Apr 30, 2015

TUYỆT THỰC BẰNG... SỮA!

Tre Việt - “Ngày 27/4 tôi có đi thăm mẹ tôi. Trước đó ngày 26 thì mẹ tôi có gọi điện về thông báo là bà đã tuyệt thực từ ngày 02/4 đến hôm gọi điện thoại là ngày 26. Trong thời gian tuyệt thực thì bà vẫn uống nước và uống sữa. Bà có nói thêm là trong trại người ta tịch thu hết quần áo thường của bà để bắt mặc đồ giống như phạm nhân trong trại...”
Đó là nguyên văn lời của Bùi Trung Nhân, con trai Bùi Thị Minh Hằng (đối tượng đang thụ án tù về tội gây rối trật tự công cộng tại trại giam Gia Trung - Gia Lai) được RFA, VOA, BBC và một số trang mạng trích dẫn những ngày qua.
          Chưa cần quan tâm đến Bích Hằng là ai và các nhà đài đưa tin đó vì mục đích gì, chỉ cần đọc đã thấy phì cười vì sự phi lý đến ngây ngô của mẹ con bà Hằng và cả các trang mạng đưa cái tin này nữa!
“Tuyệt thực bằng... sữa”?!, điều phi thường này có lẽ chỉ có các rận, đầu óc siêu tưởng mới dám nghĩ đến và cũng chỉ những nhà đài cố nói lấy được, như: RFA, VOA, BBC mới dám phụ họa cho cái sự điên rồ đó.
          Thực ra không phải đến bây giờ mới có cái khái niệm “uống sữa tuyệt thực”. Trước đó chưa lâu, các con rận như Vũ “bệu” (Cù Huy Hà Vũ), Hải Điếu cày (Nguyễn Văn Hải) cũng ầm ĩ chuyện tuyệt thực để phản đối trại giam, nhưng cuối cùng sau thời gian “tuyệt thực” Vũ “bệu” lại càng phát phì ra bởi vì trong thời gian “tuyệt thực” anh ta liên tục thưởng thức gà hầm, nước cốt gà, sữa ngoại, hoa quả từ gia đình gửi vào, vậy là Vũ không những không chết mà còn nặng tới hơn 90kg, người cứ trắng như lợn cạo...!
          Tuyệt thực tức là không ăn gì, mà không ăn thì sẽ chết, “không ăn mẻ cũng chết” - dân ta đã đúc kết như thế. Quả không sai. Chứ còn giở trò tuyệt thực như mấy con rận này thì bao giờ… mới chết?! Xem ra lũ rận này còn ham sống sợ chết lắm!
Còn nữa, con trai bà Hằng cung cấp thông tin cho RFA rằng, bà Hằng tuyệt thực là do trại giam yêu cầu bà mặc đồ của... phạm nhân. Ôi trời ơi! Đã vi phạm pháp luật, đã vào tù không mặc đồ phạm nhân thì thử hỏi mặc cái gì? Mặc váy ngắn, áo hai dây hay quần bò, áo thun như đi dạo phố nhé? Bà Hằng ơi, bà nên nhớ bà là phạm nhân chứ không phải bà hoàng để thích cái gì thì yêu cầu, thích ăn, thích mặc cái gì là có cái đấy nhé! Bà hãy tẩy não đi, hãy sống như một người dân bình thường đi rồi bà sẽ không phải mặc áo phạm nhân, v. v.
Câu chuyện tuyệt thực của Bùi Hằng đã xưa như trái đất và độ kệch cỡm cũng chẳng khác gì các rận trước đó đã làm, nhưng Bùi Hằng cũng chả còn trò gì khác, đành theo các bậc tiền bối, làm trò hề cho thiên hạ./.

KHÉP LẠI QUÁ KHỨ, CÙNG XÂY DỰNG NƯỚC VIỆT NAM GIÀU MẠNH

Tre Việt - Trong những ngày tháng 4, khi cả nước tưng bừng kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30-4, trên một số trang mạng xã hội, vẫn bắt gặp ý kiến thể hiện sự hằn thù, xuyên tạc mà không nhìn thẳng vào sự thật, cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ngày 29-4, trên trang Basam.info có bài: 30 tháng 4: Bốn mươi năm nhìn lại của Việt Nguyên, là một bài như thế.

        Tác giả bài viết trắng trợn xuyên tạc: “Chiến tranh giải phóng thực chất là chiến tranh nô lệ cho chủ nghĩa Cộng Sản bắt đầu khi ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản xé nát Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954” (!) Ai cũng biết, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử ở cả hai miền vào năm 1956, thế nhưng, đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta. Tổ quốc ta đã phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Song, nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành mệnh lệnh thiêng liêng của lý trí và trái tim của mỗi người Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính yêu, quân và dân cả nước đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, kiên cường, sáng tạo, anh dũng chiến đấu, hy sinh, lập nên những chiến công oanh liệt, đánh cho Mỹ cút (năm 1973), đánh cho Ngụy nhào mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc bằng sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc - Nam sum họp một nhà. Đồng bào ta tràn ngập niềm vui trong Ngày đại thắng. Thắng lợi vĩ đại này đã làm nức lòng bè bạn gần xa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trong Diễn văn Kỷ niệm Chiến thắng tại thành phố Hồ Chí Minh, sáng 30-4. 

        Trong bài, chính Việt Nguyên đã viết: “Chiến tranh từ 1954 đến 1975 đã kết thúc vì sự phản bội của Hoa Kỳ sau Hiệp định Pa-ri năm 1973. Một cuộc chiến phức tạp, bên phía Hoa Kỳ gọi là chiến tranh Việt Nam, bên phía Cộng Sản gọi là chiến tranh chống Mỹ, còn phía Việt Nam Cộng hòa gọi là chiến tranh chống cộng”. Điều đó cho thấy, rõ ràng đây là cuộc chiến tranh chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chỉ là con bài của chính giới Mỹ mà thôi. Nói cách khác, Việt Nam Cộng hòa không có độc lập mà lệ thuộc vào đế quốc Mỹ. Một chính quyền lệ thuộc vào nước ngoài, chắc chắn sẽ không thể tồn tại, vì không phù hợp với truyền thống của dân tộc ta. Đúng vậy, Việt Nguyên đã làm rõ điều đó trong bài viết: “Hoa Kỳ từ con số cố vấn quân sự 865 người quy định bởi Hiệp Định Giơ-ne-vơ đã tăng số quân lên 16 ngàn. Năm 1965, Tổng Thống Johnson đổ thêm quân vào Việt Nam. Sau năm 1968, quân Mỹ ở Việt Nam lên đến hơn 1/2 triệu. Năm 1968, trong kỳ tranh cử tổng thống, ứng cử viên Nixon đã hứa rút hết quân Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tháng 6 năm 1969 Tổng Thống Nixon đã tỏ ý này với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ở Hội Nghị Midway”. Vậy nên, khi Mỹ rút quân theo Hiệp định Pa-ri, sau 2 năm chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Một chính quyền hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ thì còn tiếc nỗi gì. Nó sụp đổ là xứng đáng để xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình, tự do và hạnh phúc. Đúng vậy, trong Diễn văn kỷ niệm ngày Chiến thắng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, chúng ta đã tập trung sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, phá thế bao vây cấm vận, anh dũng kiên cường chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây Nam, giúp nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng và tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm 83% trong tổng GDP. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế không ngừng tăng lên; GDP tăng gấp gần 7 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng gấp hơn 200 lần. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 2.200 USD. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá nhanh với nhiều công trình hiện đại, tạo diện mạo mới cho đất nước. Tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển văn hóa và công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh, còn dưới 6%. Đã có hơn 98% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia. Tuổi thọ trung bình tăng từ 64,8 tuổi năm 1986 lên khoảng 73,5 tuổi năm 2015. Đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Quốc phòng an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao, thương mại và đầu tư với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; hiện có hơn 18.200 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 256 tỷ USD. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao”.

Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của đất nước cần khắc phục: “Kinh tế - xã hội phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Việc tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng tăng trưởng, môi trường kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với nhiều nước trong khu vực chậm được thu hẹp. Văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường nhiều mặt còn yếu kém, khắc phục còn chậm. Khoảng cách giàu nghèo còn lớn. Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo và quản lý kinh tế - xã hội nhiều mặt còn hạn chế. Hệ thống chính trị đổi mới chưa đồng bộ, năng lực và hiệu quả hoạt động chưa ngang tầm nhiệm vụ. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta còn nhiều khó khăn, thách thức”.

          Thủ tướng cam kết: “Với truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam, chúng ta nhất quán thực hiện chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai - Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; hợp tác bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Đồng thời, kêu gọi: “Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công, đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài, mỗi người chúng ta hãy nêu cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thương nòi, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, không phân biệt quá khứ, vượt lên trên những khác biệt, cùng nhau chân thành hòa hợp dân tộc, vun đắp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tất cả vì một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh như mong muốn cuối cùng trong Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu”. Là người Việt Nam, chúng ta cùng nhau thực hiện tốt lời kêu gọi trên của Thủ tướng: hãy khép lại quá khứ, để xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh./.

