Oct 6, 2020

Câu hỏi mang tính chống phá

         Tre Việt -Ngày 05/10/2020, trên RFA Tiếng Việt có đăng bài viết: “Liệu dân có ‘dám’ đóng góp ý kiến cho đảng?” nhân sự kiện Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ khai trương Trang tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội XIII tại địa chỉ: daihoi13.dangcongsan.vn vào ngày 03/10/2020.

Bên cạnh những điểm đúng  bài viết còn có điểm sai trái, chưa đúng thực tế, khách quan. Cụ thể, bài viết cho rằng, Đảng ta thành lập trang điện tử chỉ để mị dân bởi dân có góp ý thì Đảng cũng không nghe, coi dân là thế lực thù địch (!).

Đây hoàn toàn là những điều bịa đặt và không đúng thực tế đang diễn ra tại Việt Nam. Thực tế trên trang thông tin điện tử daihoi13.dangcongsan.vn đã có khá nhiều ý kiến đóng góp mang tính chất xây dựng, góp ý được đưa lên. Mục đích của trang thông tin điện tử trên là nhằm tuyên truyền, giới thiệu nội dung văn kiện Đại hội XIII của Đảng, là kênh thông tin chính thống, tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp, tổng hợp những ý kiến đóng góp vào văn kiện đại hội đảng các cấp, v.v. Điều đó chứng minh cho việc Đảng luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân. Với phương châm bình tĩnh, lắng nghe, trân trọng tất cả các ý kiến, cân nhắc thật kỹ, rồi tiếp thu tối đa, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, tiếp thu không được dễ dãi, phải có quan điểm, lập trường, có lý lẽ, phải bảo vệ cho được ý kiến đúng. Tiếp thu cũng thể hiện bản lĩnh của người biên tập bởi văn kiện Đảng là văn bia để lại muôn đời sau.    

Do đó, việc tổng hợp ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn kiện nhằm tập hợp trí tuệ của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của Đảng và đất nước. Mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân hãy nhiệt tình hưởng ứng vì lợi ích của Đảng và Nhà nước, cấp ủy đảng các cấp và của chính mình./.

 

Cảnh giác với “Thuyết âm mưu”

          Tre Việt - Kênh RFA Tiếng Việt vừa qua đăng bài: “Trước Đại hội Đảng 13, lãnh đạo cấp cao tăng cường chỉ trích các thế lực thù địch”. Bài viết đã trích dẫn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương chỉ ra rằng: “thế lực phản động, thù địch đang gia tăng chống phá, công khai và quyết liệt hơn”. Đồng thời, đăng tải các ý kiến, bình luận của một số độc giả trên fanpage của RFA về phát biểu trên, như: “Hòa bình gần nửa thế kỷ rồi mà cứ còn thế lực thù địch là sao? Ai thù, ai địch?...”, “phải hỏi mình xem mình đã làm gì để người ta thù địch”, “Thế lực thù địch nào, ở đâu, họ làm cái gì mà kêu chống phá”, v.v. Nếu đọc lướt qua, suy nghĩ đơn thuần sẽ thấy rằng, những ý kiến, bình luận đánh giá trên là bình thường, là khách quan, là đúng. Vậy, thực tế có đúng như vậy và ẩn chứa đằng sau những bình luận đó là gì?  

Trước hết, cần khẳng định rằng: khi xã hội loài người chưa tiến lên chủ nghĩa cộng sản, chưa “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, vẫn còn nhà nước, quân đội, thì giữa các giai cấp vẫn sẽ còn mâu thuẫn về lợi ích và tất yếu sẽ còn đấu tranh giai cấp. Giữa các quốc gia, dân tộc vẫn có mâu thuẫn về lợi ích, mà nếu không xử lý tốt thì vẫn có khả năng xảy ra xung đột, chiến tranh. Những gì đã và đang diễn ra trên thế giới chứng tỏ điều đó.

Lịch sử dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm đã chứng minh rằng “dựng nước phải đi đôi với giữ nước”. Chưa bao giờ đất nước ta không là mục tiêu xâm lược của các thế lực bên ngoài. Hiện nay, Việt Nam vẫn và sẽ luôn là mục tiêu nhòm ngó của chúng, với âm mưu, thủ đoạn chống phá ngày càng tinh vi. Thực tế cho thấy, khi đất nước ta hoàn toàn giành được độc lập, non sông thu về một mối, nhưng chúng ta vẫn phải tiến hành chiến tranh bảo vệ biên giới, vượt qua sự bao vây, cấm vận của nước ngoài. Khi đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, thì vẫn có những thế lực đang tìm mọi cách chống phá nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực. Do đó, ý kiến phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương là hoàn toàn xác đáng, đúng thực tế đang diễn ra, để chúng ta luôn nêu cao cảnh giác, không một phút lơ là, chủ quan trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với những quốc gia, tổ chức tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế và ngược lại kiên quyết đấu tranh với những thế lực xâm phạm chủ quyền, lợi ích của đất nước.

Nhìn rộng ra thế giới, bất kỳ quốc gia nào cũng đều xác định đối tượng, đối tác để có đối sách cho riêng mình; vẫn phải đầu tư phát triển quốc phòng, xây dựng quân đội để bảo vệ đất nước, lợi ích quốc gia, dân tộc. Những cuộc xung đột, chiến tranh xảy ra trên thế giới trong thời gian gần đây đều xuất phát từ lợi ích kinh tế, chính trị, chứ không có cuộc chiến tranh, xung đột nào xảy ra mà không vì mục đích, lợi ích gì.

Chính vì thế, những bình luận, đánh giá được RFA đăng tải là thiếu cơ sở, mang tính “ru ngủ”, để che giấu “thuyết âm mưu” nguy hiểm, cần phải bị vạch mặt, bóc trần./.