Mar 21, 2017

Một bản báo cáo lạc lõng của Bộ Ngoại giao Mỹ

Tre Việt - Vừa qua Bộ Ngoại giao Mỹ tung ra cái gọi là “Báo cáo tình hình nhân quyền thường niên năm 2016”. Báo cáo này đã bị đại đa số các nước trên thế giới phản ứng mạnh mẽ, trong đó có Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, v.v. Phần về Việt Nam, với nhiều chứng cứ thiếu khách quan, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra những nhận định mang đầy định kiến, không phản ánh đúng sự thật cũng như đánh giá tình hình nhân quyền Việt Nam. Vì vậy, Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2016 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuy đã ghi nhận một số thành tựu bảo vệ quyền con người của Việt Nam, nhưng vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam”. Đây là một phát biểu hết sức đúng đắn. Vì sao vậy?

Ai cũng biết rằng, nhân quyền là giá trị chung của nhân loại và hiện nay là vấn đề mang tính toàn cầu. Tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy thực hiện nhân quyền là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế hay sự khác biệt về văn hóa, dân tộc, phạm vi lãnh thổ quốc gia. Đối với Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản từ cách mạng dân tộc, dân chủ đến công cuộc đổi mới, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, luôn nhất quán mục tiêu, chính sách tất cả vì con người, vì một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để mọi người dân có được sự thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản; đồng thời, coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Vì vậy, quyền con người, quyền công dân tại Việt Nam được bảo đảm hài hòa thống nhất giữa các quy định pháp luật Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế, đạt được những thành tựu quan trọng và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Liên hợp quốc đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Thời gian qua, Việt nam, có tình hình chính trị ổn định, nhân dân tin tưởng vào chế độ, sự quản lý, điều hành của chính phủ; có tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá, thu nhập bình quân đầu người từ 1.024 USD/năm (2008) đã tăng lên 2.215 USD (2016), gia nhập nhóm các nước thu nhập trung bình từ năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,7% năm 2008 còn dưới 5% vào 2015. Việt Nam tham gia các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người và tuân thủ nghiêm túc các cam kết quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của người dân. Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia 20 Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó có 05 Công ước cơ bản về lao động, việc làm (như: lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử,…); đồng thời, nghiêm túc thực hiện Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) về quyền con người của Liên hợp quốc. Việt Nam đã được tín nhiệm bầu làm thành viên tại nhiều cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc về quyền con người, như: Hội đồng Nhân quyền 2014 - 2016, Hội đồng Kinh tế - Xã hội 2016-2018,… Tại Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam được các quốc gia đánh giá cao về cách tiếp cận, ủng hộ đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người, nhất là những vấn đề liên quan tới quyền kinh tế - xã hội, quyền phát triển. Cùng với đó, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lập hội, hội họp, v.v. Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ Việt Nam có 858 cơ quan báo in, 105 cơ quan báo điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp, 66 đài phát thanh, truyền hình; đồng thời, có 75 kênh truyền hình nước ngoài, 20 cơ quan thông tấn báo chí có cơ quan thường trú tại Việt Nam. Còn về Hội, Việt Nam có khoảng hơn 52.500 hội và hiện dự thảo Luật về Hội đang được các cơ quan chức năng xây dựng, lấy ý kiến nhân dân và sẽ trình Quốc hội thông qua trong thời gian thích hợp. Việt Nam còn đạt nhiều thành tựu trong việc đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, như: phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, v.v. Những con số này phản ánh việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi là: trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển.

Như vậy, nói bản báo cáo nêu trên của Bộ Ngoại giao Mỹ là mang đầy định kiến, lạc lõng là chính xác. Nó không phản ánh tiếng nói trung thực của cộng đồng quốc tế và những thành tựu đảm bảo quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam./.

Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chọn của lịch sử và nhân dân Việt Nam

Tre Việt - Đồng quan điểm với Tre Việt trong bài viết “Thật đáng tiếc”, Bạn đọc Kinh Bắc gửi đến Tre Việt bài viết sau, xin giới thiệu với bạn đọc và cảm ơn bạn Kinh Bắc.

Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chọn của lịch sử và nhân dân Việt Nam

