Tre Việt - Vừa qua, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ
trì phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học với chủ
đề: “Sửa đổi lề lối làm việc - những vấn đề lý luận và thực tiễn” nhân kỷ niệm
70 năm ngày ra đời tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại Hội thảo có ý kiến đề nghị thành lập Viện đạo đức học. Một số kẻ kiếm cớ cho
rằng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước ta “vi phạm đạo đức cần
phải dạy dỗ lại”(!) Đây là ý kiến hồ đồ, “vơ đũa cả nắm”. Phải thừa nhận rằng,
một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống
như Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI, XII) của Đảng đã chỉ ra. Nhưng không phải
tất cả cán bộ, đảng viên như họ nói. Vì thế, đó chẳng phải là sự ăn nói hàm hồ
sao?
Mặt khác, đạo đức là vấn đề đòi hỏi mỗi
người nói chung, mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng phải thường xuyên tu dưỡng,
rèn luyện, nếu không dễ bị sa ngã trước cám dỗ vật chất, tình, tiền. Chẳng thế
mà, trước đây có nhiều người xông pha nơi trận mạc, gan dạ chiến đấu, trước kẻ
thù không bị khuất phục, thế mà lại gục gã trước ả mỹ nhân. Có mỹ nhân kế là vì
thế. Xưa đã thế, ngày nay cũng vậy! Cho nên, tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất
đạo đức, lối sống là vấn đề đòi hỏi mỗi người, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực
hiện thường xuyên, liên tục. Một con người ngày hôm qua tốt, không nhất thiết
ngày hôm sau cũng vẫn tốt nếu họ thiếu tu dưỡng, rèn luyện. Bởi vậy, mọi người
đều phải tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống. Những người có
chức vụ, quyền hạn lại đòi hỏi cấp thiết hơn vì họ là những người dễ bị cám dỗ
vật chất, tình cảm. Điều đó để ngăn ngừa sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Đây
là việc làm cần thiết để Đảng ta trong sạch, vững mạnh chứ không phải như sự ăn
nói hàm hồ của những kẻ thâm thù với Đảng Cộng sản Việt Nam. /.