Aug 25, 2020

Có mắt như mù!



Tre Việt - Lợi dụng sự kiện ngày 23/8/2020, tại tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước Biên giới và 10 năm triển khai văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, trang Facebook Việt Tân đăng bài: “Việt Nam phản bội đồng minh Hoa Kỳ” của Lê Ánh. Trong bài viết, Lê Ánh cho rằng: “…, buổi lễ kỷ niệm này chẳng qua là làm giảm bớt sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời muốn lôi kéo Việt Nam xa rời Hoa Kỳ”. Đây là hành động xuyên tạc hết sức nham hiểm, nhằm kích động, chia rẽ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Hoa Kỳ, cần bị lên án, vạch mặt, bác bỏ.
Trước hết, cần khẳng định quan điểm, đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là: đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn chủ trương không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, v.v. Do đó, Việt Nam chỉ có hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để cùng phát triển, vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng không có mua thù, chuốc oán với bất cứ nước nào, tổ chức nào.
Trên thực tế, Việt Nam đang hợp tác và là đối tác có trách nhiệm với rất nhiều nước, nhiều tổ chức trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Hoa Kỳ dựa trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, vì hòa bình, lợi ích của mỗi nước và của cả cộng đồng với phương châm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Việt Nam sẽ hợp tác với các nước để thúc đẩy mặt tích cực, mặt tốt, có lợi cho việc xây dựng, phát triển của mỗi nước; đồng thời, kiên quyết, kiên trì đấu tranh với những hành động xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, thịnh vượng của mỗi nước và của cả khu vực.
Vì thế, việc Lê Ánh chỉ thông qua một sự kiện hoàn toàn bình thường trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Trung Quốc để suy diễn, cho rằng Việt Nam “phản bội đồng minh” là sự xuyên tạc trắng trợn, là hành động “Gắp lửa bỏ tay người”. Điều đó chứng tỏ rằng Lê Ánh “có mắt như mù”, không nhìn nhận thực tế rằng: Trung Quốc, Hoa Kỳ đều là đối tác của Việt Nam./.

Đừng làm nóng tình hình



Tre Việt - Ngày 17/8/2020, trong một phóng sự về những người bán hàng rong tại Thành phố Hồ Chí Minh trong dịch Covid-19 được phát trên Đài truyền hình Việt Nam, biên tập viên Anh Quang đã dùng từ “ký sinh trùng” để nói về người bán hàng trên các vỉa hè. Phóng sự đã gây bão mạng trong nhiều ngày qua; đối với các ý kiến phản hồi ôn hòa từ cộng đồng mạng, nhất là các nhà báo đều cho rằng, đây là sự sai sót đáng tiếc, một tai nạn nghề nghiệp xuất phát từ sự biên tập, kiểm duyệt thiếu kỹ càng; việc dùng từ ngữ thiếu chính xác trong phóng sự đã gây hiểu nhầm của thính giả và không chuyển tải được ý định mà tác giả muốn phản ánh. Tiếp thu vấn đề này, ngày 19/8/2020, VTV chính thức xin lỗi về sự sai sót trong quá trình biên tập. Thiết nghĩ thế là rõ ràng và đã đủ, đừng làm nóng tình hình.
Thế nhưng, một số kẻ lại không nghĩ thế. Họ lợi dụng sự sai xót nhỏ để nâng cao quan điểm, nói xấu Đài truyền hình Việt Nam, hệ thống tuyên giáo và cả lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng tổ chức viết nhiều bài đăng trên các trang mạng của VOA, RFA, phát trên các kênh facebook của Việt tân, Vietlive, v.v. Trong đó, so sánh hình ảnh gánh hàng rong ở Hà Nội thì được ủng hộ, xem là nét văn hóa, còn ở Thành phố Hồ Chí Minh thì bị cho là xấu, v.v. Thực tế, Đảng, Nhà nước ta luôn chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; cho phép người dân kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm; khuyến khích nhân dân cần cù lao động, làm ăn chân chính vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Việc bán hàng rong giúp bao gia đình tạo lập cuộc sống ổn định, ấm no, góp phần tạo an sinh xã hội, nên là một nghề được xã hội công nhận, chính quyền các cấp luôn ủng hộ. Những người bán hàng rong cũng cần tôn trọng những quy định về giữ gìn trật tự vẻ hè, lòng đường và sự đẹp đẽ của các tuyến phố để tạo ra văn minh đô thị.
Cuộc sống hiện đại luôn chịu sự tác động sâu sắc của mạng xã hội; chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng đôi khi người dân ít để ý mà hay bị lôi kéo bởi những vấn đề nhỏ nhặt, “lùm xùm” trên mạng. Lợi dụng hoàn cảnh đó để tạo sự kiện, lái dư luận làm nóng tình hình, gây mâu thuẫn giữa chính quyền và nhân dân, khoét sâu khoảng cách vùng miền, phá hoại mối đoàn kết dân tộc,… luôn là âm mưu xuyên suốt, phổ biến của giới “dân chủ” trong và ngoài nước.
Nhân dân ta cơ bản sáng suốt, giàu lòng vị tha sẽ nhanh chóng hiểu và thông cảm vấn đề; nhưng cũng không ít người hiểu nhầm và hành xử thiếu lý trí,  cổ vũ cái sai, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá chính quyền và để lại những hạt sạn trong cuộc sống. Đây là bài học về sự cẩn trọng trong nghề nghiệp cho cán bộ nói chung và những người làm báo nói riêng. Thời gian gần đây vấn đề đạo đức người làm báo luôn được Bộ Thông tin và Truyền thông,  Hội Nhà báo Việt Nam đề cao. Do đó, Nhà báo cần nắm chắc Luật Báo chí 2016 và Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) để thực hiện tốt trong quá trình tác nghiệp, tránh để xảy ra sai sót đáng tiếc!./.

