Tre Việt - Đã tròn 40 năm trôi qua, cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân 1975 toàn thắng là một sự kiện lịch sử trọng đại, một đề tài vô cùng
phong phú cho nhiều cuộc hội thảo, công trình khoa học, lĩnh vực mà nhiều giới,
nhiều ngành trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Cũng chính vì sự vĩ đại,
chiến công vô cùng oanh liệt ấy nên còn nhiều giá trị phải được nghiên cứu, bàn
thảo, tiếp tục khẳng định và làm sáng tỏ thêm để đánh giá đầy đủ, đúng đắn tầm
vóc và ý nghĩa lịch sử to lớn của Chiến thắng đó đối với dân tộc và thời đại.
Trong khi cả Dân tộc đang tràn ngập niềm vui, cờ hoa
rực rỡ phố phường, thôn xóm khắp dải đất hình chữ S thanh bình, thì Giáo sư
Tương Lai - vị Giáo sư tự phong, vì Ông chỉ là Phó giáo sư thôi, như thế
cũng đủ biết tư cách của Ông - chuyên viết bài phản biện chính trị, xã hội
và giáo dục trên mạng lại đi ngược với trào lưu trên. Ông đã mượn
những tác phẩm của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để phản biện chính trị, xã hội. Khổ
thật cho ông bởi có chút “trình độ, học vấn” nên giấy còn chẳng biết làm gi,
đành phải vẽ voi cho kín.
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có khoảng 600 tác phẩm;
trong đó, khoảng hơn 230 tác phẩm được đông đảo công chúng biết đến với cả phần
lời và nhạc. Các bài hát Ông sáng tác phần lớn là tình ca. Tuy nhiên, nhiều ca khúc của Ông sáng tác trong thời kỳ
chiến tranh chống Mỹ, cứu nước có thông điệp
phản chiến bị cả chính quyền Việt Nam dân chủ
cộng hòa và Việt Nam cộng hòa cấm biểu diễn. Mặc dù, gần đây - sau ngày đất nước
giải phóng - một số ca khúc của Ông được đông đảo tầng lớp nhân dân đón nhận,
nhất là giới trẻ, tiêu biểu là ca khúc “Nối
vòng tay lớn”.
Ca khúc này được nhiều tầng lớp nhân dân đón
nhận như một món quà Nhạc sĩ tặng cho các buổi giao lưu, hội họp, thể hiện sự
đoàn tụ trong gia đình Việt. Gần đây, trong buổi tưởng niệm Trịnh Công Sơn của
những người hâm mộ ở Huế tại Gác Trịnh, trường Đại học Khoa học Huế với đêm nhạc
“14 năm nhớ Trịnh Công Sơn - Hành trình nối vòng tay lớn” mà “Tuổi Trẻ” đã tường
thuật.
Nhưng cũng thật đáng tiếc, trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, các ca
khúc của Trịnh Công Sơn không được chấp nhận. Bởi lẽ, lời các ca khúc của Ông đều
mang tính ủy mỵ, làm nhụt ý chí chiến đấu của chiến sĩ trên chiến trường. Riêng
ca khúc Nối vòng tay lớn tuy nhạc và
lời rất nhộn, vui lại thể hiện tinh thần đoàn tụ, gắn bó với nhau, nhưng vào thời
điểm đó thì chưa phù hợp. Bởi vì, sau thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm
1954) miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới sự kiểm soát của thực
dân Pháp, Đảng và Bác Hồ muốn hòa hợp dân tộc bằng cuộc Tổng tuyển cử trên khắp
cả nước. Nhưng không, Ngô Đình Diệm và bè lũ tay sai được Mỹ hà hơi, tiếp sức
đã ngang nhiên phá hoại và tạo cớ để Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam Việt
Nam. Và nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam là phải
“đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Lợi dụng ngày giỗ (01/4 tức 08/3 âm
lịch) của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những ngày
tháng 3, tháng 4 vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều bài viết tạo ra Hiện tượng Trịnh Công Sơn của Trịnh Vĩnh
Trinh, Cao
Huy Thuần và nổi hơn là Giáo sư Tương Lai - người tự cho mình có quyền phản biện xã
hội đã chắp bút, thêm mắm muối - không ngớt là ca tụng các ca từ trong từng tác
phẩm của Nhạc sĩ. Bên cạnh đó, cũng khéo léo cài vào những cụm từ nói xấu, bôi nhọ Đảng, chế độ.
