Jun 30, 2019

Các “nhà bảo vệ môi trường” đâu cả rồi?


Tre Việt - Mùa hè năm nay nắng nóng kéo dài, nhất là ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo đề phòng nguy cơ cháy rừng. Và điều cảnh báo đã trở thành sự thật, mấy ngày cuối tháng cháy rừng đã xảy ra ở một số nơi: khu vực Núi Chùa thuộc xã Khánh Sơn và xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, Nghệ An; khu vực đồi thông liền kề giữa  Xuân Hồng và thị xã Xuân An, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh; ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (khu vực nằm trong quần thể Danh thắng Tràng An)
Theo dõi việc dập lửa cứu rừng, quan sát mãi không thấy các “nhà bảo vệ môi trường” đâu cả? Không biết họ đâucả rồi? Mấy năm trước họ tạo ra “cách mạng cây” ở Hà Nội và ngay hiện nay, Hà Nội có ý định di rời một số cây để xén bớt vỉa hè mở rộng làn đường họ cũng ngăn cản với lý do “bảo vệ cây xanh” thế mà cháy rừng họ biến đâu mất, sao không đến những chỗ cháy rừng ấy để “bảo vệ cây xanh” mà chỉ “bảo vệ cây” ở thành phố thôi ư? Cây ở nơi khác không phải “bảo vệ” sao?
Còn ở Nghệ An, Hà Tĩnh một số linh mục ra rả bảo vệ môi trường biển trước sự xả thải của Formosa. Họ huy động giáo dân, học sinh nghỉ học với băng rôn, khẩu hiệu kéo từ nơi này đến nơi khác, gây ách tắc giao thông trên quốc lộ 1 để ra sức kêu gào “bảo vệ môi trường”. Hiện nay, các linh mục này vẫn ở đó, chẳng nhẽ không biết rừng ở đấy rừng đang bị cháy sao? Thế mà, các vị cứ “im như thóc”. Sao không ra dập lửa cùng cán bộ, chiến sĩ quân đội, biên phòng, công an, dân phòng, lực lượng dân quân tự vệ? Tinh thần “vì môi trường” của các vị là thế đấy. Bà con ơi thấy rõ bộ mặt thật của họ chưa?Họ vì môi trường hay chỉ nhằm gây rối, chống đối chính quyền? Họ gây rối hòng chống chính quyền mà thôi./.

Jun 28, 2019

Vị thế đất nước ở G20, bác bỏ sự xuyên tạc



Tre Việt - Các thế lực thâm thù với nước ta luôn tìm cách xuyên tạc, tỏ thái độ dè bửu, chê bai hòng hạ thấp uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thế nhưng, ngày 27-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G 20) theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản đã bác bỏ thuyết phục sự xuyên tạc của họ.
Trong lịch sử Việt Nam đã 2 lần tham dự Hội nghị cấp cao G20; năm 2010 với tư cách Chủ tịch ASEAN, năm 2017 với tư cách chủ nhà Năm APEC, còn lần này khác với 2 lần trước. Việc Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao G 20 lần này là nhằm góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam phát triển năng động, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Thực tiễn đã chứng minh điều đó với hàng loạt hoạt động của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, mới đây là tổ chức thành công cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai, được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu gần tuyệt đối (192/193). Vì thế, Việt Nam được mời tham dự Hội nghị cấp cao G20 tổ chức ở Nhật Bản. Theo đó, Việt Nam sẽ tham dự các cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị và đóng góp ý kiến cho dự thảo Tuyên bố chung Hội nghị. Thông qua đấy, một lần nữa cho thấy bạn bè quốc tế ghi nhận Việt Nam là đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, luôn chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương. Như vậy, vị thế của Việt Nam được khẳng định ở việc tham dự Hội nghị cấp cao G20; đồng thời bác bỏ mọi xuyên tạc hòng hạ thấp uy tín, vị thế đất nước của các thế lực thù địch đối với nước ta./.