Sao lại không?



Tre Việt - Ngày 24/8/2020 trên facebook Việt Tân có bài: “Luật sư phản đối Tô Lâm vụ thể căn cước gắn chip “xâm phạm quyền công dân” được cho là đăng lại của cái gọi là Báo Người Việt. Bài viết cho rằng, theo dự kiến tháng 11 tới Việt Nam sẽ cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử thay cho “chứng minh nhân dân” và thẻ căn cước công dân có mã vạch. Họ viết tiếp: “Điều oái oăm là đến cuối năm 2020, khi nhà cầm quyền bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip, ở Việt Nam sẽ tồn tại đồng thời bốn mẫu căn cước đều có giá trị sử dụng gồm: “chứng minh nhân dân” chín số, “chứng minh nhân dân” 12 số, căn cước công dân có mã vạch và căn cước công dân gắn chip”. Nói vậy chứng tỏ họ chẳng hiểu gì. Bởi vì, ở lúc giao thao bao giờ mà chẳng tồn tại song hành giữa cũ và mới. Cái cũ chưa bị mất đi hoàn toàn vì nó còn tác dụng nhất định, cái mới ra đời chưa đủ sức cáng đáng hết trọng trách. Quá trình phát triển cái mới dần đủ sức đảm nhiệm vai trò của mình, cái cũ ngày càng lạc hậu, bị đào thải. Điều đó chỉ tồn tại trong thời gian nhất định, chứ không phải mãi mãi. Lúc sáng sớm hay chiều tối cho thấy rõ như thế. Ấy là quy luật của tự nhiên. Về mặt xã hội cũng như vậy. Nói họ chẳng hiểu gì là ở điểm này.
Họ cho rằng, việc gắn chip vào căn cước công dân sẽ gây tốn kém tiền của, thuế của nhân dân (!). Đây là cái nhìn thiển cận. Muốn có hoa thơm trái ngọt thì phải trồng cấy, chăm sóc. Muốn có lợi ích kinh tế, xã hội thì phải đầu tư. Trong thế giới này có cái gì không đầu tư mà lại mang lại kết quả không? Có mỏ dầu đấy, nhưng muốn có được cũng phải đầu tư công cụ và con người để khai thác, chế biến, huống hồ là việc quản lý xã hội, quản lý con người mà lại đòi hỏi không đầu tư là sao?
          Ai cũng biết, như bài viết đã trích dẫn rằng: thẻ căn cước gắn chip “phù hợp với xu hướng công nghệ số đang phát triển, có nhiều ưu điểm như lượng thông tin lưu trữ lớn hơn, mức độ bảo mật cao so với thẻ căn cước có mã vạch, giúp giảm thời gian và chi phí cho những thủ tục hành chính công, thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến của chính phủ điện tử…”. Lợi ích rõ ràng như vậy thì càng phải đầu tư. Sao lại không?
          Chưa hết, họ còn cho rằng, với việc gắn chip vào căn cước công dân “Ông Tô Lâm (Bộ trưởng Công An CSVN) đang muốn xem tất cả công dân như tội phạm?” nào là “xâm phạm quyền công dân, xem người dân như một tên tội phạm suốt đời bị theo dõi”(!). Điều đó cho thấy, việc gắn chip vào căn cước công dân đã làm cho bọn tội phạm lo lắng, “đất diễn” của chúng sẽ bị thu hẹp và không còn. Bởi ông cha ta có câu: “Cây ngay không sợ chết đứng”. Những người nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước thấy việc gắn chip vào căn cước công dân chỉ có tốt hơn mà thôi, chẳng có gì phải lo lắng cả; chỉ những kẻ thường làm việc khuất tất, trái luân thường đạo lý, sai pháp luật mới run sợ mà thôi. Điều đó một lần nữa lại cho thấy, việc gắn chip vào căn cước công dân là cần thiết. Sao lại không?