May 12, 2021

Hãy chung tay bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam

         Tre Việt - Xung quanh việc hãng xe hơi VinFast yêu cầu làm rõ hành vi thông tin sai sự thật của chủ kênh YouTube Gogo TV đang thu hút sự chú ý của dư luận mấy ngày gần đây, trang Facebook Việt Tân liền “chộp” lấy sự kiện này,  từ ngày 6/5/2021 đến nay,  họ đã đăng hàng loạt bài nói xấu hãng xe VinsFast, như: Vingroup kinh doanh bằng tư duy khủng bố; sự khác biệt của xứ người và xứ ta; chuyện VinFast sai bảo công an là một định chế mang tính hệ thống tại Việt Nam; cách ứng xử khác nhau của 2 nền văn hóa,… và mới đây nhất là bài “Vụ xe Vinfast: một xã hội bất ổn, một đất nước cai trị bởi tư bản đỏ” đăng ngày 11/5/2021. Trong đó, bằng việc so sánh với các hãng ô tô nổi tiến trên thế giới, Việt Tân cho rằng, đối với khách hàng Vinfast có cách hành xử lưu manh, sặc mùi khủng bố của búa liềm; đã sao chép cách cai trị xã hội của người cộng sản vào trong công việc kinh doanh do mình điều hành; tìm cách bịt miệng khách hàng; dùng kiểu “gắp lửa bỏ tay người”, dùng quyền lực của mình để uy hiếp người dùng theo kiểu “cả vú lấp miệng em”,… cùng nhiều bình luận tiêu cực, chụp mũ, cố tình hạ uy tín, làm cho dư luận hoang mang, xói mòn lòng tin đối với hãng xe Việt. 

        Câu chuyện, ông Trần Văn Hoàng phàn nàn về chất lượng cái xe mà ông mua của hãng Vinfast (đăng tải kênh Youtube Gogo) và những phản ứng của hãng sau khi đoạn video này đăng tải đã được nhiều báo, đài phản ánh. Nhưng qua theo dõi, Tre Việt cho rằng:

Một là, hãng sản xuất và người tiêu dùng cần xây dựng lòng tin để cùng phát triển. Thực tế, hãng VinFast vừa mới gia nhập thị trường ô tô, chủ yếu bán cho khách hàng trong nước. Trong thời gian ngắn, nhưng Vinfast đã tập trung nguồn lực tạo ra sự thần kỳ về xây dựng nhà máy, sản xuất, bán hàng và xây dựng hệ sinh thái, hậu mãi phục vụ người tiêu dùng trong nước; giới thiệu được nhiều mẫu xe phù hợp với người dân, nhất là mẫu Fadil đã liên tục đạt doanh số đứng top đầu phân khúc ô tô hạng A tại thị trường Việt Nam. Đặc thù của sản xuất ô tô yêu cầu vốn lớn, kỹ thuật cao, nhân lực mạnh, hậu mãi tốt. Mặc dù, có thể khắc phục được vốn và kỹ thuật, nhưng tân binh Vinfast tất yếu thiếu kinh nghiệm sản xuất ô tô; việc đào tạo nhân lực tốt cho chuỗi hoạt động từ sản xuất đến bảo hành là điều rất khó khăn, không tránh khỏi thiếu sót. Dẫn tới phát sinh một số lỗi nhỏ trên sản phẩm; đồng thời, năng lực bảo hành, bảo trì, xử lý sự cố của hệ thống showroom chưa cao, thiếu kinh nghiệm khắc phục sự cố và ứng xử với khách hàng sẽ dễ dàng phát sinh xung đột về lợi ích. Vì yêu hãng xe Việt, khách hàng bỏ ra món tiền lớn trên 01 tỷ đồng để mua xe mà không đạt được như kỳ vọng sẽ dẫn tới bức xúc; có cách hành xử thiếu kiên nhẫn (đăng tải các lỗi trên) gây hiểu nhầm cho người khác, làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu. Việc hãng nhờ công an xác minh chỉ là để “trả lại tên cho em” – đâu phải khủng bố khách hàng, cả vú lấp miệng em, chèn ép người tiêu dùng. Do đó, các bên cần kiên trì, kiên nhẫn, xây dựng lòng tin để mang lại lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng.

Hai là, hãy thận trọng khi đăng tải tin tức trên mạng xã hội. Liên quan đến lợi ích của các bên, của tổ chức, cá nhân là vấn đề rất nhạy cảm. Mọi thông tin cần phải kiểm chứng thật chính xác, nhất là những bình phẩm bằng lời và hình ảnh rất dễ sai xót, gây hiểu nhầm. Nhiều tấm gương đã bị phạt tiền lớn do đăng tải, bình luận thông tin bịa đặt. Bên cạnh đó, mỗi việc làm của chúng ta có thể bị thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc gây mấy đoàn kết, thiệt hại cho tất cả các bên, chúng đứng giữa – “ngư ông đắc lợi”.

Ba là, mỗi người dân cần có trách nhiệm bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh không thể xuất phát từ việc từng gia đình trồng lúa mà phải xuất phát từ các doanh nghiệp. Doanh nghiệp tạo ra công ăn, việc làm cho nhân dân; làm ra của cải, vật chất quy mô lớn; đưa tên tuổi nước nhà ra trường quốc tế thông qua hàng hóa, sản phẩm,… góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng tầm vị thế đất nước. Khát vọng xây dựng doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh để nâng tầm Việt Nam của các doanh nhân, như: Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Phương Thảo, Hồ Hùng Anh, Trần Bá Dương,… cần được nhân dân tôn vinh, ủng hộ. Thành lập doanh nghiệp đã khó, sống được còn khó hơn, hàng năm có hàng trăm nghìn doanh ghiệp thành lập mới, nhưng cũng có hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản; mục tiêu đạt 01 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 của Việt Nam đã không thành công. Vì vậy, hãy chung tay bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam./.