Jun 26, 2019

Câu trả lời đanh thép của EC và Việt Nam



Tre Việt - Ngày 25/6/2019, Hội đồng châu Âu đã thông qua nội dung của Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA), đồng thời ủy quyền cho Ủy ban châu Âu (EC) ký kết các hiệp định trên với Chính phủ Việt Nam vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội. Ngay sau đó, Chủ tịch EC - Jean Claude Juncke - đã ra tuyên bố hoan nghênh và nhấn mạnh “đây cũng là một tuyên bố chính trị của hai đối tác cùng giao thương cởi mở, công bằng và dựa trên các quy tắc”. Cũng nhân sự kiện này, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã khẳng định “… việc đàm phán và thực thi các hiệp định này cũng gửi đi một thông điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới”. 
Đây là câu trả lời đanh thép của Việt Nam và EC đối với những tổ chức, cá nhân đội lốt dân chủ, nhân quyền để chống phá.
Trong tiến trình đàm phán, xây dựng nội dung, quy tắc,… để EC và Việt Nam ký kết các hiệp định trên, không ít những tổ chức, cá nhân đội lốt dân chủ, nhân quyền tìm mọi cách xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam và ngăn cản hai bên ký kết các hiệp định nêu trên; trong đó, điển hình là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW).  Ngày 10/01/2019, sau khi EC đệ trình lên Hội đồng và Nghị viện châu Âu bản Dự thảo của các hiệp định nêu trên (tháng 10/2018), HRW đã ra tuyên bố rằng: Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền và vì thế Nghị viện và Hội đồng châu Âu cần hoãn thông qua Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam(!). Khi Việt Nam và EC tổ chức đối thoại nhân quyền (tháng 4/2019, tại Brussels - Bỉ) cũng chính HRW đã đưa ra những thông tin xuyên tạc, bảo vệ những cá nhân vi phạm pháp luật (họ gọi là tù nhân lương tâm) bị cơ quan chức năng điều tra, bắt giữ, truy tố trước pháp luật và kêu gọi EC không ký các hiệp định nêu trên với Việt Nam, v.v.
Thực chất, HRW là một tổ chức núp bóng bảo vệ nhân quyền, phối hợp với một số tổ chức phi pháp, phản động quốc tế và trong nước Việt Nam chuyên sử dụng những thông tin bịa đặt để lập ra cái gọi là “Báo cáo nhân quyền” để vu cáo Việt Nam trong việc thực thi dân chủ, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, nhằm phá hoại con đường xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, hòa bình, giàu mạnh, hùng cường, dân chủ, văn minh. Mọi hành động, “tuyên bố”, “báo cáo” của HRW chẳng ai tin, luôn bị các tổ chức chân chính, có uy tín lớn trên thế giới, nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới bác bỏ.
Việc Việt Nam và EU đàm phán thành công và tiến tới ký kết Hiệp định EVFTA và Hiệp định IPA vào ngày 30/6/2019 một lần nữa bác bỏ mọi sự vu cáo của HRW. Đồng thời, chứng tỏ Việt Nam thực sự là “điều kỳ diệu của thế giới” trên con đường hội nhập và phát triển và mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá đều bị thất bại.