Kinh Bắc

Thời gian qua, Mai Thanh Truyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tại Mỹ và một số đối tượng định cư ở nước ngoài nhân danh “người yêu nước” và “có trách nhiệm với Tổ quốc” đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời cho rằng: “phải thay thế Đảng Cộng sản Việt Nam bằng một đảng khác”.
Trở lại lịch sử cách đây gần 90 năm, cách mạng nước ta trong tình thế “vô cùng tăm tối như không có đường ra”, các phong trào yêu nước rất sôi nổi, nhiệt huyết và quyết tâm đánh đổ thực dân Pháp giành lại nền độc lập dân tộc, nhưng đều đi đến thất bại và bị dìm trong bể máu. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất đó là cách mạng nước ta thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn, thiếu một “tổ chức đảng cách mệnh chân chính” để lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (03-02-1930), dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã vạch ra con đường cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”; “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, với lực lượng là khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh công - nông - trí làm nòng cốt. Với hệ tư tưởng khoa học, cách mạng, đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, nên ngay sau khi đứng lên vũ đài chính lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân khắp cả nước tập hợp lực lượng, liên tục đấu tranh chống đế quốc, thực dân và bọn phong kiến tay sai. Khi mới 15 tuổi, với 5.000 đảng viên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945, giải phóng dân tộc thoát khỏi gông xiềng nô lệ, đưa đất nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến thành một nước độc lập, người dân Việt Nam từ một người nô lệ lên địa vị của một người tự do, người làm chủ. Tiếp đó, Đảng lãnh đạo dân tộc ta đánh thắng hai đế quốc xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối và đánh thắng các cuộc chiến tranh trọng sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn năm 30 thực hiện công cuộc đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Theo thống kê, năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD. Hiện nay, cả nước có khoảng 8,8 triệu người có công được hưởng chế độ ưu đãi (10% dân số); khoảng 14 triệu người được hưởng trợ cấp thường xuyên; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%, vùng đặc biệt khó khăn chỉ còn dưới 30%. Việc phổ cập giáo dục tiểu học được hoàn thành vào năm 2010 (99% trẻ em trong độ tuổi học sinh bậc tiểu học được đến trường). Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, hệ thống cơ sở y tế được hình thành rộng khắp trong cả nước; số bác sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho toàn dân. Tuổi thọ trung bình tăng, đạt 73,5 tuổi năm 2015, v.v.
Và thực tế lịch sử cũng cho thấy, đã có thời kỳ ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam ra, ở nước ta còn có Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Cả hai đảng này đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, cả hai đảng này đã tuyên bố tự giải tán khi không còn vai trò trong đời sống chính trị xã hội và chỉ còn Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, thực tiễn đã minh chứng một cách thuyết phục rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chọn duy nhất của lịch sử và của nhân dân Việt Nam. Luận điệu của Mai Thanh Truyết và động bọn là hoàn toàn vô căn cứ, mang dụng ý xấu, sẽ không có một ai là người Việt Nam yêu nước chấp nhận, nghe theo./.

Mù màu!

Tre Việt - Vì mù màu, không nhìn thấy sự phát triển phù hợp với tiến bộ xã hội trên mọi lĩnh vực ở Việt Nam, nên ngày 21- 02-2017, Đặng Xuân Diệu có bài thuyết trình tại Hội nghị quốc tế thường niên lần thứ 9 của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc về vấn đề nhân quyền và dân chủ, tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ). Trong đó, kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp làm “thay đổi chế độ chính trị” tại Việt Nam. Có lẽ, do cuộc sống của Đặng Xuân Diệu luôn chìm trong bóng tối, không phân biệt được mầu sắc, không biết đâu là ánh sáng, đâu là bóng tối nên đã “nhai lại” giọng điệu mà các thế lực thù địch, phản động đã dùng để chống phá cách mạng Việt Nam, với mong muốn được góp tiếng nói của một “anh hùng rơm” vào sự nghiệp vong ơn, bội nghĩa với quê hương, đất nước.

Thực tế là mỗi công dân thậm chí là trẻ em Việt Nam hôm nay dù không sinh ra, lớn lên, không chứng kiến cuộc sống của nhân dân những năm 1944,1945, nhưng mỗi khi đọc lịch sử dân tộc, trong họ luôn trào dâng lòng căm phẫn tột cùng đối với chế độ thực dân, phong kiến hồi ấy. Các thế lực phong kiến, thực dân đã áp dụng chính sách sưu cao, thuế nặng; tiến hành tra tấn, đánh đập,... buộc người dân phải nộp đủ (không miễn giảm bất cức trường hợp nào), khiến người dân phải bán tài sản hoặc lương thực để nộp thuế. Thực dân Pháp đã dùng biện pháp quân sự hóa kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu chiến tranh. Sau khi hất cẳng Pháp, phát xít Nhật bắt nông dân Việt Nam: nhổ lúa trồng đay, buộc người dân bán lúa gạo với giá rẻ mạt để chuyển về Nhật, v.v. Đó là những nguyên nhân gây ra nạn đói khủng khiếp, cướp đi trên 2 triệu sinh mạng người dân ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ (chiếm một phần mười dân số Việt Nam lúc đó).
Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà nhân dân Việt Nam làm nên cách mạng Tháng Tám năm1945, giành độc lập dân tộc, thoát khỏi cảnh lầm than, nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, chế độ chính trị ở Việt Nam luôn phấn đấu đáp ứng nguyện vọng, lợi ích và đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình trên thế giới từ năm 2010 (GDP bình quân đầu người: năm 2010 đạt 1.168 USD/người; năm 2015 đạt 2.200 USD/người năm 2016 đạt 2.215 USD/người). Hiện nay, trong khi thế giới vẫn còn khoảng 1,4 tỷ người trong tình trạng nghèo cùng cực, 900 triệu người chịu đói triền miên, thì Việt Nam đã đưa tỷ lệ nghèo giảm từ 60% (trước năm 1986), xuống còn 9,5% (năm 2011), năm 2013 còn 7,5% và năm 2015 còn dưới 5%. Tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi học sinh bậc tiểu học được đến trường đạt 99% . Hệ thống dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao chất lượng, tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi vào năm 2015. Việc thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ đạt kết quả cao (tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đứng thứ 53/188 nước trên thế giới). Tình hình chính trị luôn ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững,..  Việt Nam đã và đang là môi trường đầu tư lý tưởng của nhiều tập đoàn kinh tế lớn và là điểm đến của nhiều khách du lịch trên thế giới, v.v.

Những thành tựu đạt được của Việt Nam đã được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế nhìn thấy, đánh giá cao. Vậy mà Đặng Xuân Diệu không nhìn thấy, lại đòi thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam, đúng là mù màu khó chữa!