung Quốc vừa qua, một số trang, nhóm, tài khoản mạng xã hội của các tổ chức phản động, cơ hội chính trị phát tán nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc mối quan hệ giữa hai nước cho rằng Việt Nam chịu sự chi phối của Trung Quốc; kích động chia rẽ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước: Trung Quốc, Nga, Mỹ, v.v. Đây là những luận điệu phi lý cần đấu tranh, lên án.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các trưởng đoàn
tham dự diễn đàn (Ảnh: TTXVN)

Trước hết, phải khẳng định rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, vì hòa bình, phát triển ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới (có cả 05 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc); trong đó, có 33 nước là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; 05 nước là đối tác chiến lược toàn diện (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ).

Sự kiện Chủ tịch nước tham dự Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường lần thứ 3 tại Trung Quốc vừa qua là sự cụ thể hóa, tiếp tục khẳng định quan điểm, đường lối đối ngoại của nước ta với cộng đồng quốc tế. Chuyến đi lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng trên cả bình diện song phương và đa phương. Trên bình diện đa phương, trong bối cảnh các nước mong muốn tăng cường các liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, vì vậy sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương và sự chủ động tích cực trong việc tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. Trên bình diện song phương, đây là hoạt động đối ngoại cấp cao trong năm, kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, duy trì mối quan hệ và tạo ra những cơ hội hợp tác mới, đưa quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững hơn trong thời gian tới.

            Thông qua việc tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác đã mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế đất nước. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 175,57 tỉ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,7 tỉ USD, trong khi nhập khẩu 117,87 tỉ USD. Đến hết tháng 8/2023, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 105,45 tỉ USD; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 36,61 tỉ USD, tăng 2,35% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trước đó, trong tháng 9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm, làm việc tại Mỹ ngay sau khi Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam để tăng cường, phát triển mối quan hệ, mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư, tạo sự phát triển bứt phá cho nền kinh tế đất nước. Bởi, Mỹ là một trong những đối tác chiến lược toàn diện, là thị trường lớn của Việt Nam trong thời gian qua. Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt mốc 100 tỉ USD lần đầu vào năm 2021 (đạt 111,55 tỉ USD); trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 96,27 tỉ USD và nhập khẩu đạt 15,28 tỉ USD. Năm 2022, dù đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 song thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn có sự tăng trưởng với quy mô kim ngạch đạt gần 124 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 80,5 tỉ USD, Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam.

Thực tế trên cho thấy, thông qua việc đẩy mạnh quan hệ đối ngoại đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển. Các chuyến công tác, làm việc tại nước ngoài của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành,… đều vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì sự phát triển đất nước hùng cường. Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam thực hiện quan hệ bình đẳng với tất cả các nước, kể cả các nước lớn, bảo đảm cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định, cùng phát triển và không chịu sự chi phối của bất kỳ quốc gia nào, thế lực nào khác.

Sự xuyên tạc, suy diễn của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta là vô căn cứ. Chúng sẽ không đạt được mục đích gì trước sự nhất quán, đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo trong đường lối đối ngoại của Việt Nam./.

Oct 24, 2023

Chiêu bài “Tự do tôn giáo” cũ rích của Việt Nam Thời Báo

          Tre Việt - Ngày 22/10, trang Việt Nam Thời Báo đăng bài: Quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam bị dựng “hàng rào thủ tục”, nhằm công kích nội dung trong “Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong tôn trọng và bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của công dân, khi quy chụp: “Với ràng buộc về mặt thủ tục bằng các điều luật được xác định rõ về khuôn phép của “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” ở Việt Nam, cho thấy tính độc lập ở những tổ chức tôn giáo gần như là điều không thể”.