Jun 25, 2019

Chúng tôi không cần cảm hứng đó

Tre Việt - Vừa qua, VOA đưa tin: ngày 19/6,nhà hoạt động Joshua Wong - thủ lĩnh phong trào biểu tình ở Hong Kong - nói với VOA rằng, anh hy vọng “sự quyết tâm” của nhân dân thành phố nơi anh sinh sống sẽ “truyền cảm hứng” cho người dân Việt Nam. Qua thông tin về những vấn đề nóng tại Hong Kong trong thời gian qua thì “cảm hứng” mà Joshua Wong nhắc tới chắc chắn là: nghe theo xúi bẩy của ngoại bang để bỏ việc, gây rối trật tự công cộng, đập phá tài sản, đẩy mạnh các hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân,… làm thiệt hại nhiều lợi ích quốc gia, dân tộc. Câu chuyện của VOA chưa rõ thực hư thế nào nhưng Việt Nam không cần thứ cảm hứngngoại lại đó.
Nhân dân Việt Nam luôn cần cù, chịu khó trong lao động và ham mê sáng tạoCảm hứng chính của họ là yêu chuộng hòa bình, không ngừng xây đắp cuộc sống tươi đẹp, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật,… được thế hệ trước duy trì, truyền lại cho thế hệ sau. Để lại nhiều di sản văn hóa, như: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Quần thể di tích cố đô Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,được UNESCO công nhận. Điều đó tạo nên con người Việt Nam thân thiện, mến khách; đất nước Việt Nam độc lập, hòa bình, hữu nghị, phát triển, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới
Nhưng đặc trưng nhất vẫn là cảm ứng đoàn kết, chống ngoại xâm. Từ khi vua Hùng dựng nước cho tới hết giai đoạn nghìn năm Bắc thuộc đã xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy của nhân dân ta chống lại cường quyền phương Bắc. Tuy không thành công nhưng khát vọng chống ngoại xâm giành độc lập luôn rực cháy trong lòng Việt Nam. Sau khi thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước, đánh bại nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ toàn vẹn bờ cõi nước Nam. Cho đến thế kỷ XX, nhân dân ta lại đánh Pháp, đuổi Nhật, thắng Mỹ để giành lại độc lập sau gần 100 năm bị đô hộ. Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nướcnhân dân ta luôn đoàn kết, kiên cường, đánh thắng nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các cường quốc trên thế giới, giữ vững độc lập dân tộc và toàn vn lãnh thổ Tổ quốc. Đặc biệt, chưa bao giờ khởi nghĩa, bạo loạn chống lại chính quyền trung ương.
Truyền thống tốt đẹp đó được truyền cho đến ngày nay. Đó là cảm hứng Việt Nam./.

Jun 24, 2019

Có tật giật mình



Tre Việt - Vừa qua, tại báo cáo sơ kết, đánh giá 18 tháng triển khai Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, có nêu: Thành phố đã lắp đặt xong 1.000 camera giám sát trên đường phố. Lợi dụng việc này, trang Facebook Việt Tân đã lu loa lên rằng: Việc làm này là “vi phạm quyền riêng tư của người dân được quy định trong Hiến pháp”. Đây là sự xuyên tạc hoàn toàn vô lý và không có cơ sở. Bởi lẽ:
Thứ nhất, đây là việc làm cần thiết, phù hợp với quy luật phát triển. Được biết, việc lắp đặt camera giám sát trên đường phố là một nội dung công việc trong Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Thật vậy, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc quan sát, thu thập, kết nối dữ liệu mọi mặt hoạt động của thành phố để phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành, xử lý các tình huống phát sinh, phòng, chống các tình huống bạo động, bảo đảm an ninh trật tự công cộng là hoàn toàn phù hợp. Thực tế thời gian qua cho thấy, đã có nhiều người dân do thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, nên đã bị các thế lực phản động, thù địch kích động, xúi giục, lôi kéo xuống đường tụ tập đông người, có hành động quá khích đập phá tài sản Nhà nước, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, việc lắp đặt camera để phát hiện sớm, có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời là cần thiết của chính quyền, không chỉ có ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng đã làm.
Thứ hai, việc làm này không hề vi phạm quyền riêng tư của công dân. Tại Khoản 1, Điều 21, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư,… Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”. Như vậy, thành phố Hồ Chí Minh chỉ vi phạm quyền riêng tư khi để những thông tin cá nhân, thông tin về hình ảnh đi lại của người dân bị lộ, lọt ra bên ngoài trái với quy định của pháp luật. Còn khi những thông tin cá nhân, hình ảnh việc đi lại của người dân vẫn được cơ quan chức năng bảo vệ, bảo mật theo đúng quy định pháp luật thì không thể nói là vi phạm quyền riêng tư của người dân được.
Hơn thế nữa, với một thành phố phát triển như thành phố Hồ Chí Minh thì lượng người, phương tiện tham gia giao thông hằng ngày là rất lớn, lực lượng chức năng không có đủ quân số để rải khắp các chốt giao thông trên toàn Thành phố, trong khi ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân còn chưa tự giác. Do đó, việc lắp đặt camera giám sát sẽ giúp lực lượng chức năng kịp thời phát hiện các điểm ùn tắc giao thông để có phương án điều tiết, phân luồng, xử lý hiệu quả. Đồng thời, với những trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có hành vi gây rối trật tự công cộng,… thì buộc phải nhận diện người điều khiển, biển số phương tiện, thời gian vi phạm, lỗi phạm để xử phạt nguội theo quy định của pháp luật. Việc này, hoàn toàn phù hợp với quy định tại Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 là: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Như vậy, không thể nói rằng việc lắp đặt camera giám sát là vi phạm quyền riêng tư của người dân. Mà ngược lại,  được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, vì làm cho người dân trở nên có ý thức, tự giác chấp hành, góp phần xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh hơn.
Thứ ba, nhìn ra thế giới, các thành phố phát triển người ta cũng mắc camera để phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân và du khách được tốt hơn. Việc lắp đặt camera ở thành phố Hồ Chí Minh không phải là ngoại lệ.
Chỉ có những kẻ luôn có mưu đồ xấu độc, tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước bằng cách xuyên tạc, kích động, xúi gục, lôi kéo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì mới lo sợ việc bị giám sát này. Đúng là “có tật giật mình” ./.