Apr 29, 2015

MỘT ĐẠO LUẬT PHI LÝ

           Tre Việt - Ngày 22-4-2015, Quốc hội Ca-na-đa đã thông qua Đạo luật S-219 do Ngô Thanh Hải, một Thượng nghị sĩ gốc Việt bảo trợ. Đây là việc làm bình thường của các quốc gia độc lập có chủ quyền, nhằm điều chỉnh các quan hệ trong quốc gia. Tuy nhiên, với cái cớ tưởng nhớ đến những “thuyền nhân” di tản và coi ngày 30-4 hằng năm là ngày của “hành trình đến tự do”, Đạo luật S-219 mà Quốc hội Ca-na-đa thông qua là một đạo luật phi lý, xuyên tạc tình hình thực tiễn, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Vì sao nói vậy?
Cách đây 40 năm, ngày 30-4-1975 chính quyền ngụy Sài Gòn sụp đổ, đầu hàng vô điều kiện, miền Nam Việt Nam được giải phóng khỏi ách đô hộ của đế quốc Mỹ xâm lược, đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ngày 30-4-1975, là ngày chiến thắng của chính nghĩa với phi nghĩa, bạo tàn; là ngày chiến thắng của quá trình đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì quyền tự quyết dân tộc, vì quyền con người. Đây là sự thực lịch sử mà chẳng thế lực nào có thể phủ nhận. Sau ngày 30-4-1975, dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập hoàn toàn, chính quyền cách mạng đã thực thi hàng loạt chính sách tiến bộ để ổn định cuộc sống của nhân dân. Cái gọi là “cuộc tắm máu” theo tuyên truyền của Mỹ đã không xảy ra; mỗi người dân Việt Nam đều nhanh chóng bắt tay vào lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống tự do, hạnh phúc mới giành được của mình. Tuy nhiên, một số ít cá nhân bị luận điệu tuyên truyền của Mỹ tẩy não, hoặc những kẻ có nợ máu với nhân dân,… đã tìm mọi cách để chạy ra nước ngoài, trong đó có Ca-na-đa. Với chính sách nhân đạo, hòa hợp, hòa giải dân tộc, trong 40 năm qua, Nhà nước Việt Nam đã tích cực thông tin đến người Việt ở nước ngoài về tình hình phát triển của đất nước và có nhiều chính sách để họ được về thăm quê hương. Hiện nay, cộng đồng người Việt ở Mỹ, Ca-na-đa, Đức, Anh, Pháp,… đều hiểu rõ điều đó, họ đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước. 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối, về những sai trái của Đạo luật này, xem đây là một việc làm “hoàn toàn sai trái… ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Ca-na-đa, xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Ca-na-đa”. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Mất lòng trước hơn được lòng sau”, với mong muốn không để Đạo luật này tác động xấu đến quan hệ giữa hai nước và nhất là không để lặp lại những sai lầm mới, thiết tưởng cần thẳng thắn chỉ ra những sai trái của việc làm này.
Không chỉ xuyên tạc sự thật, Đạo luật S-219 còn đi ngược lại lợi ích giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Ca-na-đa. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nhiều thế hệ nhân dân Ca-na-đa đều ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Đạo luật S-219 đã xúc phạm tình cảm, đạo đức của nhân dân Ca-na-đa. Hiện nay, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Việt Nam và Ca-na-đa đang trên đà phát triển tốt đẹp, vì lợi ích chính đáng của hai nước. Nên, Đạo luật S-219, đã làm tổn hại đến lợi ích của hai quốc gia, tổn hại đến uy tín, sự hợp tác của Ca-na-đa và Việt Nam, làm chia rẽ nhân dân Ca-na-đa và cộng đồng người Việt ở nước này. Phát biểu với báo chí Ca-na-đa, Thượng nghị sĩ James Cowan cho rằng, Ông không thể hiểu được vì sao “Chính phủ Ca-na-đa có thể phê chuẩn một dự luật gây tranh cãi như vậy trong lúc chúng ta muốn tăng cường quan hệ kinh tế với châu Á, trong đó có Việt Nam… Chúng ta đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Việt Nam. Chúng ta đã ký một biên bản ghi nhớ về tăng cường liên kết thương mại và văn hóa. Tại sao các vị lại muốn khơi lên sự chia rẽ này”. Quốc hội Ca-na-đa, qua Đạo luật S-219 đã làm tổn hại đến chính dân tộc, đất nước mình.
Cùng với đó, Đạo luật này đã góp phần chia rẽ cộng đồng người Việt ở Ca-na-đa và nhân dân Việt Nam. Với chỉ có 05% người Việt ở Ca-na-đa đồng quan điểm với Đạo luật S-219, có nghĩa Đạo luật này chỉ đáp ứng của một số nhỏ người Việt ở Ca-na-đa. Đây chính là những người vẫn bám giữ hận thù trong thời kỳ chiến tranh, luôn chống đối Việt Nam. Xuân Ất Mùi - 2015, hàng trăm Việt kiều ở Ca-na-đa đã về nước, nhiều người vui mừng khi chứng kiến đất nước ngày càng phát triển và không ít người bày tỏ mong muốn được trở về quê hương làm ăn, sinh sống, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Có thể khẳng định rằng, Đạo luật S-219 đã tiếp tục khơi sâu hận thù, “phớt lờ” lợi ích và tình cảm của lớp trẻ, phục vụ cho lợi ích chính trị ích kỷ của một số nhỏ người Việt ở Ca-na-đa. Thực tế cho thấy, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ca-na-đa đã được thiết lập hơn 40 năm (từ năm 1973) và liên tục được củng cố và phát triển. Năm 2013, kim ngạch hai chiều đạt 2,5 tỷ USD. Việt Nam hiện nằm trong danh sách ưu tiên của chiến lược Hành động thị trường toàn cầu, chiến lược Giáo dục quốc tế và Chương trình phát triển quốc tế của Ca-na-đa. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, “đa dạng hóa, đa phương hóa” với các nước trên thế giới vì lợi ích mỗi bên, vì hòa bình, phát triển của thế giới, Việt Nam luôn luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Ca-na-đa. Đồng thời, ủng hộ chính sách chuyển hướng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ca-na-đa và hoan nghênh sự đóng góp của Ca-na-đa cho hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực. Như vậy, Đạo luật S-219 đã đi ngược lại lợi ích của cả hai quốc gia.
Ngày nay, tất cả các quốc gia đều có quyền dân tộc tự quyết, về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Các quốc gia, kể cả Liên hợp quốc, cũng phải tôn trọng quyền này. Đạo luật S-219 thể hiện rõ sự kỳ thị với chế độ xã hội do nhân dân Việt Nam đã lựa chọn. Người bảo trợ Đạo luật S-219 (Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải) vốn là một người đã chạy ra nước ngoài sau 30-4-1975, luôn bám giữ tư duy cổ hủ, lạc hậu của thời kỳ chiến tranh lạnh, kỳ thị với chế độ chính trị của Việt Nam. Thực ra, Ông ta luôn là một kẻ bảo trợ cho các hoạt động chống cộng, chống Việt Nam, nên ông ta chẳng quan tâm đến thực tế khách quan, chỉ lấy thông tin một chiều từ thiểu số những kẻ chống cộng.
Thực tế cho thấy, sau 40 năm giành độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Với đường lối đối ngoại là: sẵn sàng phát triển quan hệ với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, hệ tư tưởng,… trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và hai bên cùng có lợi, đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 180 quốc gia, trong đó có đầy đủ các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nền kinh tế Việt Nam, được các quốc gia, các tổ chức tài chính, kinh tế lớn trên thế giới đánh giá là năng động, sáng tạo. Hàng loạt các hiệp định kinh tế giữa các nước lớn, vùng lãnh thổ,… đã ký kết với Việt Nam. Việt Nam cũng là điểm đến của các nguồn vốn, như: ODA, FDI,… và đã, đang phát triển mạnh mẽ cả về thế và lực trong xu thế phát triển văn minh của nhân loại. Ngô Thanh Hải - người bảo trợ Đạo luật S-219 - cũng như người ủng hộ nó đang đi ngược lại xu hướng chung của nền văn minh nhân loại. Và như thế, hành động can thiệp vào nội bộ Việt Nam nhất định sẽ bị nhân dân Việt Nam, nhân dân Ca-na-đa và cộng đồng quốc tế lên án.
Đạo luật S-219 do Quốc hội Ca-na-đa thông qua ngày 22-4-2015 là một Đạo luật phi lý./.

THỪA GIẤY VẼ VOI

Tre Việt - Đã tròn 40 năm trôi qua, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 toàn thắng là một sự kiện lịch sử trọng đại, một đề tài vô cùng phong phú cho nhiều cuộc hội thảo, công trình khoa học, lĩnh vực mà nhiều giới, nhiều ngành trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Cũng chính vì sự vĩ đại, chiến công vô cùng oanh liệt ấy nên còn nhiều giá trị phải được nghiên cứu, bàn thảo, tiếp tục khẳng định và làm sáng tỏ thêm để đánh giá đầy đủ, đúng đắn tầm vóc và ý nghĩa lịch sử to lớn của Chiến thắng đó đối với dân tộc và thời đại.