Chúng ta đã biết, mới đây, ngày 09/3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ ra mắt “Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”. Đây là tài liệu chính thống, kịp thời cung cấp những thông tin cơ bản về tôn giáo, chính sách tôn giáo ở Việt Nam và những thành tựu, cũng như thách thức của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; một trong những công cụ chuyển tải thông tin trung thực tới các nước, các tổ chức quốc tế quan tâm đến lĩnh vực nhân quyền, tôn giáo, làm cơ sở tham chiếu, chứng minh cho nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Qua đó, khẳng định quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

Việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được khẳng định tại Hiến pháp (năm 2013) và được cụ thể hóa trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016). Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ngày càng phong phú; số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ngày càng được đảm bảo tốt hơn: đến cuối năm 2022 Nhà nước đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với 26,7 triệu tín đồ, 55.000 chức sắc, 135.000 chức việc, trên 29.000 cơ sở thờ tự, v.v. Nhiều lễ hội lớn trong các tôn giáo được tổ chức, thu hút hàng vạn tín đồ và nhân dân tham dự. Các hoạt động thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; sửa đổi hiến chương, điều lệ; đăng ký chương trình hoạt động hàng năm; xây dựng, sửa chữa, chỉnh trang cơ sở thờ tự,... của các tôn giáo cũng được tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, v.v. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực vào đời sống tinh thần của toàn xã hội. Điều đó minh chứng cho chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại; tạo được lòng tin của chức sắc, tín đồ vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, khơi dậy những đóng góp tích cực của các tôn giáo vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đến nay, Việt Nam đã hai lần được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc các nhiệm kỳ 2014 - 2016 và 2023 - 2025 là minh chứng thực tế sự thừa nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và đó cũng chính là minh chứng thuyết phục nhất, đanh thép bác bỏ những luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, chống đối luôn tìm cách quy chụp phiến diện, phủ nhận, xuyên tạc một cách lố bịch về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam.

Cũng cần khẳng định rằng, tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo luôn là phương tiện và công cụ để các thế lực thù địch lợi dụng, mang đầy dã tâm chính trị hòng chống phá Đảng, Nhà nước và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân ta. Do đó, mọi tổ chức và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ đúng Hiến pháp và pháp luật. Đây không phải là “hàng rào thủ tục” mà là quy định bắt buộc để giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, cũng là cách duy nhất để bảo vệ người dân. Vì thế, những luận điệu “cũ rích” của Việt Nam Thời Báo về “tự do tôn giáo” sẽ chẳng lừa bịp được ai./.

 

 

 

Oct 20, 2023

Việt Tân lại “lo bò trắng răng”

          Tre Việt - Ngày 19/10, trên facebook Việt Tân đăng status “Bài học nhãn tiền của Sri Lanka liệu Võ Văn Thưởng có biết. Hay biết mà vẫn nhắm mắt để đi theo Tập Cận Bình?”. Đây là luận điệu thể hiện thái độ vừa “xấc xược”, vừa “lo bò trắng răng” của Việt Tân nhằm xuyên tạc chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, cũng như hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị mới. Qua đó, kích động, chia rẽ mối quan hệ truyền thống láng giềng hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (hàng đầu, thứ ba từ phải sang)
chụp ảnh cùng các nhà lãnh đạo dự BRF lần thứ ba.
 (Nguồn: TTXVN).

          Chúng ta đều biết, sáng kiến “Vành đai và Con đường” là chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cách đây một thập kỷ nhằm kết nối châu Á với châu Phi và châu Âu thông qua các tuyến đường bộ và hàng hải. Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRF) lần thứ 3 khai mạc tại Trung Quốc với sự tham dự của đại diện hơn 140 quốc gia và hơn 30 tổ chức quốc tế. Sự kiện lần này sẽ đánh giá những thành tựu mà sáng kiến đã đạt được đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của bối cảnh kinh tế thế giới hiện tại. Đến nay, sáng kiến này đã thu hút sự tham gia của hơn 150 nước, tức hơn 3/4 quốc gia trên thế giới và hơn 30 tổ chức quốc tế. Các lĩnh vực hợp tác trải dài từ cơ sở hạ tầng đến công nghệ và thậm chí cả hợp tác trong lĩnh vực hàng hải và không gian vũ trụ. Tính đến cuối năm 2021, GDP của hơn 150 quốc gia ký thỏa thuận BRI với Trung Quốc là 20,03 nghìn tỉ USD, chiếm 23% GDP toàn cầu. Tổng dân số 3,68 tỉ người, chiếm 47% tổng dân số thế giới.

Đây là chuyến công tác Trung Quốc và cũng là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị mới. Đây cũng là BRF lần đầu tiên sau một giai đoạn dài gián đoạn do dịch bệnh nên được Trung Quốc và các nước hết sức coi trọng và quan tâm. Chính vì thế nên sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Diễn đàn lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng trên cả bình diện song phương và đa phương.

