Tre Việt - Ngày 22/10, trang Việt Nam Thời Báo đăng bài: Quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam bị dựng “hàng rào thủ tục”, nhằm công kích nội dung trong “Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong tôn trọng và bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của công dân, khi quy chụp: “Với ràng buộc về mặt thủ tục bằng các điều luật được xác định rõ về khuôn phép của “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” ở Việt Nam, cho thấy tính độc lập ở những tổ chức tôn giáo gần như là điều không thể”.
Chúng ta đã biết, mới đây, ngày
09/3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ ra
mắt “Sách trắng Tôn giáo và chính sách
tôn giáo ở Việt Nam”. Đây là tài liệu chính thống, kịp thời cung cấp những
thông tin cơ bản về tôn giáo, chính sách tôn giáo ở Việt Nam và những thành tựu,
cũng như thách thức của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo; một trong những công cụ chuyển tải thông tin trung thực tới các nước, các
tổ chức quốc tế quan tâm đến lĩnh vực nhân quyền, tôn giáo, làm cơ sở tham chiếu,
chứng minh cho nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Qua đó, khẳng định quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước
Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
Việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo được khẳng định tại Hiến pháp (năm 2013) và được cụ thể hóa trong Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo (năm 2016). Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân ngày càng phong phú; số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng
tăng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ngày càng được đảm bảo tốt
hơn: đến cuối năm 2022 Nhà nước đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác
nhau, với 26,7 triệu tín đồ, 55.000 chức sắc, 135.000 chức việc, trên 29.000 cơ
sở thờ tự, v.v. Nhiều lễ hội lớn trong các tôn giáo được tổ chức, thu hút hàng
vạn tín đồ và nhân dân tham dự. Các hoạt động thành lập tổ chức tôn giáo trực
thuộc; sửa đổi hiến chương, điều lệ; đăng ký chương trình hoạt động hàng năm;
xây dựng, sửa chữa, chỉnh trang cơ sở thờ tự,... của các tôn giáo cũng được tạo
điều kiện thuận lợi trong thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, v.v. Các
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của
đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực vào đời sống tinh thần
của toàn xã hội. Điều đó minh chứng cho chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng,
Nhà nước Việt Nam về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là hoàn toàn đúng
đắn, phù hợp với xu thế của thời đại; tạo được lòng tin của chức sắc, tín đồ
vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, khơi dậy những đóng góp tích
cực của các tôn giáo vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đến nay, Việt
Nam đã hai lần được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc các
nhiệm kỳ 2014 - 2016 và 2023 - 2025 là minh chứng thực tế sự thừa nhận rộng rãi
của cộng đồng quốc tế về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và đó
cũng chính là minh chứng thuyết phục nhất, đanh thép bác bỏ những luận điệu của
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, chống đối luôn tìm cách quy
chụp phiến diện, phủ nhận, xuyên tạc một cách lố bịch về tình hình tự do tín
ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam.
Cũng cần khẳng định rằng, tín ngưỡng,
tôn giáo và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo luôn là phương tiện và công cụ để
các thế lực thù địch lợi dụng, mang đầy dã tâm chính trị hòng chống phá Đảng,
Nhà nước và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân ta. Do đó, mọi tổ chức
và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ đúng Hiến pháp và pháp luật.
Đây không phải là “hàng rào thủ tục” mà là quy định bắt buộc để giữ gìn an
ninh, trật tự xã hội, cũng là cách duy nhất để bảo vệ người dân. Vì thế, những
luận điệu “cũ rích” của Việt Nam Thời Báo về “tự do tôn giáo” sẽ chẳng lừa bịp được ai./.
0 comments:
Post a Comment