VOA lại nhắm mắt nói càn


          Tre Việt - Ngày 21-6 vừa qua, trong khi những người làm báo chân chính cả nước long trọng tổ chức kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thì VOA lại cố tình nhắm mắt nói càn rằng: Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền tự do báo chí của người dân. Lập luận mà họ đưa ra là Việt Nam dùng Luật An ninh mạng để bóp nghẹt tự do báo chí; rằng các blogger bị bắt bớ và giam cầm tùy tiện (!).
          Họ đã cố tình bỏ qua, Hiến pháp Việt Nam năm 2013, lần đầu tiên đã dành cả Chương II quy định về “Quyền công dân, quyền và nghĩa vụ công dân”. Chương này không chỉ quy định đầy đủ các quyền công dân, quyền và nghĩa vụ công dân mà còn quy định những nguyên tắc cơ bản về quyền công dân. Trong đó, Điều 25 quy định rõ: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, v.v. Song, quyền tự do ngôn luận, báo chí, quyền tiếp cận thông tin có thể bị hạn chế “vì lợi ích an ninh Quốc gia, trật tự xã hội, v.v.”.
Trong những năm qua, quyền con người, quyền công dân của nhân dân ta được bảo đảm trong thực tế. Trên lĩnh vực quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, theo số liệu của cơ quan chức năng, cho đến nay cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in (86 báo Trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521 tạp chí Trung ương, 137 tạp chí địa phương), 1 hãng thông tấn quốc gia. Các Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC đã phủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ, qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới. Hiện hơn 90% hộ gia đình Việt Nam đã sử dụng sóng truyền hình của Ðài Truyền hình Việt Nam. Hiện nay, quyền tự do trên internet, mạng xã hội đã được bảo đảm thể hiện ở số lượng lớn các báo, trang điện tử và mạng xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện có tới 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động. Giá cả dịch vụ internet ở Việt Nam rẻ nhất khu vực. Ngày nay, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức của các cơ quan thông tấn, báo chí trên thế giới như AFP, AP, BBC, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times, v.v. Với những số liệu như trên, không thể nói quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam bị vi phạm nghiêm trọng như VOA đưa tin.
Trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0, người Việt Nam đã có thể tiếp cận với các nguồn thông tin dựa trên internet, mạng xã hội. Tuy nhiên cũng như nhiều quốc gia khác, những thế lực chống phá Việt Nam trong và ngoài nước đã lợi dụng internet, mạng xã hội phát tán thông tin xấu độc chống Đảng, Nhà nước, phá hoại cuộc sống thanh bình của nhân dân ta. Ứng phó với tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp trấn áp tội phạm mạng, đồng thời xây dựng hành lang pháp lý nói chung, pháp luật về mạng điện tử nói riêng, trong đó có Luật An ninh mạng năm 2018, nhằm bảo đảm các quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp. Không như những lập luận xuyên tạc của VOA, Luật An ninh mạng Việt Nam chỉ quy định các chế tài đối với việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi chống Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chẳng hạn như: tổ chức, hoạt động, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử; thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người.
Luật An ninh mạng chỉ cho phép cơ quan chức năng điều tra, làm rõ chủ thể nguồn thông tin xấu độc khi cần thiết, đặc biệt là những hành vi vi phạm an ninh quốc gia. Xét về lợi ích của cá nhân, tổ chức, Luật An ninh mạng là một bảo đảm về pháp lý cho người sử dụng internet, mạng xã hội không bị lừa đảo bởi các thông tin sai sự thật (như thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bán hàng “rởm”; thông tin tác động xấu đến môi trường văn hóa như lạm dụng tình  dục, mại dâm, ma túy và khuyến khích bạo lực…).
Điều 15, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: (1). Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; (2). Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; (3). Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; (4). Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Việc Việt Nam xử lý những blogger thời gian qua là do họ vi phạm  những điều cấm theo quy định trong luật pháp. Đó cũng là những điều bình thường như mọi quốc gia khác trên thế giới. Việc VOA cố tình xuyên tạc tình hình thực tế về tự do báo chí ở Việt Nam là hành động “nhắm mắt nói càn” cần phải lên án./.

