Feb 28, 2016

LẬP LỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN

Tre Việt - Bài viết: “Khi Hiến pháp bị vi phạm có hệ thống” là bài viết đăng trên blog của Bùi Tín, lại được mõ làng VOA tiếng Việt đăng tải ngày 26-02-2016. Qua bài viết cho thấy, Bùi Tín cố tình lờ đi sự khác nhau giữa đảng lãnh đạo và đảng cầm quyền để “Lập lờ đánh lận con đen”!

Ông ta cho rằng: Cả năm bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 của Việt Nam đều bị vi phạm suốt 70 năm nay (!). Bùi Tín cố “chứng minh” là khi các bản hiến pháp hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là đã đặt Đảng cao hơn Quốc hội, là “truất quyền của Quốc hội” và rằng, “Quyết định đặt Đảng Cộng sản Việt Nam lên trên Quốc hội không hề được nhân dân phúc quyết, và đây rõ ràng là một hành động vi hiến cực kỳ nghiêm trọng”(!). Còn nữa, theo Bùi Tín “Mới đây, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Hiến pháp là thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp bị đặt dưới Cương lĩnh của Đảng, thì đó cũng là một lời tuyên bố vi hiến”. Vậy có đúng như Bùi Tín nói? Câu trả lời là: Không. Bởi vì, Ông ta không phân biệt hay cố tình không phân biệt sự khác nhau giữa đảng lãnh đạo và đảng cầm quyền.
          Về lý luận, lãnh đạo là hoạt động thuyết phục, tập hợp, gây ảnh hưởng nhằm hướng các nỗ lực của mọi người, tập thể cùng hợp tác để thực hiện một mục tiêu chung. Đảng lãnh đạo là đảng đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện.
          Cầm quyền là nắm giữ chính quyền nhằm lãnh đạo và quản lý toàn xã hội. Đảng cầm quyền là đảng đại diện cho một giai cấp nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp mình. Khi đảng đã giành được chính quyền thì đảng lãnh đạo bằng chính quyền, thông qua chính quyền. Trở thành đảng cầm quyền thì đường lối, chủ trương của đảng sẽ được thể chế hóa thành hiến pháp, pháp luật và chính sách mang tính pháp lý để toàn xã hội thực hiện.
          Xác định một đảng cầm quyền phải căn cứ vào các yếu tố sau: (1) Được hiến pháp và pháp luật thừa nhận về cầm quyền; (2) Có vai trò quyết định trong lập hiến và lập pháp - nghĩa là phải nắm được cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đó là quốc hội hoặc tổng thống; (3) Trực tiếp đưa đảng viên của đảng nắm các chức vụ quan trọng nhất trong bộ máy nhà nước, giữ vai trò quyết định mọi hoạt động đối với bộ máy đó.
Về thực tiễn, ở các nước phương Tây, trong các liên minh cầm quyền, có đảng chỉ tham gia lãnh đạo chính quyền, nhưng không giữ vai trò quyết định. Đó là đảng lãnh đạo, không phải đảng cầm quyền. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản vừa là đảng lãnh đạo, vừa là đảng cầm quyền. Bởi lẽ, đối chiếu với các yếu tố xác định là đảng cầm quyền ở trên thì Đảng Cộng sản Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yếu tố đó. Quá trình hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy, trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, Đảng giữ vai trò lãnh đạo các tầng lớp nhân dân; khi có chính quyền, Đảng trở thành đảng cầm quyền, nhưng vẫn lãnh đạo nhân dân. Đảng Cộng sản không chỉ lãnh đạo xã hội, mà quan trọng hơn là lãnh đạo Nhà nước. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền cũng là Đảng lãnh đạo chính quyền. Nghĩa là, Đảng không lãnh đạo thì không thể cầm quyền. Vì là đảng lãnh đạo đồng thời là đảng cầm quyền, nên các bản Hiến pháp của Việt Nam phải thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng Cộng sản là hoàn toàn đúng về lý luận cũng như thực tiễn thế giới. Điều đó chứng tỏ Bùi Tín cố tình “Lập lờ đánh lận con đen” với mục đích xấu.

          Đúng là, Hiến pháp nước ta hiến định: ở Việt Nam thực hiện bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín. Điều đó, không đồng nghĩa với những ai ứng cử thì cứ thế mang ra bầu mà không cần phải qua các bước cần thiết nào. Sống ở “trời Tây” đã lâu, mà Bùi Tín cố tình nhắm mắt trước các ứng viên của mỗi đảng cũng phải qua việc tranh cử bằng cách bầu ở cơ sở, các nơi. Điều đó cũng giống như ở Việt Nam các ứng cử viên độc lập phải được cuộc họp ở phường xóm và Mặt trận Tổ quốc thông qua. Vậy mà Bùi Tín cho là Việt Nam “vi phạm trắng trợn quyền hiến định cả của người ứng cử lẫn người bầu cử”! Như vậy, rõ ràng, Bùi Tín là kẻ nói lấy được./.