Trong khi cả Dân tộc đang tràn ngập niềm vui, cờ hoa rực rỡ phố phường, thôn xóm khắp dải đất hình chữ S thanh bình, thì Giáo sư Tương Lai - vị Giáo sư tự phong, vì Ông chỉ là Phó giáo sư thôi, như thế cũng đủ biết tư cách của Ông - chuyên viết bài phản biện chính trị, xã hội và giáo dục trên mạng lại đi ngược với trào lưu trên. Ông đã mượn những tác phẩm của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để phản biện chính trị, xã hội. Khổ thật cho ông bởi có chút “trình độ, học vấn” nên giấy còn chẳng biết làm gi, đành phải vẽ voi cho kín.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có khoảng 600 tác phẩm; trong đó, khoảng hơn 230 tác phẩm được đông đảo công chúng biết đến với cả phần lời và nhạc. Các bài hát Ông sáng tác phần lớn là tình ca. Tuy nhiên, nhiều ca khúc của Ông sáng tác trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, cứu nước có thông điệp phản chiến bị cả chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa  Việt Nam cộng hòa cấm biểu diễn. Mặc dù, gần đây - sau ngày đất nước giải phóng - một số ca khúc của Ông được đông đảo tầng lớp nhân dân đón nhận, nhất là giới trẻ, tiêu biểu là ca khúc “Nối vòng tay lớn”.
Ca khúc này được nhiều tầng lớp nhân dân đón nhận như một món quà Nhạc sĩ tặng cho các buổi giao lưu, hội họp, thể hiện sự đoàn tụ trong gia đình Việt. Gần đây, trong buổi tưởng niệm Trịnh Công Sơn của những người hâm mộ ở Huế tại Gác Trịnh, trường Đại học Khoa học Huế với đêm nhạc “14 năm nhớ Trịnh Công Sơn - Hành trình nối vòng tay lớn” mà “Tuổi Trẻ” đã tường thuật.
Nhưng cũng thật đáng tiếc, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, các ca khúc của Trịnh Công Sơn không được chấp nhận. Bởi lẽ, lời các ca khúc của Ông đều mang tính ủy mỵ, làm nhụt ý chí chiến đấu của chiến sĩ trên chiến trường. Riêng ca khúc Nối vòng tay lớn tuy nhạc và lời rất nhộn, vui lại thể hiện tinh thần đoàn tụ, gắn bó với nhau, nhưng vào thời điểm đó thì chưa phù hợp. Bởi vì, sau thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp, Đảng và Bác Hồ muốn hòa hợp dân tộc bằng cuộc Tổng tuyển cử trên khắp cả nước. Nhưng không, Ngô Đình Diệm và bè lũ tay sai được Mỹ hà hơi, tiếp sức đã ngang nhiên phá hoại và tạo cớ để Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam. Và nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam là phải “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Lợi dụng ngày giỗ (01/4 tức 08/3 âm lịch) của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những ngày tháng 3, tháng 4 vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều bài viết tạo ra Hiện tượng Trịnh Công Sơn của Trịnh Vĩnh Trinh, Cao Huy Thuần và nổi hơn là Giáo sư Tương Lai - người tự cho mình có quyền phản biện xã hội đã chắp bút, thêm mắm muối - không ngớt là ca tụng các ca từ trong từng tác phẩm của Nhạc sĩ. Bên cạnh đó, cũng khéo léo cài vào những cụm từ nói xấu, bôi nhọ Đảng, chế độ.

Trong chiến tranh vấn đề công tác lý luận, công tác chính trị, tư tưởng có vị trí vô cùng quan trọng không kém gì súng, đạn, thậm trí nó có tác dụng rất lớn như những khẩu đại bác, một binh đoàn hùng mạnh. Bởi vậy, công tác sáng tác văn học, hay sáng tác các ca khúc phục vụ chiến tranh đã được coi trọng, nhằm tuyên truyền, xây dựng niềm tin chiến thắng, thúc giục tinh thần chiến đấu cho binh lính được cả hai bên triệt để thực hiện.

Thực tế, tại thời điểm đó, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta đang phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc và thời đại để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì công tác văn hóa, văn nghệ là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu nhiều ca khúc cách mạng đã được các nhạc sĩ sáng tác nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, thúc giục tinh thần toàn dân tộc tiến lên giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Những ca khúc cách mạng đã được các chiến sĩ văn công mang vào khắp các chiến trường, trận địa phục vụ bộ đội - tiếng hát át tiếng bom.    

Có thể nói, những ca khúc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là những tác phẩm đạt đến trình độ cao cả về mặt nghệ thuật và nội dung, với nhiều mảng đề tài như về Tổ quốc, về Đảng, lực lượng vũ trang, về tình yêu, về quê hương, đất nước, con người phản ánh được các sự kiện nổi bật, các mốc lịch sử quan trọng. Nhiều tác phẩm trong giai đoạn này đều mang cả tính lãng mạn cách mạng, đậm màu sắc hào hùng, phóng khoáng có tác dụng cảm hóa lòng người, động viên tinh thần của biết bao chiến sĩ. Hình tượng người chiến sĩ trong các ca khúc cách mạng mạnh mẽ nhưng không khô cứng, trữ tình bay bổng nhưng không ủy mỵ. Mỗi ca khúc sáng tác trong những năm tháng chống Mỹ ác liệt đều thể hiện phong cách riêng của từng tác giả, nhưng tựu trung là mang đậm tính cách mạng, tính khoa học và tính nhân dân sâu sắc. Một số ca khúc tiêu biểu của Nhạc sĩ Huy Du: Anh vẫn hành quân (năm 1964), Bạch Long Vĩ đảo quê hương (năm 1965), Chưa hết giặc ta chưa về (năm 1965), Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi (năm 1965), Cùng anh tiến quân trên đường dài (năm 1967), Nổi lửa lên em (năm 1968), Đường chúng ta đi (năm 1968), Trên đỉnh Trường Sơn ta hát (năm 1971), v.v.
Vậy thì cớ sao, Giáo sư lại chọn những ca khúc (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Trong nỗi đau tình cờ, Tôi ơi đừng tuyệt vọng,…) của Trịnh Công Sơn có ca từ ủy mỵ, làm nhụt ý chí chiến đấu của binh lính khi cuộc cách mạng đang ở giai đoạn quyết liệt; thậm chí chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng cấm những ca khúc này. Vậy, có phải trong sâu thẳm tâm thức của Giáo sư có uẩn khúc gì với Đảng, Nhà nước và Dân tộc, nên thời gian này lại đổ đốn như vậy. Nếu nguồn tài nguyên trong Ông đã cạn kiệt thì Tre Việt khuyên Ông nên vẽ voi cho kín là được chẳng ai chê cười Giáo sư?

Apr 28, 2015

Ngày 30-4-1975 – Ngày chiến thắng của quyền tự quyết dân tộc, quyền con người ở Việt Nam

Tre Việt - Ngày Chiến thắng 30-4-1975 đã đi vào trang vàng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi nhất. Đây là ngày chiến thắng của quyền tự quyết dân tộc, quyền con người ở Việt Nam.
          Ngày 02-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam đọc bản Tuyên Ngôn độc lập, trong đó khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, tự do”. Đây cũng là Tuyên ngôn về nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Từ đó, để bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc, quyền con người, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành cuộc đấu tranh kéo dài 30 năm (1945 - 1975) đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
          Trên thế giới, ai cũng biết tự do của cộng đồng và tự do cá nhân có mối quan hệ nội tại, chế định lẫn nhau. Một dân tộc mà chưa giành được độc lập thì mỗi cá nhân trong dân tộc đó không thể có hạnh phúc, tự do. Nhưng nếu, giành được độc lập dân tộc mà mỗi người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định. Như vậy, quyền tự quyết của dân tộc, quyền con người luôn có mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau. Đây là điều không thể bác bỏ!
          Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Không cam chịu làm nô lệ, nhân dân Việt Nam đã liên tục đứng lên đấu tranh chống lại ách đô hộ tàn bạo của chúng, nhưng đều bị tất bại. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 02-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á - ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên dân tộc độc lập, mọi người dân Việt Nam được sống trong hạnh phúc, tự do quyết định cuộc sống của chính mình. Khát vọng về quyền tự quyết dân tộc, quyền con người ở Việt Nam bước đầu đã được thực hiện. Tuy nhiên, với âm mưu xâm lược, xóa bỏ thành tựu về quyền tự quyết dân tộc, quyền con người mà nhân dân Việt Nam mới giành được, chỉ sau 03 tuần Lễ tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã quay lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Nhân dân Việt Nam quyết không chịu! Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do” cả dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đứng lên quyết đánh và đánh bại âm mưu của thực dân Pháp.
Trải qua 9 năm kháng chiến trường kỳ (1945 - 1954), toàn dân, toàn quân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, đập tan ý chí cuối cùng của thực dân Pháp, buộc chúng ký Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Theo quy định của Hiệp định này, năm 1956, ở Việt Nam sẽ tổ chức tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Nhưng, với âm mưu thế chân thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, đế quốc Mỹ đã vội vã dựng lên ở miền Nam Việt Nam chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, xóa bỏ Hiệp định Pari, nhằm chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Sau năm 1954, miền Bắc Việt Nam đã được giải phóng, nhưng nhân dân miền Nam vẫn sống dưới sự áp bức, đô hộ của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Quyền tự quyết dân tộc, quyền con người ở Việt Nam bị đế quốc Mỹ ngang nhiên xâm phạm. Nhân dân Việt Nam quyết không chịu cảnh một thân chia đôi, nên quyết tâm đấu tranh để “ân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi” Nhân dân Việt Nam quyết không để một thế lực hung hãn nào xâm phạm quyền tự quyết dân tộc, quyền con người của mình. Trong 21 năm (1954 - 1975), chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã đoàn kết đứng lên “quyết đánh, biết đánh và đánh thắng” mọi kiểu chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, tiến tới “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 30-4-1975, đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, rợp bóng cờ hoa chiến thắng. Từ đây, dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập trọn vẹn, người dân Việt Nam đã giành được tự do thật sự. Quyền tự quyết dân tộc, quyền con người ở Việt Nam đã chiến thắng cuộc chiến tranh phi nghĩa, bạo tàn do đế quốc Mỹ gây ra. Việt Nam đã trở thành biểu tưởng của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi mọi áp bức, đau khổ.
40 năm qua, vượt qua mọi nỗi đau, mất mát, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế, đứng lên từng bước hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng Tổ quốc Việt Nam “ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Hiện nay, Việt Nam - sau 30 năm đổi mới - đã vượt qua đói nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình; có quan hệ bình đẳng với các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh,… đối tác toàn diện với Mỹ (vốn là cựu thù của dân tộc Việt nam), v.v. Đó là các nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Không chỉ là thành viên Liên hợp quốc, Việt Nam còn là thành viên tin cậy, có trách nhiệm với các tổ chức chính trị lớn trên thế giới, như: Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền,… Miền Nam Việt Nam Việt Nam, từ một vùng đất có hạ tầng cơ sở phục vụ cho chiến tranh xâm lược, phụ thuộc vào đồng đôla viện trợ của Mỹ, nay đã cất cánh trở thành vùng đất “chín rồng” bay cao, vươn xa - động lực phát triển cho nền kinh tế cả nước, mà thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn trước đây) là đầu tàu. Nền kinh tế Việt Nam đã trở nên năng động, sáng tạo, từng bước tiệm cận với nền kinh tế tri thức, là điểm đến của các dòng vốn đầu tư của các nền kinh tế, các tổ chức kinh tế quốc tế. Quyền con người về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của người dân Việt Nam ngày càng đảm bảo tốt hơn. Mọi người dân đều có quyền tự do phát huy sức lực, trí tuệ cá nhân để làm giàu cho cá nhân, gia đình và đất nước. Đây là một thực tế hiển nhiên đã và đang diễn ra hằng ngày ở đất nước Việt Nam đổi mới và phát triển được nhân dân Việt Nam và cả thế giới thừa nhận.
Ấy thế mà, có thế lực, cá nhân với nhiều lý do khác nhau, không chịu nhìn, không chịu nghĩ, không chịu thừa nhận thực tế khách quan đó. Người dân Việt Nam đều biết đó là thế lực nào, cá nhân nào. Lịch sử đã chứng minh: Sự thất bại của đế quốc Mỹ ở Việt Nam là sự thất bại của thế lực chống cộng hiếu chiến - thế lực luôn tìm mọi cách áp đặt ách đô hộ, bóc lột lên quyền tự quyết dân tộc, quyền con người của nhân dân lao động, trong đó có dân tộc và người dân Việt Nam. Vì thế, chúng ra sức chống phá Việt Nam. Chúng dựng chuyện, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam; nói xấu sự lãnh đạo, quản lý xã hội của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, v.v.  Nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới nhận rõ điều đó và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ.
Lịch sử dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi vào trang vàng dựng nước và giữ nước Ngày Chiến thắng 30-4-1975 là mốc son chói lọi trong công cuộc đấu tranh vì quyền tự quyết dân tộc và quyền con người của nhân dân và dân tộc yêu chuộng hòa bình, công lý./.       


