Mar 12, 2014

Bùi Tín lại nói lấy được

Tre Việt - Trong blog của mình, lại được mõ làng VOA tiếng Việt loan tin ngày 10-3 vừa qua, Bùi Tín có bài viết: Một ngày ở tù cũng là quá nhiều”. Đọc bài viết này thấy rõ sự trải lòng của Bùi Tín, nhưng rất tiếc đó là cách nói lấy được.
Bùi Tín
Trong bài viết, Bùi Tín cho rằng, ở Việt Nam không có tự do ngôn luận. Trước hết, xin lưu ý ông cần hiểu đúng thế nào là tự do ngôn luận. Vì ông là kẻ đào tẩu, bỏ hàng ngũ, bỏ đất nước, bỏ họ hàng chạy sang trời Tây những mong “liếm gót giầy Tây béo mập đầu” từ hơn 20 năm trước, nên đã quên mất văn hóa của người Việt: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Những ai lợi dụng tự do ngôn luận để đại ngôn, ngoa ngôn đều không đúng với văn hóa Việt Nam. Không thể vin cớ tự do ngôn luận để chửi bới nhau vô tội vạ. Không thể vin cớ tự do ngôn luận để có ai đó có chút thành tích thì khen nhau đến giời và ngược lại có chút khuyết điểm lại dùng lời nói dìm họ xuống tận bùn đen. Khen cũng phải đúng mức, chê cũng phải đúng mực. Ấy là văn hóa Việt. Ông có dẫn ra trường hợp Trương Duy Nhất bị Tòa án nhân dân  thành phố Đà Nẵng xét xử phải đi tù 2 năm và Phạm Viết Đào tòa án sắp xét xử và cho rằng, những người này chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình mà phải đi tù thì ông đã hiểu không đúng hay cố tình hiểu không đúng về tự do ngôn luận. Bởi những trường hợp ông nhắc đến, rõ ràng họ đã lợi dụng tự do ngôn luận để nhằm mục đích chính trị, hòng tạo ra “cách mạng màu” ở Việt Nam. Họ đã vượt quá giới hạn của tự do ngôn luận rồi. Không ở đâu có thứ tự do ngôn luận tuyệt đối mà đều có giới hạn được quy định của pháp luật theo luật pháp quốc tế và luật pháp mỗi nước. Với Việt Nam, đó còn là văn hóa nữa như trên đã đề cập.  
Ông có nhắc tới một vài người có “thành tích” trước đây, như: Phạm Viết Đào tham gia quân đội từ năm 16 tuổi, từng dự các trận đánh ở đường 9, Nam Lào, là cựu chiến binh, lại là đảng viên Cộng sản từ khi 22 tuổi, từng là cán bộ thanh tra của Bộ Văn hóa, hiện là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Anh có em ruột là liệt sỹ Phạm Hữu Tạo, hy sinh do bị đạn pháo của bọn bành trướng Trung Quốc tại vùng núi Lão Sơn (Hà Tuyên) tháng 7/1984, nhưng như thế không có nghĩa là Phạm Viết Đào đứng ngoài vòng pháp luật. Ở Việt Nam, pháp luật không có vùng cấm nào cả. Những người hôm qua tốt, không có nghĩa ngày mai anh ta sẽ tốt nếu thiếu tu dưỡng, rèn luyện, như chính Bùi Tín chẳng hạn. Những người trước đây phạm pháp, không có nghĩa mãi mai sau này họ là người phạm pháp, nếu họ nhận ra lỗi lầm và đã sửa chữa, khắc phục. Bởi thế,Việt Nam mới có câu: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Còn nhân thân của anh tốt là yếu tố xem xét trong quá trình xét xử và có thể giảm tội, chứ không phải vô tội.  
Với cách nói lấy được của Bùi Tín, lần nữa càng chứng tỏ Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan Nhà nước và cán bộ viên chức chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép’’ là hoàn toàn đúng./.