Jun 23, 2019

Bộ Ngoại giao Mỹ, thừa nhận tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam


Tre Việt, qua địa chỉ langtreviet@gmail.com bạn Nguyễn Văn gửi đến Tre Việt bài viết: “Bộ Ngoại giao Mỹ, thừa nhận tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam”. Cảm ơn bạn Nguyễn Văn và giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.


Bộ Ngoại giao Mỹ, thừa nhận
tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

                                  Nguyễn Văn

Theo VOA tiếng Việt cho biết, ngày 21/6 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra Phúc trình về tự do tôn giáo năm 2018. Cũng theo VOA đưa tin cho thấy, bản Phúc trình đánh giá tự do tín ngưỡng tôn giáo của các nước trên thế giới; trong đó thừa nhận tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Điều đó thể hiện trên ba vấn đề sau mà VOA đã cho hay:
Thứ nhất, trong lĩnh vực đăng ký hoạt động, Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng có hiệu lực đầu năm 2018 đã rút ngắn thời gian một nhóm tôn giáo chờ đợi để được công nhận ở cấp độ quốc gia và địa phương từ 23 năm xuống còn 5 năm.
Thứ hai, Phúc trình chỉ ra những diễn biến tích cực như lầu đầu tiên kể từ năm 1998, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã về cư trú ở một ngôi chùa trực thuộc Giáo hội sau khi Ngài bị đuổi khỏi Thanh minh Thiền viện dưới sức ép của chính quyền. Ngoài ra, chính quyền cũng cho phép Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam sống những ngày cuối đời ở Tổ đình Từ Hiếu để thực hiện ước nguyện “lá rụng về cội” của Ông. Những vị khách đến thăm Ông, bao gồm các nhà ngoại giao và các quan chức cấp cao, kể cả Đại sứ Mỹ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự Mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh, đều không gặp trở ngại gì.
Thứ ba, các nhóm Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài có đăng ký và được thừa nhận tổ chức những nghi lễ của họ mà không gặp trở ngại gì.
Tuy nhiên, giữa bản Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ và VOA đều có sự “nhầm lẫn” trên mấy ý sau:
“Nhầm lẫn” giữa thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo với hành động vi phạm pháp luật. Ngay từ tiêu đề của bài viết đã cho thấy sự không thành ý của VOA: Phúc trình của Mỹ: Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhóm tôn giáo chống đối”. Xin hỏi VOA rằng, có quốc gia độc lập nào mà luật pháp không xử lý các “nhóm chống đối”. Đã chống đối chính quyền ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải xử lý theo quy định của pháp luật của nước đó, bất kể nhóm đó có theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, là người dân tộc thiểu số hay dân tộc đa số. Bởi mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, pháp luật phải được thượng tôn. Nhà nước Việt Nam xử lý nhóm chống đối chính quyền chứ có xử lý nhóm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đâu? Thế là cả bản Phúc trình và VOA đều có sự “nhầm lẫn” giữa hoạt động tự do tín ngưỡng tôn giáo với hoạt động chống đối chính quyền rồi. Thật đáng tiếc!
Chưa hết, họ ăn phải “bùa mê thuốc lú” hay sao mà lại tiếp tục có sự “nhầm lẫn”. Đó là, “Báo cáo (Phúc trình) dẫn chứng trường hợp sáu tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập ở An Giang bị kết án tù hồi tháng 2 về tội “chống đối người thi hành công vụ”. Thế là đã rõ. Do chống người thi hành công vụ mà 6 người ở An Giang bị kết án tù chứ có kết án tù vì 6 người này thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đâu? Thế chẳng nhẽ, cứ theo tôn giáo là công dân đó đứng ngoài pháp luật à? Là giáo dân cũng là công dân nên trước hết phải chấp hành quyền và nghĩa vụ của công dân, trong đó có nghĩa vụ thực thi pháp luật.
“Nhầm lẫn” giữa tự do trong khuôn khổ pháp luật với tự do vô tổ chức. VOA dẫn: “Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói Luật này (Luật Tự do tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam) dù cho phép các tổ chức tôn giáo được các hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện, nhân đạo phù hợp với pháp luật nhưng vẫn tạo điều kiện để nhà nước kiểm soát các hoạt động tôn giáo và hạn chế các quyền tự do tôn giáo trên danh nghĩa “an ninh quốc gia” và “đoàn kết xã hội”. Xin hỏi, các quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ và các nhân viên nhà đài VOA đã đi hàng không thấy thế nào? Có quyền được đi hàng không nhưng trước khi bước lên máy bay đều phải kiểm tra an ninh, là quy định bắt buộc với mọi hãng hàng không của bất cứ quốc gia nào. Như vậy, việc tự do tôn giáo và tự do đi hàng không cũng tương tự nhau. Không thể tự do đi hàng không là  có thể chạy thẳng lên máy bay, mà phải theo các bước, quy trình để bảo đảm an ninh an toàn, tính mạng của hành khách. Bất kỳ tổ chức nào (kể cả tôn giáo) được hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện, nhân đạo nhưng để thực hiện được quyền đó thì phải trải qua các quy định đúng quy trình cũng như hành khách đi máy bay vậy. Đó là điều dễ hiểu. Chỉ có Bộ Ngoại Mỹ và VOA là “không hiểu”, cho thấy, họ đã thiếu thiện chí với Việt Nam mà thôi./.