Apr 20, 2015

LỊCH SỬ VÀ HIỆN THỰC ĐẤT NƯỚC BÁC BỎ MỌI SỰ XUYÊN TẠC

Tháng 4-2015, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tưng bừng kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Gọi là ngày Chiến thắng, bởi đây là sự chiến thắng của chính nghĩa trước sự phi nghĩa, bạo tàn.  
Ngày này cách đây 40 năm (30-4-1975/30-4-2015), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với các tầng lớp nhân dân đã đập tan bộ máy ngụy quân, ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ đây dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công; quyền con người được đảm bảo ngày càng tốt hơn; người dân được sống trong độc lập, tự do hướng tới xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Ngày Chiến thắng 30-4 đã viết tiếp trang sử vàng trong tiến trình dựng nước và giữ nước như một mốc son chói lọi nhất. Việt Nam đã trở thành biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, thống nhất, tiến bộ và phát triển của loài người tiến bộ trên thế giới. Đó là sự thật lịch sử, không một thế lực nào có thể bác bỏ được.
Thế mà, có những thế lực, có một số ít kẻ đang tâm xuyên tạc thực tế lịch sử đó. Với nhiều thủ đoạn khác nhau, chúng ra sức xuyên tạc bản chất cuộc chiên tranh. Chúng cho rằng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam (1954 - 1975) chỉ là cuộc chiến tranh ủy nhiệm; là cuộc nội chiến giữa những người Việt Nam; là cuộc đối đầu ý thức hệ,…(!) Chúng tuyên truyền rằng, ngày 30-4-1975 sẽ có cuộc “tắm máu” ở Sài Gòn và toàn miền Nam do cộng sản gây ra,… Đặc biệt, có những kẻ tự nhận mình là “nhà lịch sử”, “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh cho nhân quyền”,… lại cho rằng, chỉ khi nào chế độ cộng sản ở Việt Nam bị lật đổ thì nhân dân Việt Nam mới được giải thoát khỏi mọi sự khổ đau, dân tộc mới có thể hòa hợp(!) Hay, chiến thắng của dân tộc ta trước cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ là nguyên nhân hiện nay đất nước đứng trước “họa ngoại bang thống trị”, của sự chia ly dân tộc, của đói nghèo, v.v. Thực ra, chúng ta đều biết đó là luận điệu của những thế lực, những kẻ chống cộng điên cuồng, chúng tìm mọi cách để hạ thấp giá trị lịch sử của Ngày Chiến thắng 30-4, lung lạc ý chí tự lực tự cường, độc lập, tự do, thống nhất của dân tộc Việt Nam, tiến tới âm mưu hạ bệ “thần tượng”, lái con thuyền Việt Nam đi theo con đường của chúng. Thật hoang đường. Nhân dân Việt Nam và nhân yêu chuộng hòa bình trên thế giới chẳng ai tin vào những luận điệu xuyên tạc ấy và kiên quyết đấu tranh bác bỏ.
40 năm qua, nhiều nhà lịch sử, văn hóa, nhà khoa học, chính trị gia, nhà quân sự ở cả Việt Nam, Mỹ và trên thế giới đã đi tìm nguyên nhân thất bại của Mỹ ở Việt Nam. Dẫu đứng trên lập trường nào, họ đều thống nhất ở một điểm: Mỹ thua, bởi Mỹ không hiểu Việt Nam. Chính quyền Mỹ gây ra cuộc chiến tranh ở Việt Nam - một hành động phi lý, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân Mỹ và xu thế phát triển của thế giới. Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa. Chính nghĩa tất thắng phi nghĩa. Hơn nữa, nhân dân Việt Nam anh hùng, có Quân đội nhân dân anh hùng, được lãnh đạo bởi một đảng mác-xít chân chính, có đường lối, phương pháp đấu tranh chính trị, quân sự đúng đắn, khoa học, tập hợp được sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại.
 Năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chính phủ Pháp phải ký vào Hiệp định Giơ-ne-vơ. Hiệp định đã quyết định nhiều vấn đề về Việt Nam; trong đó, quy định rõ, thực dân Pháp phải rút khỏi Việt Nam, năm 1956, sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất trên cả nước, bầu ra chính phủ thống nhất dưới sự chứng kiến của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là nước độc lập, tự do, thống nhất. Nhưng, với âm mưu thế chân thực dân Pháp, nhằm độ hộ Việt Nam, chính quyền Mỹ đã dựng lên chính phủ tay sai Ngô Đình Diệm, đẩy mạnh phá hoại mọi nỗ lực tổng tuyển cử. Dưới cái ô của đồng Đô la, bằng sự tàn bạo họng súng và máy chém của chế độ Ngô Đình Diệm, tổng tuyển cử đã bị phá hoại, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc. Nhân dân miền Nam Việt Nam sống dưới ách đô hộ của bọn đế quốc và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Mọi quyền con người của nhân dân miền Nam bị chà đạp. Nhân dân Việt Nam quyết không chịu. Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do” và khát vọng “đất nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi”, cả dân tộc Việt nam đã nhất tề đứng lên, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, quyết giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh quân và dân hai miền Nam - Bắc đã đoàn kết, vượt mọi khó khăn thử thách quyết đánh và đánh thắng các kiểu chiến tranh của đế quốc Mỹ. Lịch sự đã ghi nhận, Mỹ đã tiến hành các chiến lược, như: Chiến lược chiến tranh đặc biệt; Chiến lược chiến tranh cục bộ; Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, v.v. Biết bao tỷ Đô la được giới cầm quyền nước Mỹ bơm vào miền Nam Việt Nam để hà hơi, tiếp sức cho ngụy quân, ngụy quyền; để biến thành bom đạn dội vào đầu người dân Việt Nam; để chống lại cuộc chiến “trong lòng nước Mỹ”, v.v. Đau thương, nối tiếp đau thương. Hằng triệu, triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Hằng chục vạn lính Mỹ đã chết bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa mà chính phủ của họ gây ra; nền kinh tế Mỹ chịu tổn thất nghiêm trọng; hình ảnh nước Mỹ trong con mắt của loài người tiến bộ trên thế giới thật xấu xa, ác độc. Các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ vấn đề này, thiết nghĩ chẳng cần nhắc lại.
Với quyết tâm “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, để Nam Bắc một nhà thống nhất, quân và dân ta đã “bám vào thắt lực địch mà đánh”, đánh bại các chiến lược chiến tranh hung bạo của đế quốc Mỹ. Những chiến thắng của quân và dân Việt Nam, mà điển hình là Chiến thắng Mậu Thân (1968), Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972),… đã buộc đế quốc Mỹ ký vào Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, rút quân về nước. Mỹ đã “cút”, nhưng Ngụy chưa “nhào”. Ngụy quân, ngụy quyền Sài Gon vẫn được đế quốc Mỹ hà hơi, tiếp sức bằng Đô la, vũ khí và hệ thống cố vấn quân sự, chính trị. Nhân dân miền Nam Việt Nam vẫn chịu ách đô hộ tàn bạo của ngụy quân, ngụy quyền dưới cái ô bảo trợ, gậy chỉ huy của Mỹ. Quân và dân Việt Nam quyết không chịu. Để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, quân và dân Việt Nam đã liên tục tấn công và giành những thắng lợi to lớn, như: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng,… làm rung chuyển nước Mỹ, từng bước làm tan rã tận gốc hệ thống ngụy quân, ngụy quyền. Mùa xuân 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân nước Việt đã Tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa Xuân 1975. Ngày 30-4-1975, chiến dịch giành thắng lợi, tổng thống Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Miền Nam đã được giải phóng, đất nước Việt Nam nối liền một dải từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau. Từ đây, Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên thống nhất, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn đất nước. Đó là sự thật lịch sử mà không có thế lực nào có thể bác bỏ. Ngày Chiến thắng 30-4, đã đi vào trang vàng chói lọi thực hiện khát vọng độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do của dân tộc Việt Nam trong tiến trình dựng nước và giữ nước.
Sau bốn 40 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và ba mươi năm Đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Việt Nam đã trở thành biểu tượng mới của các dân tộc trên thế giới về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm quyền con người.
Thực tế cho thấy, các tỉnh thành phía Nam đã có sự phát triển vượt bậc, diện mạo nhiều đổi thay cùng với sự đổi mới của đất nước. Số lượng các doanh ngiệp của các thành phần kinh tế đang hoạt động ở phía Nam tăng nhiều lần; hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội được xây dựng. Từ chỗ hạ tầng chủ yếu phục vụ chiến tranh xâm lược của Mỹ, nay đã chuyển sang phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, với sự hài hòa các phương thức vận tải, giữa hàng không, đường bộ, đường thủy và hàng hải, tận dụng được các lợi thế của đất nước. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ các nhà máy điện cũng như lưới truyền tải điện, nhất là đường dây 500kV Bắc Nam đã bước đầu giải quyết được bài toán năng lượng cho khu vực phía Nam. Từ chỗ chỉ có ngành công nghiệp cơ khí sửa chữa nhỏ, chủ yếu phục vụ cho quốc phòng, phía Nam đã hình thành được một loạt các tỉnh thành công nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn 40 năm về trước) chủ yếu sống bằng nguồn ngoại viện, kinh tế trong trạng thái què quặt, phục vụ nhu cầu chiến tranh đã vươn mình đứng lên trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, là hạt nhân của khu kinh tế trọng điểm phía Nam và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Hằng năm, Thành phố đóng góp khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu sách nhà nước. Các địa phương, như: Bình Dương, Đồng Nai,… đã là những tỉnh công nghiệp. Đặc biệt, Bà Rịa - Vũng Tàu trước là một tỉnh rất nghèo nhưng nay đã hình thành một khu công nghiệp dầu khí và cụm công nghiệp dịch vụ hàng hải lớn nhất cả nước, đang hướng tới trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực. Bình Dương trước giải phóng miền Nam không phải là một tỉnh có vai trò lớn về công nghiệp nhưng nay đã trở thành một tỉnh công nghiệp hiện đại có tốc độ đổi thay lớn lao và là một điểm sáng trên bản đồ kinh tế Việt Nam với những thành tựu về đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ chuyển hướng mạnh mẽ, phát triển thương mại dịch vụ, du lịch, như: Nha Trang, Phan Thiết, v.v. Các tỉnh miền Tây Nam Bộ với thế mạnh về nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn đã có đóng góp lớn lao vào thành tựu xuất khẩu 06 triệu tấn gạo, 08 tỷ Đô la thủy hải sản xuất khẩu của cả nước. Gạo Việt Nam, tôm, cá basa đã ghi dấu ấn trên bản đồ xuất khẩu thế giới. Hiện nay, Chính phủ đã quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang). Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh vai trò kết nối trung tâm, chủ lực cho toàn vùng Nam Bộ trong quá trình chuyển đổi và phát triển cơ chế kinh tế thị trường dù mức độ lan tỏa chưa như tiềm năng vốn có. Theo Tổng cục Thống kê, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm khoảng 17% dân số, hơn 8% diện tích, sản xuất chiếm hơn 42% GDP, gần 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia. Đây là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất, là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính hàng đầu và là động lực phát triển năng động của cả nước và có tầm cỡ khu vực.