Trong chiến tranh vấn đề công tác lý
luận, công tác chính trị, tư tưởng có vị trí vô cùng quan trọng không kém gì
súng, đạn, thậm trí nó có tác dụng rất lớn như những khẩu đại bác, một binh
đoàn hùng mạnh. Bởi vậy, công tác sáng tác văn học, hay sáng tác các ca khúc
phục vụ chiến tranh đã được coi trọng, nhằm tuyên truyền, xây dựng niềm tin
chiến thắng, thúc giục tinh thần chiến đấu cho binh lính được cả hai bên triệt
để thực hiện.
Thực tế, tại thời điểm đó,
Đảng, Nhà nước và Quân đội ta đang phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc và
thời đại để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì công tác văn hóa, văn
nghệ là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Bác Hồ kính yêu nhiều ca khúc cách mạng đã được các nhạc sĩ sáng tác nhằm
phát huy sức mạnh tổng hợp, thúc giục tinh thần toàn dân tộc tiến lên giải
phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Những ca khúc cách mạng đã được các chiến
sĩ văn công mang vào khắp các chiến trường, trận địa phục vụ bộ đội - tiếng hát
át tiếng bom.
Có thể nói, những ca khúc
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là những tác phẩm đạt đến trình độ cao cả về
mặt nghệ thuật và nội dung, với nhiều mảng đề tài như về Tổ quốc, về Đảng, lực
lượng vũ trang, về tình yêu, về quê hương, đất nước, con người phản ánh được
các sự kiện nổi bật, các mốc lịch sử quan trọng. Nhiều tác phẩm trong giai đoạn
này đều mang cả tính lãng mạn cách mạng, đậm màu sắc hào hùng, phóng
khoáng có tác dụng cảm hóa lòng người, động viên tinh thần của biết bao chiến
sĩ. Hình tượng người chiến sĩ trong các ca khúc cách mạng mạnh mẽ nhưng không
khô cứng, trữ tình bay bổng nhưng không ủy mỵ. Mỗi ca khúc sáng tác trong những
năm tháng chống Mỹ ác liệt đều thể hiện phong cách riêng của từng tác giả,
nhưng tựu trung là mang đậm tính cách mạng, tính khoa học và tính nhân dân sâu
sắc. Một số ca khúc tiêu biểu của Nhạc sĩ Huy Du: Anh vẫn hành quân (năm 1964), Bạch Long Vĩ đảo quê hương (năm 1965), Chưa hết giặc ta chưa về (năm 1965), Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi (năm
1965), Cùng anh tiến quân trên
đường dài (năm 1967), Nổi lửa lên em (năm 1968), Đường chúng ta đi (năm 1968), Trên đỉnh Trường Sơn ta hát (năm 1971), v.v.
Vậy thì cớ sao, Giáo sư lại chọn những ca khúc
(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Trong nỗi đau tình cờ, Tôi
ơi đừng tuyệt vọng,…) của Trịnh Công Sơn có ca từ ủy mỵ, làm nhụt ý
chí chiến đấu của binh lính khi cuộc cách mạng đang ở giai đoạn quyết liệt; thậm
chí chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng cấm những ca khúc này. Vậy, có phải
trong sâu thẳm tâm thức của Giáo sư có uẩn khúc gì với Đảng, Nhà nước và Dân tộc,
nên thời gian này lại đổ đốn như vậy. Nếu nguồn tài nguyên trong Ông đã cạn kiệt
thì Tre Việt khuyên Ông nên vẽ voi
cho kín là được chẳng ai chê cười Giáo sư?
1 comments:
Mọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của chúng.
Post a Comment