May 14, 2021

Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2020 của Mỹ nhận định thiếu khách quan về Việt Nam

Ngày 13/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo Tự do tôn giáo Quốc tế của Mỹ năm 2020, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

Việt Nam ghi nhận việc Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đề cập đến những nỗ lực của Việt Nam trong trong việc đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, Báo cáo vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện
nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
 tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo
 của người dân
(Ảnh Minh họa)

Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, đảm bảo sự bình đằng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở và trên tinh thần xây dựng với Mỹ về những vấn đề còn có sự khác biệt để tăng cường hiểu biết và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước./.

                                                                                                      (Nguồn VOV.VN)

Chỉ là trò “đánh tráo khái niệm”

           Tre Việt - Trang facebook Chân Trời Mới Media mới đăng bài của Đỗ Ngà với tựa đề: “Một quy định ngu dốt hay gian manh?”. Trong đó, Đỗ Ngà đã lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng viết: “bầu cử là quyền và nghĩa vụ của cử tri” để cho rằng: không có hành động nào “vừa là quyền vừa là nghĩa vụ”. Mặc dù, khoản 1, Điều 15, Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”, nhưng ông ta cho rằng, “Câu này rất mơ hồ”. Đỗ Ngà dùng trò “đánh tráo khái niệm” hòng dẫn dắt người đọc theo ý xấu của mình.

          Thật vậy. Ai cũng biết, bầu cử của nhân dân ta, không phải tự nhiên mà có, mà phải trải qua quá trình đấu tranh gian khổ, lâu dài, đến ngày 06/01/1946 nhân dân ta mới lần đầu tiên được thực hiện quyền công dân của nước tự do, độc lập - đi bầu cử. Từ đó đến nay, nhân dân ta đã trải qua 14 kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội, ngày 23/5 tới đây đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đó không phải là quyền sao? Trong bầu cử, tất cả cử tri đều có quyền đi bầu cử; cư tri nào già yếu, ốm đau... không tự đến nơi bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ đến tận nơi để cử tri thực hiện quyền công dân của mình. Đó là quyền của cử tri.

Khi bầu cử, cư tri phải có trách nhiệm với lá phiếu của mình, thực hiện đúng Luật Bầu cử, lựa chọn người xứng đáng hơn trong số những người xứng đáng để bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước và ở địa phương. Đó là nghĩa vụ công dân. Vậy là, bầu cử là quyền và nghĩa vụ của cư tri như các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin là phù hợp.

          Thế mà Đỗ Ngà lại đánh tráo. Cứ theo cái lý của ông ta thì hoặc là chỉ có quyền, hoặc chỉ có nghĩa vụ chứ không có vừa quyền, vừa nghĩa vụ. Đó là suy nghĩ thiển cận của kẻ có lòng dạ hẹp hòi: chỉ đòi hỏi quyền mà không thấy nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với người khác; hoặc của người tự ti: chỉ thấy nghĩa vụ, trách nhiệm mà không thấy quyền của mình. Trong từng gia đình, mỗi thành viên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ, không thành viên nào chỉ đòi hòi quyền mà không thấy nghĩa vụ, trách nhiệm của mình; ngược lại, không thành viên nào chỉ chấp nhận nghĩa vụ, trách nhiệm mà không đòi hỏi quyền của mình cả. Từng thành viên vừa thực hiện quyền, vừa thực hiện nghĩa vụ một cách hài hòa thì gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. Suy rộng ra trong xã hội cũng vậy, phải: mình vì mọi người (trách nhiệm, nghĩa vụ), mọi người vì mình (quyền). Thế mà, Đỗ Ngà lại viết không có hành động nào “vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ” là sao? Đó là trò “đánh tráo khái niệm” hòng dẫn dụ người đọc theo ý xấu của mình. Đó là thói xấu cần vạch mặt./.

Xử lý nghiêm những người lơ là để cả xã hội vất vả

         Tre Việt - Vậy là sau kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 01/5, đất nước ta đang phải đối mặt với làn sóng bùng phát dịch Covid-19 thứ tư do những biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây ra. Dịch bệnh đã lây lan nhanh ra nhiều tỉnh, thành phố, diễn biến rất phức tạp, nguy hiểm, xuất hiện ở nhiều nơi, như: bệnh viện, trường học, khu công nghiệp, khu dân cư. Chỉ tính từ ngày 29/4 đến ngày 13/5, đã có 26 tỉnh, thành phố trong cả nước ghi nhận có các ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Đã có hơn 640 ca dương tính, hàng chục nghìn người đang phải cách ly tập trung và nhiều hơn thế số người đang phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội. Một lần nữa đội ngũ những người làm nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch, như: nhân viên y tế, lực lượng vũ trang,… lại phải làm việc cật lực, không quản ngày đêm để phong tỏa, khoanh vùng, truy vết, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, đưa đi cách ly, v.v. Nhiều địa phương đã phải kích hoạt trở lại các biện pháp phòng dịch ở mức độ cao nhất, kèm theo đó, các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… lại bị đình trệ. Có thể thấy rằng, mỗi lần dịch bùng phát là một lần toàn xã hội phải vất vả, lao đao!  

Nguyên nhân đợt dịch bùng phát lần này có cả chủ quan và khách quan. Song một nguyên nhân nổi lên đó là: một bộ phận nhân dân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên đã chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch. Nhìn hình ảnh các bãi biển, chợ đêm, sân bay, tụ điểm vui chơi, giải trí,… trong kỳ nghỉ lễ đông nghịt người, nhiều người đã tự hỏi nếu không may trong đó có một người bị nhiễm bệnh thì không biết hậu quả sẽ ra sao? Lường trước sự việc có thể xảy ra, nhiều địa phương trong đó có Hà Nội đã yêu cầu tất cả các công dân trở về Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ phải khai báo y tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ của địa phương chủ quan, đơn giản; có những công dân không trung thực, trốn tránh khai báo y tế,… dẫn đến để dịch bệnh lây lan cho cộng đồng. Chính vì thế, đã có không ít cán bộ, đảng viên bị xử lý, kiểm điểm, phê bình, thậm chí, có trường hợp bị xem xét khởi tố trách nhiệm hình sự do chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, chung tay của nhân dân, dịch bệnh rồi sẽ dần bị khống chế, đẩy lùi. Song vẫn cần lắm ý thức tự giác chấp hành quy định phòng, chống dịch của mỗi người dân và cả cộng đồng. Mỗi địa phương, cơ sở, gia đình phải trở thành một pháo đài chống dịch. Đặc biệt, cần xử thật nghiêm minh đối với những cá nhân, tổ chức chủ quan, lơ là làm cả xã hội phải vất vả, để làm bài học giáo dục, răn đe đối với những ai chỉ biết đề cao cái tôi, lợi ích cá nhân mà không nghĩ đến cộng đồng, xã hội./.