          Lịch sử và hiện thực khách quan nêu trên đã bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc./.

Apr 19, 2015

“ĐÁNH KẺ CHẠY ĐI KHÔNG AI NỠ ĐÁNH NGƯỜI CHẠY LẠI”

Tre Việt - Ngày 17/4 vừa qua, trên VOA tiếng Việt có bài: “Chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ, người Việt mới có hòa hợp hòa giải?” ghi lại cuộc phỏng vấn giữa Trà My - phóng viên của VOA tiếng Việt - với Cù Huy Hà Vũ - người phải tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Qua cuộc trả lời phỏng vấn cho thấy, Cù Huy Hà Vũ đúng là người “cái nết đánh chết không chừa”.
          Nghe cái tên Cù Huy Hà Vũ, chúng ta không lạ gì kẻ đã bị tòa kết án 7 năm tù giam vì tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo Bộ luật Hình sự và sau đó cho tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, Vũ phải kiếm sống bằng cách “theo đóm ăn tàn”, đi theo, làm theo những thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, những mong kiếm ít bơ thừa, sữa cặn nơi đất khách quên người. Vậy nên, Vũ lại “phát huy sở trường” của mình là tiếp tục chống phá, xuyên tạc Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam.
Khi VOA hỏi: “Nếu muốn tôi thay đổi cách nhìn và tạo niềm tin hơn nữa đối với tôi, thì anh cũng phải thay đổi cách nhìn về tôi. Thay vì anh chỉ muốn xóa bỏ chế độ cộng sản Việt Nam, thì có thể có một cách khác cùng hàn gắn và cùng nhau phát triển”. Phản hồi của ông thế nào?
Vũ trả lời: “Tôi đã có những kinh nghiệm rất cụ thể rồi. Năm 2010, chính tôi đã đưa ra những giải pháp đầu tiên để bắt đầu những sự hòa hợp hòa giải. Đó là phải gọi tên đúng của cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến. Tôi cũng đưa ra một giải pháp nữa là công nhận những chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh tại Hoàng Sa trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Thế nhưng, cho tới giờ, chính quyền cộng sản Việt Nam không những không chấp nhận đề nghị của tôi (tôi đã làm kiến nghị gửi Quốc hội), mà lại còn bỏ tù tôi. Thành ra, cuối cùng tôi rút ra kết luận là không thể có hòa giải với chính quyền cộng sản Việt Nam mà chỉ có thể giải thể chế độ cộng sản này đi,… Khi đó  không còn ai bị coi là thù địch với ai nữa, mà đó chỉ là sự khác biệt hay đối lập về mặt chính trị mà thôi”.
Qua trả lời của Vũ cho thấy có hai cái sai:
Một là, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước, Vũ lại cho là cuộc “nội chiến”. Chúng ta đều biết, chế độ Việt Nam cộng hòa chỉ là con rối trong tay của chính giới Mỹ mà thôi. Bởi, chế độ ấy hoạt động hoàn toàn dựa vào sự chu cấp của chính quyền Mỹ. Chẳng thế mà, R. Nixon đã nói thẳng với cố vấn đặc biệt của Nguyễn Văn Thiệu: “Các ông hãy nhớ thật kỹ rằng: nếu không có viện trợ Mỹ thì Sài Gòn không thể tồn tại..., không có ngân quỹ Mỹ thì Sài Gòn coi như chấm dứt”. Chính vì nhận ra số phận bù nhìn của mình, Nguyễn Văn Thiệu mới phải công khai thú nhận: “Mỹ còn viện trợ thì chúng ta còn chống cộng”, “Nếu Hoa Kỳ không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Ðộc Lập”! Chính vì vậy, mà một đội quân có hơn một triệu người, ở thời điểm năm 1975 được đánh giá đứng thứ tư trên thế giới về lục quân, không quân, đứng thứ chín về hải quân,... gấp đối phương hai lần về quân số, bốn lần về xe tăng, hơn tuyệt đối về không quân và hải quân, đã nhanh chóng tan rã và thất bại trong chưa đầy hai tháng. Vì tính chất phi nghĩa của sự tồn tại mà đội quân ấy đã thất bại. Đúng như GS N. Chomsky nhận định “đội quân thiếu sự ủng hộ của nhân dân (nhất là ở nông thôn)”, hay theo cách nói của W. Colby - người từng đứng đầu phái bộ CIA tại miền Nam Việt Nam - đó là đội quân được Mỹ cho mọi thứ cần thiết, “trừ sự dũng cảm”!
Hai là, Vũ đã đánh đồng sự hy sinh của những người con ưu tú vì một Việt Nam độc lập, tự do với cái chết của những người vì chế độ bù nhìn, lệ thuộc vào ngoại bang. Tổ quốc bao giờ cũng phải nhìn trên hai phương diện: tự nhiên lịch sử (vùng đất, vùng  trời, vùng biển,…) và chính trị - xã hội (thể chế chính trị - xã hội). Nói như Vũ thì những người lính Việt Nam cộng hòa bảo vệ Hoàng Sa trước sự xâm chiếm của Trung Quốc thì mới đề cập một nửa - bảo vệ mặt tự nhiên lịch sử. Nhưng việc bảo vệ ấy để duy trì chế độ bù nhìn, lệ thuộc như đề cập ở phần thứ nhất thì nhân dân Việt Nam không bao giờ cam chịu, trừ những kẻ vô liêm sỉ như Vũ. Vậy nên, sự đánh đồng của Vũ giữa sự hy sinh của những người con ưu tú của dân tộc vì một Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc với cái chết của những người muốn duy trì một chế độ bù nhìn, tay sai, lệ thuộc là không thể chấp nhận, dù Vũ có đưa ra cái vỏ bọc hòa hợp hòa giải dân tộc. Tất nhiên, cùng là máu đỏ da vàng, nên chúng ta đều thấy sót xa, đau đớn trước cái chết của bất kỳ người Việt Nam nào. Những người lính Việt Nam cộng hòa cũng chỉ là nạn nhân của chế độ bù nhìn, tay sai Việt Nam cộng hòa. Chúng ta cũng trân trọng họ khi quyết tâm bảo vệ Hoàng Sa, nhưng không vì thế mà đánh đồng cái chết của họ với sự hy sinh của những người quyết tâm “đánh cho Mỹ cút / đánh cho ngụy nhào”. Vì như thế sẽ là không công bằng và có tội với sự hy sinh đầy ý nghĩa của những người vì một Việt Nam thống nhất, hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc!
Khi VOA hỏi: Nhiều người đặt vấn đề vì sao đối với “người ngoài” như quốc gia cựu thù Mỹ, chính phủ cộng sản Việt Nam có thể hòa hợp hòa giải, bỏ qua quá khứ, tiến tới cùng hợp tác xây dựng nhanh chóng và hiệu quả hơn đối với “người nhà” là những đồng bào khác ý thức hệ với họ? Phải chăng lòng hận thù của người Việt mình chưa được hóa giải nên mâu thuẫn mới kéo dài cho tới ngày hôm nay?
Vũ trả lời: “Trước hết, tôi khẳng định chuyện chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nước cựu thù trong chiến tranh, là vì vấn đề ngoại giao và vụ lợi về mặt kinh tế. Tiếp nữa, chính quyền cộng sản Việt Nam đang bị Trung Quốc tấn công trên mọi phương diện nên họ cần tìm kiếm những hỗ trợ từ bên ngoài”.

