Apr 23, 2018

Chỉ là chuyện nhảm nhí


Tre Việt - Sau khi các thành viên của “Hội anh em dân chủ” bị xét xử, một số tổ chức phi chính phủ lên tiếng cáo buộc, chống phá nước ta trên lĩnh vực quan hệ ngoại giao, như: tổ chức Phóng viên Không Biên giới yêu cầu các nước thành viên Liên minh Châu Âu phủ quyết thỏa thuận tự do mậu dịch với Việt Nam dự trù được chấp thuận trong năm 2018; một vị Đặc ủy Nhân quyền của Đức nói: “Việt Nam đã kết án nặng nề những người đã đấu tranh để thúc đẩy nhà nước pháp quyền cũng như sự minh bạch của bộ máy hành chính, vì một nước Việt Nam tốt đẹp hơn”(!) Được thể, các nhà dân chủ trong nước bắt đầu hô hào rằng: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA) vừa hé ra đã sập trở lại; cần loại Việt Nam ra khỏi vòng pháp luật; cần phải cứng rắn với Hà Nội, v.v.
Những lời kêu gọi nhảm nhí đó được các “nhà dân chủ” lợi dụng để tạo nên dư luận quan ngại về mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam, hòng chạy án cho đồng bọn. Thực tế, hoạt động ngoại giao của nước ta liên tục phát triển, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 187 nước, trong đó có 16 đối tác chiến lược đã và đang ủng hộ chúng ta phát triển kinh tế và khẳng định vị trí quốc gia trên trường quốc tế. Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, dân số đứng thứ 14 thế giới, 70% thuộc độ tuổi lao động cung cấp cho nền kinh tế nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ; kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (khoảng từ 5 - 7%/năm); là thị trường lớn của ngành hàng tiêu dùng, nhất là các sản phẩm tiêu dùng nhanh (năm 2016, tổng doanh thu thực của các lĩnh vực có liên quan đến hàng tiêu dùng lên tới 140 tỷ USD). Những điều kiện đó khiến Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn của các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhất là thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng; một nền kinh tế mới nổi mà các nước không dễ gì bỏ qua, nhất là các nước ÂU, Mỹ.
Những thành tựu kinh tế và uy tín quốc tế nói trên là điều kiện để Việt Nam theo đuổi đường lối đối ngoại tự chủ, lấy thượng tôn pháp luật để bảo vệ nhân dân. Những hành động cứng rắn trong vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia cho thấy, chúng ta không phụ thuộc bên ngoài, đây là công việc nội bộ mà không một thế lực nào có thể can thiệp. Không riêng gì Hội Anh em dân chủ, nếu bất kỳ ai lợi dụng tự do ngôn luận để đi quá đà, vi phạm luật pháp Việt Nam đều phải nghiêm trị, việc xét xử bảo đảm công khai, dân chủ, đúng trình tự pháp luật, các bản án là thích đáng, không oan sai.
Cùng thời gian đó, Mỹ (trực tiếp là Bộ Ngoại giao) cho rằng, Chính phủ Việt Nam gia tăng các vụ bắt giữ, kết án hà khắc đối với các nhà hoạt động ôn hòa là một nỗ lực nhằm hạn chế những quyền cơ bản về tự do của con người cả trên mạng và ngoài đời (!)
Thực tế, những cáo buộc của Mỹ thường thiếu căn cứ và không được kiểm chứng, thông qua 2 câu chuyện tiêu biểu sau:
Năm 2003, với cáo buộc Iraq đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng thời có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda, lực lượng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu đã tấn công xâm lược nước này. Tuy nhiên, Mỹ và cả Liên hợp quốc đã không thể tìm thấy bằng chứng cho điều này trước và sau cuộc chiến.
Mới đây, ngày 14-4-2108, với cáo buộc chính quyền Syria đã sử dụng vũ khí hóa học, Mỹ đã cầm đầu tiến hành không kích các mục tiêu tại Damascus và Homs mà họ cho là nơi sản xuất vũ khí hóa học. Mặc dù trước đó, các nhà phân tích chính trị và giới chuyên gia khẳng định, chính quyền Syria không có bất cứ động cơ nào để gây ra các vụ “tấn công vũ khí hóa học đáng ngờ”; đồng thời, thế giới cũng chỉ ra những điểm nghi vấn trong cáo buộc của Mỹ và đồng minh. Sau cuộc tấn công, những người đến dọn dẹp hiện trường tại các nơi bị nghi đang nghiên cứu và phát triển vũ khí hóa học đều mặc đồ bảo vệ thông thường; điều này đang giúp cho nhận định Syria không có vũ khí hóa học được củng cố.

Những việc làm đó khiến uy tín quốc tế của Mỹ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thế giới luôn để những ánh mắt dò xét đối với họ. Những câu chuyện nhảm nhí đó đều không có căn cứ và chẳng bao giờ thành hiện thực./.