Sep 25, 2017

Hàm hồ!

Tre Việt - Phạm Chí Dũng hiện nay được những “nhà dân chủ” phong cho cái chức gọi là “Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập” và các “nhà chính trị” bàn phím tặng cho cái danh hão là “Anh hùng thông tin”, bởi có thành tích “đặc biệt xuất sắc” trong quá trình suy thoái về tư tưởng và đạo đức làm người, tiến tới trở thành kẻ bán nước, hại dân.

Sinh năm 1966 trong một gia đình có truyền thống yêu nước, làm cách mạng, có bố làm tới chức Trưởng ban Tổ chức Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Dũng được gia đình, xã hội quan tâm chăm lo cho ăn học tử tế. Dũng cũng là người có khả năng, chăm học, chăm rèn, viết lách cũng khá, có học vị tiến sĩ. Vì thế, Dũng đã được các cơ quan chức năng giáo dục, rèn luyện, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và bố trí về công tác ở những cơ quan trọng yếu của cấp ủy, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh. Những tưởng với nền tảng học vấn, truyền thống gia đình, sự quan tâm của các cơ quan chức năng, Dũng sẽ thực sự trở thành người cán bộ, đảng viên phục vụ cho lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhưng không, Dũng từng bước súy thoái về tư tưởng, đạo đức, vong ân, bội nghĩa, trượt dài trên con đường suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật Đảng, phản bội lại lời thề của chính Y khi giơ tay thề để trở thành người đảng viên cộng sản, đi ngược lại lợi ích của dân tộc và nhân dân.
Lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ ứng dụng in-tơ-nét, bầu không khí dân chủ, cùng với sự cay cú bởi “không được trọng dụng” ở những cương vị “xứng với tài năng, đạo đức” của mình, Phạm Chí Dũng tự nhận là “Nhà đấu tranh” cho “dân chủ”, “nhân quyền”, thường xuyên viết, tán phát những tác phẩm văn hóa, bài viết xấu độc. Nội dung chủ yếu là: xuyên tạc, bôi đen lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; thành quả của công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; cổ suy cho những giá trị “dân chủ”, “nhân quyền” kiểu phương Tây, tiến tới phủ nhận con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của nước ta và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
Ngày 23-9-2017, Phạm Chí Dũng đã tung lên mạng bài viết “Bội chi, hụt thu, và “bóc lột dân ta đến tận xương tủy”, được BBC, VOA, RFA,… nhanh nhảu đăng tải. Sau khi nhăng cuội về chính sách thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển bền vững của Chính phủ, Dũng cho rằng: “Kể từ cơn khủng hoảng giá - lương - tiền 1985, chưa bao giờ ngân sách Việt Nam lại rơi vào thảm trạng quay quắt như giờ đây”, rồi đi đến kết luận: “72 năm sau khi “đánh đuổi thực dân Pháp”, chính quyền “định hướng xã hội chủ nghĩa” đang biến Việt Nam và dân chúng thành một thứ thuộc địa thực dân kiểu mới”(!) Cần khẳng định ngay rằng đây là một nhận định rất hàm hồ, với mục đích xấu, rất xấu.
Lịch sử và hiện thực đã minh chứng rõ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta không chỉ thực hiện thắng lợi công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mà còn xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình); đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời, tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân đã thật sự trở thành lực lượng quan trọng để xây dựng đất nước theo mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong suốt hơn 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn thời kỳ trước đổi mới. Từ năm 1986-1990, mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm của Việt Nam chỉ đạt 4,4%, nhưng đến giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm, gấp đôi so với 5 năm trước đó; giai đoạn từ năm 1996-2000, mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực (1997-1999), GDP vẫn duy trì bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn từ năm 2001-2005, GDP tăng bình quân 7,34%; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Trong các năm tiếp theo, do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công 2010, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn từ năm 2011-2015, tuy tốc độ đã chậm lại, nhưng GDP của Việt Nam vẫn đạt 5,9%/năm - mức cao của khu vực và thế giới. Cùng với đó, quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Năm 2003, sau 16 năm đổi mới, GDP bình quân đầu người ở nước ta mới đạt 471 USD/năm thì đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng tăng trưởng có mặt được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất có bước được nâng lên. Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp TFP vào tăng trưởng nếu ở giai đoạn 2001-2005 đạt 21,4%, giai đoạn 2006-2010 đạt 17,2% thì trong giai đoạn 2011-2015 đạt 28,94%. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát.

Đây là những con số biết nói, chỉ rõ sự đúng đắn trong đường lối xây dựng đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước ta. Điều này, cũng chứng minh rằng, nhận định của Phạm Chí Dũng là rất hàm hồ. Thực chất mục đích của Y là nhằm xuyên tạc, bôi nhọ những thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được, tiến tới hạ bệ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hành động của Phạm Chí Dũng đã đi ngược lại đạo đức làm người, lợi ích của dân tộc, đất nước, vi phạm pháp luật, nhất định sẽ bị nhân dân lên án và pháp luật trừng trị./.