Vũ nói vậy chứng tỏ chẳng hiểu gì lịch sử Việt Nam. Xin hỏi, với Nhật Bản, với Pháp trước đây xâm chiếm nước ta, nay Việt Nam có quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước này thì là cái gì? Xa hơn nữa, giữa các triều đại phong kiến Việt Nam khi đánh thắng các triều đại phong kiến Trung Quốc, sau đó cũng trở lại quan hệ bình thường vì sự phát triển và phồn thịnh của mỗi nước. Việt Nam không có tính thù dai, mà truyền thống văn hóa Việt Nam là “đánh kẻ chạy đi không ai nỡ đánh người chạy lại”. Những người biết sai lầm, sửa chữa thì nhân dân Việt Nam bao giờ cũng đón nhận với tấm lòng rộng mở và bao dung. Chỉ những kẻ cố tình, bảo thù, không nhìn thấy sai lầm của mình theo kiểu “cái nết đánh chết không chừa” thì nhân dân Việt Nam kiến quyết “đánh kẻ chạy đi” đấy Vũ ạ. Vì vậy, hãy mở mắt to ra để nhìn cho thấu, nhanh chóng hối cải, “quay đầu là bờ”, nếu không sẽ “chết không có đất chôn”, nên nhớ thế Vũ nhé! 

Apr 16, 2015

THEO VOI ĂN BÃ MÍA

Kính chào vợ, chồng ông “nghệ sĩ” Vũ Linh và bà Nguyễn Thị Kim Chi, địa chỉ số 4 ngách 31/43 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Trước hết, Tre Việt xin chúc ông bà luôn khỏe, có cuộc sống bình an để thấy, tận hưởng sự đổi thay từng ngày của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thật lấy làm tiếc, mấy ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về việc ông, bà cho Công khai hóa bức thư cũ - Hà Nội, ngày 31/12/2014 gửi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng kính gửi ông Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Quận ủy, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Nội dung bức thư ông, bà đã thể hiện nhiều lập trường, quan điểm nào là góp ý vào bản Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và một số ý kiến về các sự kiện diễn ra vừa qua.
Về thủ tục pháp lý chắc ông bà quá rõ? Bởi vì, ông, bà là người chủ của bức thư. Nhưng thưa! ông, bà đã cố tình không chấp hành theo đúng quy định của pháp luật; gửi đơn, thư phải từ dưới lên trên, mỗi cấp đều có khoảng thời gian nhất định để nghiên cứu và trực tiếp trả lời công dân, nếu vượt quá thẩm quyền của mình thì cấp đó sẽ hướng dẫn công dân gửi đơn, thư lên cấp có thẩm quyền cao hơn để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Mặt khác, nếu ông, bà vẫn còn là đảng viên thì trong sinh hoạt chi bộ có quyền phát biểu, bảo vệ, thậm chí bảo lưu ý kiến cá nhân. Ý kiến trong sinh hoạt đảng cũng như các tổ chức chính trị-xã hội khác, kể cả trong gia đình thiểu số phải phục tùng đa số phải không ông, bà?
Đọc những lời ông, bà viết trong thư, tôi thấy lúc còn trẻ ông, bà cũng có một “quãng đường” đi theo tiếng gọi của Đảng, của Dân tộc đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đấy chứ, đâu phải là kẻ bỏ đi!
Ông, bà Linh - Chi thân mến! Nhìn ảnh của ông bà trên mạng có thể nói là rất “đẹp  đôi”, “tâm đầu, ý hợp”, có được như vậy phải chăng ông, bà đã được Đảng đổi đời từ cuộc sống nô lệ lên người làm chủ vận mệnh của chính mình, dân tộc mình.
Đúng như Tố Hữu, một nhà thơ cách mạng đã viết - Đảng là cuộc sống của tôi, mãi mãi đi theo người. Từ thuở còn thơ, đời tôi chưa quen sóng gió, Đảng đã cho tôi lẽ sống niềm tin,… bài thơ đã được phổ nhạc. Ông bà lúc còn trẻ, là đảng viên có khi nào hát bài này chưa? Hiện tại do tuổi “già sức yếu”, ông, bà đã quên hết thảy mọi việc, kể cả ai đã cho ta cuộc sống này! Thôi cũng chẳng trách thân phận làm chi! Vì đó là tất yếu, quy luật của sinh tồn mà. Nhưng thật là đáng buồn, người đã có những tháng, năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, cầm súng chiến đấu trên chiến trường nay lại theo “voi ăn bã mía” nói những điều phản quốc.
Trở lại bức thư của ông, bà. Trước khi kèm nội dung bức thư, ông bà đã không quên đưa những vấn đề bức xúc của xã hội vừa qua, như: chuyện Trung Quốc xây dựng sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, chuyện chặt cây xanh giữa thủ đô Hà Nội, chuyện lấp lấn sông Đồng Nai, v,v
Thưa ông, bà! Kể ra ông, bà cũng có thời gian rỗi đi gom góp được nhiều chuyện - đều là chuyện không hay, thế còn nhiều chuyện nữa ở ngoài xã hội rất hay, như: việc làm tử tế của nhiều cá nhân; việc Đảng, Nhà nước ta đã tỉnh táo, linh hoạt đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) 132 ở Hà Nội vừa qua mà báo, đài đã đưa; trong đó còn có cả những ý kiến của các đoàn ca ngợi Việt Nam, v.v. Chắc “con ngươi” của ông, bà có vấn đề, chỉ nhìn thấy “màu sám”, chẳng nhìn thấy gam “màu hồng”. Nếu đó là sự thật, lời khuyên chân tình đến ông, bà nghệ sĩ là, phải khẩn trương đi “viện” làm cuộc đại phẫu thuật để tránh bước theo “chân voi”!!!
Bàn về những việc ông, bà nói, làm ở đây có phải là cho Đảng, cho nước, cho dân không? Xin thưa mới đọc, mới nghe thì lầm tưởng những việc đó đều xuất phát từ đáy lòng, tâm huyết của người con đất Việt - Con Lạc cháu Hồng, nhưng không? Đó toàn là những điều mà các thế lực thù địch có những lúc công khai, có những lúc ngấm ngầm chống phá cách mạng Việt Nam. Thử hỏi ông, bà Quân đội nhân dân Việt Nam là do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện hay nói cách khác đó là con đẻ của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa! Đâu phải là con chung của ai mà chia sự lãnh đạo Quân đội cho nó. Do vậy, Hiến pháp năm 2013 xác định Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam là đúng đắn.
Vậy, lời khuyên khẩn thiết cho ông, bà nghệ sĩ là, hãy lựa chọn chỗ ngồi cho “sáng” để tĩnh tâm suy nghĩ làm những việc “chân, thiện, mỹ”, góp phần nhỏ bé của mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, tránh bước tiếp con đường “theo voi ăn bã mía”, “theo đóm ăn tàn”, rồi hổ danh với tiên tổ, con cháu chê cười và hổ thẹn vì việc làm tội lỗi của ông, bà.


CÒN TIẾC NỖI GÌ CÁI THÂY MA CHẾT RỮA

Tre Việt - VOA tiếng Việt vài ngày trước có bài: “Dời địa điểm kỷ niệm vì không được treo cờ Việt Nam Cộng hòa”. Bài viết cho hay: Cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã phải hủy bỏ kế hoạch kỷ niệm ngày 30/4 tại một căn cứ thủy quân lục chiến ở Nam California, sau khi hay tin họ không thể treo cờ Việt Nam Cộng hòa tại đây. Bởi lẽ, ông Jason Johnston, phát ngôn viên của căn cứ này, cho biết các quan chức tại trụ sở của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ nói rằng: “lá cờ của miền Nam Việt Nam trước đây không thể được treo lên tại các cơ quan liên bang vì Chính phủ Mỹ chỉ công nhận chính quyền Việt Nam hiện thời”. Một số người Mỹ gốc Việt còn tiếc nỗi gì chế độ Việt Nam Cộng hòa mà đòi treo cờ. Vì đây là chế độ bù nhìn, chỉ sống dựa vào sự viện trợ của Mỹ mà thôi. Đúng vậy, R. Nixon còn nói thẳng với cố vấn đặc biệt của Nguyễn Văn Thiệu: “Các ông hãy nhớ thật kỹ rằng: nếu không có viện trợ Mỹ thì Sài Gòn không thể tồn tại..., không có ngân quỹ Mỹ thì Sài Gòn coi như chấm dứt”. Ðó là ngôn ngữ của người biết mình có tư thế “ông chủ”, ngôn ngữ của người chi tiền. Chính vì nhận ra số phận bù nhìn của mình, Nguyễn Văn Thiệu mới phải công khai thú nhận: “Mỹ còn viện trợ thì chúng ta còn chống cộng”, “Nếu Hoa Kỳ không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Ðộc Lập”! Ấy thế mà, gần đến ngày 30/4 một số người Mỹ gốc Việt còn luyến tiếc cái chế độ ấy, còn muốn treo cờ của Việt Nam Cộng hòa thì thật chẳng khác nào ôm cái thây ma chết rữa vậy! Thật nực cười. Thực tế chứng tỏ rằng, sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn vào tháng 4/1975, trước hết do tính chất bù nhìn và mục đích phản dân tộc của nó. Ðó là một trong các nguyên nhân đưa tới quyết định sai lầm về sách lược chính trị, chiến thuật quân sự của Nguyễn Văn Thiệu. Thất bại ở Buôn Ma Thuột vào tháng 3/1975 nhanh chóng làm đảo lộn thế trận của chính quyền bù nhìn này trên toàn miền Nam. Một đội quân có hơn một triệu người, ở thời điểm năm 1975 được đánh giá đứng thứ tư trên thế giới về lục quân, không quân, đứng thứ chín về hải quân,... gấp đối phương hai lần về quân số, bốn lần về xe tăng, hơn tuyệt đối về không quân và hải quân, đã nhanh chóng tan rã và thất bại trong chưa đầy hai tháng. Vì tính chất phi nghĩa của sự tồn tại mà đội quân ấy đã thất bại. Nói như GS N. Chomsky thì đó là “đội quân thiếu sự ủng hộ của nhân dân (nhất là ở nông thôn)”, hay theo cách nói của W. Colby - người từng đứng đầu phái bộ CIA tại miền Nam Việt Nam - đó là đội quân được Mỹ cho mọi thứ cần thiết, “trừ sự dũng cảm”! 