Trên bình diện đa phương, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, các nước mong muốn tăng cường các liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương và sự chủ động tích cực trong việc tăng cường hợp tác và liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các nhà lãnh đạo và đại diện của hơn 140 quốc gia và các tổ chức quốc tế trao đổi về những nội dung và chủ đề quan trọng được coi là động lực mới của quá trình phục hồi kinh tế mỗi nước cũng như của nền kinh tế toàn cầu, như: chuyền đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo số, nông nghiệp hiện đại, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp, v.v.

Trên bình diện song phương, chuyến công tác lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng được lãnh đạo hai nước hết sức coi trọng. Đây là hoạt động đối ngoại cấp cao trong năm kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Trung Quốc. Các cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc sẽ góp phần tăng cường tin cậy chính trị, duy trì đà quan hệ cũng như tạo ra những cơ hội hợp tác mới, đặc biệt sau rất nhiều các hoạt động cấp cao giữa hai nước nhất là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 10/2022). Qua đó góp phần đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững hơn trong thời gian tới.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và toàn cầu hóa có biểu hiện chững lại, sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại BRF lần thứ 3 sẽ góp phần củng cố xu thế tăng cường liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, đặc biệt khi Việt Nam là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn. Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các nước trao đổi và thảo luận những nội dung phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam, như: tăng trưởng xanh, kinh tế số, đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chống tham nhũng và bảo đảm liêm chính trong quá trình hợp tác kinh tế,… qua đó tranh thủ những nguồn lực và mở rộng hợp tác kinh tế. Các cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc cũng như các lãnh đạo quốc tế khác tham dự hội nghị sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới cho Việt Nam.

Đặc biệt là với Trung Quốc, hai bên sẽ trao đổi tiếp tục các biện pháp tăng cường giao lưu cấp cao và các cấp; thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư bền vững, cân bằng hơn trong thời gian tới; tăng cường hợp tác liên kết về hạ tầng, đặc biệt trong khuôn khổ các kết nối “Hai Hành lang, một Vành đai” và “Một Vành đai, một Con đường”, cũng sẽ tạo ra những định hướng hợp tác hết sức quan trọng cho các bộ, ngành, địa phương Việt Nam cùng phối hợp với các đối tác Trung Quốc để tiếp tục đưa quan hệ hai nước vào một giai đoạn mới với độ tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác thực chất hơn, nền tảng xã hội củng cố hơn và bất đồng được giải quyết tốt hơn.

Đây là động lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước. Vì thế, những luận điệu của Việt Tân chỉ là “lo bò trắng răng”./.

 

 

Oct 17, 2023

Thói lu loa của VOV Tiếng Việt

         Tre Việt – Ngày 16/10, VOA Tiếng Việt, đăng bài: “Các tổ chức quốc tế đệ trình vi phạm của Việt Nam lên Liên hợp quốc cho kỳ kiểm điểm nhân quyền sắp tới”. Trong bài viết, VOA lu loa rằng: theo sau tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế - Human Rights Watch (HRW), các tổ chức quốc tế khác, như:  Ủy hội Luật gia Quốc tế (ICJ) Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và Ủy ban Quyền làm người Việt Nam (VCHR) cũng đệ trình những điều mà họ cho là vi phạm về nhân quyền của Hà Nội lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) trước phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR của Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ, vào năm tới. Họ cùng tấu rằng: “tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã xấu đi nghiêm trọng kể từ đợt UPR lần cuối vào tháng 01/2019”(!). Thực chất của các luận điệu này chỉ là chiêu trò đã cũ rích của các tổ chức mượn danh “nhân quyền” để  xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo đảm nhân quyền. Nhưng thực tiễn đã minh chứng, dù họ có giở luận điệu, chiêu trò gì đi chăng nữa thì cũng không thể xuyên tạc được những thành thành tựu bảo đảm nhân quyền của Việt Nam.

Cần khẳng định rằng: tôn trọng, bảo đảm quyền con người là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta; điều đó, được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Để thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế, coi đây là yếu tố then chốt trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo đảm đầy đủ các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa phù hợp với thực tế đất nước và tương thích với các chuẩn mực quốc tế được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia.

