Apr 5, 2022

Cần tôn trọng sự thật lịch sử

Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh cùng nội các
 ra Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, 
kết thúc chiến tranh Việt Nam, trưa 30/4/1975
(Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

       Tre Việt - Lịch sử gắn liền với truyền thống, với niềm tin và lòng tự hào dân tộc. Những biểu tượng trong lịch sử đã tạo lên sức mạnh to lớn của mỗi dân tộc. Ngày nay, lịch sử Việt Nam không thể quên những sự kiện trọng đại, gắn liền với những nhân vật lịch sử trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian qua, xuất hiện một số ấn phẩm thông tin, bình luận thiếu chính xác về việc ai là người soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh trưa ngày 30/4/1975. Điều đó, vô hình dung tạo cơ hội cho các thế lực thù địch, phản động, chống đối và cơ hội chính trị xuyên tạc, kích động, gây tâm lý hoài nghi, chia rẽ, mất đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân; xuyên tạc về tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của sự kiện lịch sử trọng đại Chiến thắng 30/4/1975.

       Tre Việt xin cung cấp để độc giả biết, kết quả các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học về Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã được các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức từ trước đến nay đều thống nhất kết luận như sau: Vào thời điểm trưa ngày 30/4/1975, sau khi trực tiếp chỉ huy việc áp giải Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn; tại đây, đồng chí Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66 cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tổ chức soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo thì đồng chí Trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 có mặt. Từ đó, đồng chí Bùi Văn Tùng cùng bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên Đài phát thanh. Riêng lời Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo.

      Tre Việt thấy rằng, tính khách quan và sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng; mọi người cần nhận thức, hiểu đúng về bản chất sự kiện trên; đồng thời, cảnh giác trước những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc sự kiện này cũng như ý nghĩa của Chiến thắng 30/4/1975./.