Apr 14, 2015

LÀM GÌ CÓ QUÂN ĐỘI PHI CHÍNH TRỊ

 Tre Việt - Mới đây, cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” phát tán tài liệu “đã đến lúc nhìn về Quân đội phi đảng phái” với nội dung kích động “phi chính trị hóa quân đội đã trở thành yêu cầu bức thiết, chính đáng cho sự tồn vong của đất nước”(!)
Lạ thật, không biết họ căn cứ vào đâu mà đưa ra những luận điệu thật nực cười. Trong khi đó, cả lý luận và thực tiễn lịch sử đều cho thấy: trong xã hội có giai cấp, mọi giai cấp cầm quyền đều trực tiếp nắm quân đội và sử dụng làm công cụ để bảo vệ lợi ích giai cấp mình. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, quân đội là một bộ phận cấu thành của nhà nước, được nhà nước tư sản lập ra và nuôi dưỡng, nên quân đội bao giờ cũng là một lực lượng chính trị, mang bản chất của nhà nước tư sản. Mặc dù các nước tư bản chủ nghĩa phần lớn thực hiện chế độ đa đảng; các đảng luôn đấu tranh với nhau để giành quyền lãnh đạo, nhưng tính nhất nguyên về chính trị của nhà nước tư sản không vì thế mà mất đi; bất kể chính đảng nào lên nắm chính quyền thì quân đội các nước này vẫn bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
Ở Việt Nam, lịch sử hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ ngày đầu thành lập, “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” đã được tổ chức theo nguyên tắc lấy chi bộ đảng làm hạt nhân lãnh đạo; bên cạnh người đội trưởng, có chính trị viên làm công tác chính trị. Trải qua nhiều lần thay đổi cơ chế lãnh đạo, nhưng nguyên tắc Đảng lãnh đạo Quân đội tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt luôn được quán triệt. Nhờ đó, quân đội ta không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, đã đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, công cuộc đổi mới đất nước của chúng ta đã thu được những thành tựu rất đáng khích lệ, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định; quốc phòng - an ninh không ngừng được củng cố và tăng cường. Với chủ trương giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, song Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm, đầu tư để từng bước hiện đại hóa quân đội, có nhiều quân, binh chủng tiến thẳng lên hiện đại, có đủ khả năng để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.   
Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, bài học về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu luôn nhắc nhở chúng ta phải kiên định quan điểm: Đảng lãnh đạo quân đội tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt là nguyên tắc cơ bản, bất di bất dịch. Mọi suy nghĩ và hành động xa rời sự lãnh đạo của Đảng đều dẫn đến Quân đội sẽ mất phương hướng hành động, biến chất về chính trị, không còn là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
         Vì thế, không có một quân đội nào "đứng ngoài chính trị", là phi chính trị, tài liệu này cũng chỉ là sự lừa bịp, dối trá, hòng a dua theo phong trào chống phá của các thế lực thù địch, nhằm làm cho cán bộ, chiến sĩ ta mất cảnh giác, phai nhạt lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, mất phương hướng, dẫn đến suy giảm sức mạnh chiến đấu, mất khả năng bảo vệ Tổ quốc. Nhưng đúng như các cụ ta đã nói “không biết thì dựa cột mà nghe” là không có sai đâu, hỡi “Hội Nhà báo độc lập”./. 

Apr 13, 2015

BBC MỞ MẮT NHÌN CHO RÕ, CĂNG TAI NGHE CHO THẤU


TreViêt - Trong năm 2015, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đi thăm Trung Quốc và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Mượn gió bẻ măng, ngày 04/4/2015 (tức thứ Bảy) Đài BBC tiếng Việt có đăng một số tin bình luận cho là của giới phân tích tại Hà Nội và nhà nghiên cứu quan hệ Việt – Trung, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nói: nào là “chuyến đi bất ngờ” không có trong kế hoạch; không biết hai bên bàn việc gì; mục đích, động cơ chuyến đi thế nào? Và quan trọng hơn là tại sao lại đi Trung Quốc trước??? Đài BBC tiếng Việt có vẻ đầy hoài nghi!
Thật nực cười! Đây là vấn đề thuộc lĩnh vực đối ngoại của cả một quốc gia đâu phải là chuyện đi chợ mua “mớ rau, con tép” của nhà các “người” mà thích đi lúc nào thì đi? Để chuẩn bị cho một chuyến công du của một vị lãnh đạo cấp cao của một quốc gia dù là nước nhỏ hay một cường quốc cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế và nghi thức ngoại giao của mỗi nước. Trước chuyến đi hai nước đã phải triển khai không ít các cuộc họp ở các cấp để trao đổi, thống nhất nghi thức, thời gian, nội dung, chương trình làm việc…; kể cả chuyện bảo đảm hậu cần, an ninh cho Đoàn.
Và sự thật đã rõ, Đoàn cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đẫn đầu đã chính thức sang thăm Trung Quốc từ ngày 07/4 đến 10/4/2015. Chuyến thăm của Đoàn được Đảng Cộng sản, Nhà nước và Nhân dân Trung Quốc đón tiếp nồng nhiệt, với nghi thức cao nhất của quốc gia. Có thể nói nghi thức đón Đoàn diễn ra hết sức hoành tráng và trang nghiêm, cờ hoa rực rỡ hai bên đường. Cùng với đó là những nụ cười thân thiện, cái vẫy tay, bắt tay đầm ấm, hữu nghị đã được vun đắp trong 65 năm qua. Truyền thống quan hệ làng giềng, hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đặt nền móng và được Đảng Cộng sản và nhân dân hai nước tiếp tục vun đắp cho thế hệ tương lai.
Trong các cuộc hội đàm của Đoàn với nước chủ nhà đều được các phóng viên quốc tế và phóng viên của hai nước theo dõi, phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng nhẽ BBC vẫn chưa nhìn, nghe thấy sao? Hai bên đã thảo luận nhiều vấn đề, đặc biệt trong đó có vấn đề Biển Đông. Hai bên đã có thông cáo chung đề nghị BBC hãy tìm đọc.
Còn vì sao Đoàn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc trước khi Đoàn sang thăm Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng là điều dễ hiểu. Đây là quan hệ hữu nghị được xây đắp từ năm 1950. Hiện tại, Việt Nam – Trung Quốc là đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện. Những năm qua, lãnh đạo cấp cao của hai đảng, hai nhà nước luôn có chuyến viếng thăm lẫn nhau. Tháng 11/2010, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm Trung Quốc và hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam ngày 31/10/2005.
 Tuy nhiên, gần đây, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước chưa gặp nhau. Bởi vậy, chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm “củng cố và duy trì sự ổn định trong quan hệ song phương, mở đường cho việc giải quyết các tranh chấp giữa hai nước và góp phần vào việc duy trì một môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực".
Đối với Hoa Kỳ, không phải đương nhiên chính quyền nước này lại mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam mà bấy lâu nay Oa-sinh-tơn không thể chấp nhận - sang thăm Hoa Kỳ vào thời điểm hai nước kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao, Việt Nam Kỷ niệm tròn 40 năm, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phải chăng lời mời này ngấm ngầm gửi đến Việt Nam một thông điệp: Hoa Kỳ chấp nhận chế độ chính trị ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo?
Dù là mục đích gì đi nữa, chuyến thăm này của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng gửi thông điệp ra thế giới, nhất là các nước phương Tây rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam - Nhà nước Việt Nam sẵn sàng đối thoại với tất cả các nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội trên thế giới là, vì hòa bình, tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và vì một Việt Nam cường thịnh.
Việt Nam sẵn sàng khép lại quá khứ để hướng về tương lai tốt đẹp hơn. Bởi vậy, trong chuyến công du đến Hoa Kỳ sắp diễn ra của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như các chuyến viếng thăm lịch sử đã từng diễn ra trước đây của Chủ tịch tịch nước Nguyễn Minh Triết (tháng 6/2007) và Chủ tịch Trương Tấn Sang (tháng 7/2013), Việt Nam sẽ tiếp tục thảo luận nhiều vấn đề hai nước cùng quan tâm, như: chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ, giáo dục, giao lưu nhân dân và các vấn đề khác. Về hợp tác đa phương, hai bên chia sẻ những lợi ích chiến lược trong việc thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình; đồng thời, tiếp tục hợp tác trong các diễn đàn khu vực như Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Thăm Trung Quốc trước hay Hoa Kỳ trước không phải là vấn đề quan trọng, quan trọng hơn, đó là vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế!