Jun 17, 2019

Ngựa quen đường cũ

Tre Việt - Nguyễn Hữu Vinh, một blogger với biệt danh Anh Ba Sàm nhiều người đã biết đến. Ông ta vào tù vì hoạt động sai trái trên trang Ba Sàm. 
Đến tháng 5/2019, do cải tạo tốt, Vinh được Nhà nước cho hưởng khoan hồng và trả tự do về nhà riêng. Trước khi ra tù, Vinh đã ký vào bản cam kết sẽ cải tà, quy chính làm người lương thiện có ích cho gia đình và xã hội. Nhưng không, Nguyễn Hữu Vinh lại “Ngựa quen đường cũ”, có những hoạt động gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chống phá chế độ.
Ngày 15/6/2019Nguyễn Hữu Vinh có bài viết “Hãy đọc lời ai điếu cho cả dân tộc” đăng trên trang phản động: Tiếng dân.
Trong bài viết y cho rằng, dân tộc Việt Nam “hèn” (!) Dân tộc Việt Nam như thế nào cả thế giới đều biết. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, có nghìn năm văn hiến, luôn kiên cường, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Và điều này càng được nhân lên gấp bội lần trong thời đại Hồ Chí Minh. Hiện nay, dân tộc Việt Nam đã giành những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng cao. Một ví d điển hình là, ngày 07/6/2019, với số phiếu 192/193 gần như tuyệt đối, các thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (đây là lần thứ 2, trước đó là năm 2007, cũng với số phiếu rất cao 183/190 quốc gia thành viên bỏ phiếu nhất trí).
Thử hỏi “một dân tộc hèn hạ”, như Nguyễn Hữu Vinh viết, có thể làm được những điều kỳ diệu đó không? Không hoàn toàn không!
Đó là hiện thực khách quan không thể bác bỏ.
Như vậy, Vinh lại “Ngựa quen đường cũ”  tự đọc lời điếu cho chính mình, bởi vì nhất định sẽ bị trừng trị đích đáng./.