Ở Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về dân sự, chính trị được bảo đảm, bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật; được thực hiện minh bạch trong thực tiễn. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; mọi công dân không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, nếu đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Các quyền con người, quyền công dân về kinh tế, xã hội, văn hóa cũng ngày càng được bảo đảm tốt hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Thu nhập (GDP) bình quân đầu người trong năm 2022 đã đạt 4.110 USD; nhờ đó, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Tiến bộ và công bằng xã hội đạt nhiều kết quả ấn tượng. Các vấn đề an sinh xã hội luôn được quan tâm chăm lo, ngay cả lúc nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, hay của đại dịch Covid-19 và Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng, được quốc tế ghi nhận.

Cùng với các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa nói trên, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện quyền con người, quyền công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với 26,7 triệu tín đồ, 55.000 chức sắc, 135.000 chức việc, trên 29.000 cơ sở thờ tự, v.v. Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí, 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình. Số người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí là hơn 41.000 người, với 19.356 người đã được cấp thẻ nhà báo. Cùng với các cơ quan báo chí trong nước, nhiều hãng truyền thông, thông tấn quốc tế đã có mặt tại Việt Nam. Số người dùng internet ở Việt Nam lên đến 72,1 triệu người, chiếm khoảng 73,2% dân số cả nước; đứng thứ 12 trên thế giới và thứ 6 trong 35 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận còn có những hạn chế nhất định, nhưng việc Việt Nam đã đảm nhận thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và tiếp tục được tín nhiệm giữ vai trò này trong nhiệm kỳ 2023 – 2025, v.v. Những thành tựu cơ bản trong bảo đảm và phát triển quyền con người ở Việt Nam nêu trên là thực tiễn sinh động nhất, bác bỏ hoàn toàn các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội chống phá thành tựu bảo đảm nhân quyền của Việt Nam. Đồng thời là minh chứng xác đáng phản bác thói “lu loa” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam của VOA Tiếng Việt./.

 

Oct 4, 2023

Việt Tân lại diễn trò cũ

           Tre Việt – Như thể đến hẹn lại lên, ngay sau khi Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) khai mạc sáng ngày 02/10 thì ngày 03/10, trang facebook Việt Tân đăng status: “Nội bộ của Đảng đang bắt đầu tranh giành quyền lực. Họ sẽ tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để triệt hạ lẫn nhau” nhằm xuyên tạc, chia rẽ nội bộ trong Đảng, thu hút sự chú ý, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đều biết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) sẽ tiến hành thảo luận, bàn bạc, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, có liên quan đến những vấn đề hệ trọng của đất nước, như: phát triển kinh tế - xã hội, cải cách tiền lương, chính sách đại đoàn kết dân tộc, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xem xét quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIV), v.v. Trong đó, việc xem xét quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIV) là công việc hoàn toàn bình thường, diễn ra theo kế hoạch, lịch trình trong các hội nghị, kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương đã được xây dựng trong cả nhiệm kỳ.

Tuy nhiên, với bản chất, âm mưu, dã tâm xấu luôn thường trực, hiện hữu, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội để tung tin xuyên tạc, kích động, hòng chia rẽ nội bộ trong Đảng, thu hút sự chú ý, gây hoang mang dư luận xã hội, tạo sự hoài nghi trong các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là vào dịp diễn ra các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương, của Quốc hội, nhất là dịp đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc thì mật độ tin, bài được đăng tải dày đặc, như “nấm mọc sau mưa”. Chiêu trò, thủ đoạn chủ yếu của chúng là lợi dụng việc Đảng ta đang đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đã phát hiện, xử lý kỷ luật một số ủy viên Trung ương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực,… từ đó, suy diễn, quy chụp rằng: đây là sự tranh giành, đấu đá, hạ bệ nhau giữa các phe cánh trong Đảng. Và lần này cũng vậy, Việt Tân vẫn sử dụng lại “bình cũ” đó, nhưng thay “rượu mới” khi “tự sướng” rằng: “Với dự phóng nhiều công ty ngoại quốc chuẩn bị kéo vào Việt Nam, ghế Thủ tướng bỗng nhiên giá trị hơn ghế Tổng Bí thư,…” với mục đích không thay đổi là chống phá, xuyên tạc công tác nhân sự của Đảng, câu view, câu like, thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận.