Apr 11, 2015

NÓI QUÀNG NÓI XIÊN

Bạn đọc Nguyễn Văn sau khi đọc bài viết “Chớ vội võ đoán” của Tre Việt, đã gửi đến Tre Việt bài viết “Nói quàng nói xiên”, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

NÓI QUÀNG NÓI XIÊN
                                 Nguyễn Văn

Những ngày cuối tháng 3 vừa qua, trên một số trang mạng có bài viết “Định nghĩa mi” v định hướng XHCN cho phép lãnh đạo tương lai chy làng?” của Nguyễn Trung Chính. Bài viết tập trung phê phán kinh tế thị trường định hướng XHCN, rằng không có nền kinh tế ấy và phê phán tư tưởng kinh tế của C. Mác. Qua bài viết thấy rõ Trung Chính nói quàng nói xiên, nói lấy được, nói không có cơ sở khoa học.
Tác giả Trung Chính cho rằng: “T hơn 15 năm nay, người ta đã đặt câu hi định hướng XHCN là cái gì thì chưa bao gi được mt ông Tng Bí thư, mt Hi đồng, mt Vin nào ca đảng tr li, thì đùng mt cái ông Thng[1] xác nhn: “Đảng ngày càng nhn thc rõ”[2] chng t rng đảng này ngay c khi chưa nhn thc rõ cũng dám đẩy c dân tc đi trong mù lòa”. Và rằng, “So sánh gia mt bên theo ch nghĩa Mác, b quàng thêm nhng Lênin, Stalin, Mao và mt bên chng theo ch nghĩa nào c, ch theo s hướng dn ca thiên nhiên rng c cnh tranh mà tiến ti, bao gi cũng có mt “bàn tay vô hình” ca thiên nhiên làm anh cnh sát điu khin giao thông. Kết qu đã rõ. Vit Nam có mơ cũng không được nếu tiếp tc b đảng cng sn lãnh đạo”. Đồng thời, đòi Đảng Cộng sản phải “t b đường li sai lm v xây dng ch nghĩa xã hi”.
          Nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới năm 2008 cho thấy, nó đã phá sản học thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ; đồng thời, đề cao học thuyết kinh tế của C.Mác.
Cuộc khủng khoảng tài chính bắt đầu từ Phố Uôn (Mỹ) cuối năm 2008 đã lan nhanh ra khắp thế giới, tàn phá và đẩy hầu hết các nền kinh tế mà nó đi qua chìm sâu vào suy thoái, khủng hoảng. Trước tình hình đó đã xuất hiện nhiều nhận định, ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung đều hoài nghi về học thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ. Chính giới tư sản đã nói lên điều đó. Tổng thống Pháp N. Xác-cô-di cho rằng: cần phải “tư duy lại chủ nghĩa tư bản”. Ông nói: “Toàn cầu hóa đang tiến gần đến sự kết thúc của chủ nghĩa tư bản tài chính. Chủ nghĩa này đã áp đặt lô-gíc của nó trên toàn bộ nền kinh tế. ý tưởng cho rằng thị trường luôn đúng là hoàn toàn sai lầm”[3]. Ông cũng thẳng thừng chỉ trích sự đơn giản thái quá của chủ nghĩa “tân cổ điển”, với tư duy “thị trường sẽ tự điều tiết tất cả”, “nền kinh tế thị trường tự điều chỉnh mọi vấn đề”, “thị trường luôn có lý”, “kinh tế có sức mạnh tự điều tiết”, v.v.
Chính lý thuyết “tân cổ điển” - học thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng khoảng tài chính hiện nay trên toàn cầu. Nếu như sự lạm dụng cho vay dưới chuẩn (được sự dung túng của Chính phủ Mỹ) và sự bùng nổ các công cụ nợ phát sinh trên thị trường tài chính toàn cầu, gây ra tình trạng đầu cơ quá mức và mất khả năng thanh toán trên thị trường bất động sản (vượt ra khỏi sự dự báo và kiểm soát của chính phủ) là căn nguyên trực tiếp, thì chính các thể chế thị trường tự do cao độ, thiên vị các lợi ích cá nhân và cục bộ, nới lỏng kiểm soát ở Mỹ mới là căn nguyên sâu xa và chủ yếu gây ra khủng hoảng[4]. Nó đã đẩy nước Mỹ vào tình trạng phá sản tài chính, làm cho huyền thoại về nước Mỹ như một “pháo đài tài chính bất khả xâm phạm”, với tư tưởng “tự do và dân chủ” bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của thế giới đang lung lay tận gốc, sức hấp dẫn của “mô hình Mỹ” đang ngày càng lụi tàn,... Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã làm đổ vỡ các doanh nghiệp của nền kinh tế tài chính tiền tệ (kinh tế ảo, kinh tế bong bóng) dẫn đến sụp đổ của các doanh nghiệp của khu vực kinh tế thực.
Cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên thế giới từ những tháng cuối năm 2008 đã được C.Mác dự báo cách đây hơn 1 thế kỷ. Ông đã khẳng định: “Khi các nhà tư bản trao đổi tiền để lấy tiền, chủ nghĩa tư bản sẽ thoái trào”, và xã hội tư sản hiện đại, một xã hội phù phép ra những phương tiện sản xuất và trao đổi khổng lồ tới mức nó giống như một thầy phù thủy không thể kiểm soát nổi những quyền lực “âm thế” do chính mình nguyện chú lên... và cách tốt nhất để can thiệp và giảm sức nóng của những cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính là Nhà nước phải ra tay cứu nền kinh tế, trong những hoạt động gần như quốc hữu hóa nền kinh tế vốn do tư nhân thống trị; cần có “sự tập trung hóa trong tay Nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia cùng với vốn nhà nước”. Từ đó đặt ra câu hỏi tại sao cách đây hơn một thế kỷ, điều C. Mác đề cập đến nay vẫn đúng. Câu trả lời là, C.Mác là người có phương pháp luận khoa học trong phân tích và được thực hiện một cách vô cùng khách quan. Ngay từ đầu C. Mác không phải là người nghiên cứu kinh tế, mà là triết học. Sau đó, Ông mới chuyển sang nghiên cứu kinh tế, nhưng C.Mác đã phân tích một cách rõ ràng và sâu sắc về chủ nghĩa tư bản, về xã hội và nền kinh tế của nó. Điều phi thường mà C.Mác đã làm và tìm ra cách thức vận hành cũng như những chuyển biến không ngừng mà xã hội tư bản được xây dựng trên đó. Chính vì thế, nên những tiên đoán của C.Mác từ thế kỷ XIX đã thuyết phục nhiều nhà chính trị cũng như các doanh nhân thành đạt nhất ở các nước phương Tây, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính toàn cầu và trí thức trẻ quay trở lại nghiên cứu học thuyết của Ông để tìm nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính và biện pháp đối phó. Vì thế, “Tư bản luận” và “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” - các tác phẩm của C.Mác, được Nhà xuất bản Karl Dietz (Đức), hiện giữ bản quyền đã tái bản nhiều lần với số lượng tăng vọt và được nhiều người tìm nghiên cứu. Bởi vậy, không phải là đại ngôn khi cho rằng, C.Mác không chỉ là nhà tư tưởng của thế kỷ XX, mà còn là của thế kỷ XXI.
Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình. Trên cơ sở học thuyết kinh tế của C.Mác với phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với thực tiễn xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng đã đề ra chủ trương thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta thực hiện kinh tế thị trường, vì đó là sản phẩm của nhân loại, không phải riêng có của chủ nghĩa tư bản. Song điểm khác biệt, không phải là “thị trường tự do” kiểu Mỹ, mà là thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế thị trường để bảo đảm lợi ích của toàn dân, của cả xã hội, chứ không phải phục vụ cho lợi ích cục bộ của một nhóm cá nhân. Trên cơ sở nhận thức các quy luật của kinh tế thị trường, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vận dụng nó bằng cách tác động vào những yếu tố, điều kiện, môi trường mà quy luật đang vận động theo hướng có lợi cho xã hội thông qua vai trò quản lý của mình. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế Việt Nam trong 30 năm đổi mới luôn tăng trưởng với tốc độ cao ở châu Á và thế giới. Năm 2014 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt gần 6%, Quý 1/2015 đạt hơn 6%, trong khi nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn. Đồng thời, đó cũng là thực tiễn bác bỏ những luận điệu phủ nhận vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, làm thức tỉnh những ai muốn thực hiện kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ.
Từ cuộc khủng khoảng tài chính trên thế giới năm 2008, cho thấy tính cách mạng và khoa học của học thuyết kinh tế C.Mác, suy rộng ra là tư tưởng vĩ đại của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Hồ Chí Minh. Đó là một căn cứ khẳng định sự đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi ngay từ ngày thành lập đã xác định lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình. Nó còn là một đòn giáng vào những ai muốn từ bỏ lý luận Mác – Lê-nin, hoặc tuyệt đối hoá tư tưởng Hồ Chí Minh, thực chất là muốn từ bỏ lý luận Mác – Lê-nin. Đồng thời, cảnh báo những ai nhân danh học Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để cố tình biện dẫn các ông cho hành động rập khuôn, máy móc của mình. Học các lãnh tụ của giai cấp vô sản và của dân tộc không phải ở câu chữ mà học ở phương pháp luận khoa học. Trên cơ sở đó bảo vệ, phát triển sáng tạo, làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có như vậy, sức sống của lý luận Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam mới trường tồn./.





[1] GS,TS. Nguyn Xuân Thng, Phó Ch tch Hi đồng Lý lun Trung ương, Ch tch Vin Hàn lâm Khoa hc xã hi Vit Nam
[2]  Sáng 28/02/2015, GS,TS. Nguyn Xuân Thng nói:Đảng ngày càng nhn thc rõ, sát thc tế hơn khái nim tng quát v kinh tế th trường định hướng XHCN”.
[3] Mai Ph­ương (ViÖt nmes) dÞch tõ NyTrmes 13-10-2008 07.00 GMT+3
[4] Cuéc khñng ho¶ng tµi chÝnh thÕ giíi, b­íc ngoÆt ph¸ s¶n cña häc thuyÕt kinh tÕ thÞ tr­êng tù do kiÓu Mü, B¸o Nh©n D©n, ngµy 27-11-2008, tr.1, 5.