Tre
Việt - Ngày 30-4, Nguyễn
Văn Tuấn với bài “Chờ nhìn quê
hương Việt Nam sáng chói” đăng trên Basam.info. Bài viết cho rằng,
có hai hình ảnh về Việt Nam :
một là, Việt Nam hào nhoáng ở
các trung tâm của thành phố và hai là, Việt Nam còn nghèo ở các vùng ngoại vi và
nông thôn. Nguyên nhân của tình trạng đó là do Đảng Cộng sản Việt Nam đưa đất nước
đi theo con đường xã hội chủ nghĩa (!) Nói vậy, là Nguyễn Văn Tuấn đã không khách
quan, không chịu suy nghĩ, thể hiện rõ thái độ không đồng tình khi Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên như các cụ nói “không
ưa thì dưa có dòi”.
Thực tế cho thấy: bất cứ tấm huy chương nào
cũng có mặt trái và ngay dưới chân Nữ thần tự do cũng có bóng tối. Nước Mỹ và
các nước phương Tây dù là những nước giàu có hàng đầu thế giới, nhưng vẫn còn
rất nhiều người vô gia cư, phải sống ở ống cống và trong các thùng cốt-tông,…
mà các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước đưa tin. Ở Việt Nam hiện nay,
tình trạng phân hóa giàu nghèo vẫn còn hiện hữu. Đó là thực tế không ai phủ
nhận. Nhưng cần phải thấy rằng, sau 40 năm thống nhất đất nước, nhất là sau 30
năm thực hiện công cuộc đổi mới, uy tín và vị thế của Việt Nam không ngừng được
nâng cao trên trường quốc tế. Từ một nước thiếu lương thực hằng năm phải nhập
khẩu, Việt Nam
đã vươn lên nước xuất khẩu đứng thứ hai, ba trên thế giới. Thu nhập bình quân
của Việt Nam năm 2015 vào khoảng 2.200 USD/ người/năm, trở thành nước có thu
nhập trung bình. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 6%. Đặc biệt, Việt Nam đã về đích trước
thời hạn 5/8 mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do Liên hợp quốc phát động, nhất là thành tựu về xóa đói giảm nghèo. Do vậy, Việt Nam đã
trở thành hình mẫu, điểm sáng về xóa đói giảm nghèo luôn được thế giới học tập
và không tiếc lời ngợi ca. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá
nhanh với nhiều công trình hiện đại, tạo diện mạo mới cho đất nước, công cuộc
xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực. Số hộ gia đình được sử
dụng điện lưới quốc gia đã đạt hơn 98%. Tuổi thọ trung bình tăng từ 64,8 tuổi
(năm 1986) lên 73,5 tuổi (năm 2015). Việt Nam tham
gia ngày càng mạnh mẽ vào đời sống chính trị thế giới. Nước ta đã thiết lập
quan hệ ngoại giao với 180 nước và vùng lãnh thổ, trong đó quan hệ đối tác
Chiến lược và đối tác Toàn diện với 13 nước. Việt Nam là: thành viên chính thức
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009; Ủy viên Hội đồng Nhân quyền tại Đại hội
đồng Liên hợp quốc (khóa 68); Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013 - 2017; Chủ tịch
Đại hội đồng Liên minh Nghị viện (IPU) 132, v.v. Trong bối cảnh thế giới có nhiều
diễn biến phức tạp bởi những xung đột, chiến tranh, khủng bố,… Việt Nam trở thành nước
có môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, hiện có hơn
18.200 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 256 tỷ USD. Điều
đó một lần nữa chứng tỏ uy tín và vị thế của Việt Nam không ngừng nâng cao, bất
chấp những tiếng nói, cái nhìn thiếu thiện chí, cố tình gán ghép theo kiểu “không
ưu thì dưa có dòi” như Nguyễn Văn Tuấn, thì cũng không thể phủ nhận thực tế, Việt
Nam đang phát triển ngày càng lớn mạnh./.