Song, với bản chất vốn chẳng tốt đẹp gì, hơn nữa “Trò cũ diễn mãi cũng nhàm” nên mọi chiêu trò xuyên tạc của Việt Tân chỉ tốn công, vô ích. Bởi lẽ, tất cả nhân dân Việt Nam đều suy nghĩ, nhận thức rằng: với những cán bộ, đảng viên liêm chính, thì dù làm ở vị trí nào, giữ cương vị gì, họ cũng đều có một mục đích chung là vì lợi ích của quốc gia, dân tộc. Họ đều làm việc, cống hiến vì nước, vì dân, xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh./.

 

Oct 1, 2023

Lên án trò xuyên tạc, lươn lẹo của Việt Tân

          Tre Việt - Lợi dụng việc mới đây Báo Tuổi trẻ Online đăng bài: “Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Đất nước đang cần tiếng nói trung thực, quả cảm”, ngày 01/10, trang facebook Việt Tân đã đăng nhiều status đả kích, xuyên tạc, cho rằng: những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ chính là những người “trung thực, quả cảm”, như: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Đình Lượng, Lê Dũng Vova, Nguyễn Năng Tĩnh,… và yêu cầu trả tự do cho họ.

Vậy sự thật có đúng như vậy không? Hãy cùng Tre Việt làm rõ vấn đề này.

Trước hết, phải khẳng định rằng lời phát biểu: “Đất nước đang cần tiếng nói trung thực, quả cảm” của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất do Hội Nhà văn Việt Nam và thành phố Hải Phòng tổ chức sáng ngày 30/9 là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp. Bởi, sứ mệnh của văn chương hiện nay đang được đặt lên vai các nhà văn đương thời. Trong khi đó, cùng với những mặt tích cực là chủ yếu thì trong xã hội hiện nay vẫn có những hiện tượng, thói quen, tật xấu, như: sự vô cảm, tính vị kỷ, thói hưởng thụ, lòng tham lam, sự giả dối, vấn nạn tham nhũng, tiêu cực,… đã, đang đặt ra trách nhiệm lớn lao đối với các nhà văn – những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Do đó, Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta đang cần những tiếng nói của tình yêu thương con người, của lòng trung thực, sự quả cảm của các nhà văn trong cuộc đấu tranh với những hiện tượng, thói quen, tật xấu trên.

Thứ hai, nhìn rộng ra, lời phát biểu của Chủ tịch nước còn phù hợp trong điều kiện, bối cảnh, tình hình đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có một thực tế được chỉ ra, đó là: trước việc Đảng, Nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với sự đồng lòng, quyết tâm cao từ Trung ương đến địa phương, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nên xuất hiện một bộ phận cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm,… mà thiếu đi sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn được giao, dẫn đến đình trệ trong công việc, ảnh hưởng tới sự phát triển của địa phương, đất nước. Vì vậy, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị cần đề cao sự trung thực, quả cảm trong công tác để đơn vị, địa phương, đất nước phát triển, đi lên. Đây chính là sự cụ thể hóa tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng đội ngũ cán bộ “7 dám” hiện nay (dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách và dám hành động vì lợi ích chung).

Thứ ba, thực chất những người mà Việt Tân nêu ra, như: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Đình Lượng, Lê Dũng Vova, Nguyễn Năng Tĩnh,… đều là những công dân Việt Nam đã lợi dụng quyền tự do, dân chủ, có những phát ngôn, hành động, việc làm sai trái, có hại cho Đảng, cho dân, cho nước, vi phạm pháp luật. Vì thế, họ đã bị các cơ quan chức năng điều tra, xét xử công bằng, khách quan theo đúng quy định của pháp luật và phải chịu những bản án thích đáng, đúng người, đúng tội. Họ hoàn toàn không phải là những tù nhân lương tâm đã “trung thực, quả cảm” như Việt Tân đã rêu rao.

Như vậy, sự thật đã rõ ràng, những người mà Việt Tân cho rằng “trung thực, quả cảm” đều không vì lợi ích chung của đất nước, dân tộc, cộng đồng, ngược lại, họ đã ích kỷ, chỉ vì chính bản thân mà thôi. Điều này đã chỉ rõ Việt Tân đang cố tình xuyên tạc, lươn lẹo, “lập lờ đánh lận con đen” với dụng ý xấu, cần đấu tranh, lên án./.