Xằng bậy


Tre Việt - Vừa qua, trên trang mạng xã hội đối tượng Đỗ Ngà (thành viên của tổ chức khủng bố “Việt Tân”) đã phát tán tài liệu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm việc làm cho người dân, nhất là xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
 Đỗ Ngà cho rằng:  “Đảng, Nhà nước chỉ quan tâm đến ngoại tệ, mà không lo cho sự an nguy của người dân, của đất nước”,... ông ta đã phủ nhận những kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong tổ chức thực hiện việc bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm cho người lao động.
Đỗ Ngà đã lờ đi, hoặc cố tình lờ đi những chủ trương, chính sách hợp lòng dân trong tạo việc làm cho người dân. Theo Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS), trong năm 2018, có 131.075 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 31%. Người dân Việt Nam đi lao động ở nhiều khu vực, như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông, châu Âu, nhất là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, v.v. Để đảm bảo quyền lợi của người dân, thực hiện tốt công tác bảo hộ người dân, trong đó có người dân đi lao động ở nước ngoài, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện nội dung về Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Đồng thời đưa ra các chủ trương ổn định, mở thêm những thị trường mới, ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có nhu cầu lao động chuyên môn kỹ thuật. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thường xuyên cập nhật thông tin về các chính sách, quy định mới của Việt Nam cũng như các nước tiếp nhận, các thông tin giới thiệu về các chương trình tuyển dụng mới và nhu cầu của các thị trường, v.v.
Những việc Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện ở trên đã bác bỏ lời lẽ xằng bậy của Đỗ Ngà.

Jun 15, 2019

Ai phải may miệng hoặc tra tay vào còng?

Tre Việt - Vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương đã khai trương Hệ thống thông tin điện tử tuyên giáo (VCNET), với phương châm hoạt động là “tuyên giáo đi trước, đi cùng”, “hướng mạnh về cơ sởLợi dụng vấn đề này, một số phần tử khủng bố Việt Tân lại xuyên tạc trên mạng xã hội rằng: “…, tuyên giáo đi cùng nhưng phải đi trước nhân dân thì nhân dân chỉ có nước mà may miệng hoặc tra tay vào còng”. Đây vẫn là thói ăn nói xuyên tạc, xiên sẹo của những kẻ phản động hòng chia rẽ, kích động, gây bất ổn dư luận xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tre Việt thấy rằng, phương châm hoạt động của Hệ thống VCNET là “tuyên giáo đi trước, đi cùng” đã cho thấy sự đúng đắn, khoa học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công tác tuyên giáo là tham mưu, giúp việc cho Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, lý luận chính trị, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, v.vDo đó, công tác tuyên giáo cần phải tuyên truyền nhanh nhất, sớm nhất, đúng đắn nhất những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; phải đi trước soi đường, tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của toàn xã hội. Đồng thời, công tác tuyên giáo cần đi cùng trong suốt quá trình chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào thực tiễn cuộc sống, để kịp thời phát hiện, cổ vũ, động viên những mô hình, điển hình tiên tiến trong thực tiễn; uốn nắn, chấn chỉnh những nhận thức lệch lạc, biểu hiện đi chệch chủ trương, đường lối của Đảng. 
Việc ra đời Hệ thống VCNET sẽ đáp ứng nhu cầu mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiệu lực, hiệu quả, nắm bắt dư luận nhanh nhạy, tạo sự lan tỏa, kịp thời định hướng dư luận xã hội của công tác tuyên giáo. Đây còn  một kênh của mạng xã hội để chia sẻ, trao đổi, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcphản bác thông tin sai trái và tăng cường sự tương tác với nhân dânmọi người dân đều có thể đăng ký tham gia.Như vậy, đây là diễn đàn mở áp dụng thành tựu công nghệ thời 4.0 nhằm đưa tiếng nói của Đảng đến gần với nhân dân hơn và ngược lại.
Chính vì thế, luận điệu “…, tuyên giáo đi cùng nhưng phải đi trước nhân dân thì nhân dân chỉ có nước mà may miệng hoặc tra tay vào còng” là sự xuyên tạc vô lý, hoàn toàn không có cơ sở. Chỉ có những kẻ quen thói xuyên tạc, cố tình đi ngược với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, kích động, chống phá chế độ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì sẽ phải “may miệng” lại và không sớm thì muộn cũng phải “tra tay vào còng”mà thôi./.